Shell kháng cáo phán quyết của tòa án về vấn đề phát thải

14:09 | 03/04/2024

|
(PetroTimes) - Hôm thứ Ba 2/4, Shell đã trình bày với tòa án Hà Lan rằng phán quyết năm 2021 bắt họ phải cắt giảm mạnh lượng khí thải nhà kính là thiếu cơ sở pháp lý và có nguy cơ cản trở cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (25/3-31/3)Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (25/3-31/3)
Các nhà khai thác khí đốt của Mỹ sẵn sàng bùng nổ khi giá tăng trở lạiCác nhà khai thác khí đốt của Mỹ sẵn sàng bùng nổ khi giá tăng trở lại
Shell kháng cáo phán quyết của tòa án về vấn đề phát thải

Trong một phán quyết mang tính bước ngoặt gây sốc cho ngành năng lượng, vào năm 2021 một tòa án cấp dưới của Hà Lan đã ra lệnh cho Shell giảm 45% lượng khí thải carbon làm nóng hành tinh vào năm 2030 so với mức của năm 2019.

Phán quyết này không chỉ liên quan đến lượng khí thải của chính Shell, mà còn liên quan đến lượng khí thải do người mua và người sử dụng sản phẩm của Shell trên toàn cầu gây ra.

Shell cho biết việc thực thi phán quyết sẽ buộc hãng phải thu hẹp hoạt động kinh doanh, và chỉ khiến khách hàng chuyển sang các nhà cung cấp nhiên liệu khác.

“Phán quyết này không có cơ sở pháp lý”, luật sư Daan Lunsingh Scheurleer của Shell nói trước tòa án ở The Hague vào ngày đầu tiên xét xử đơn kháng cáo của Shell chống lại lệnh này.

Các luật sư của Shell cho biết việc đặt ra các chính sách và mục tiêu về khí hậu là tùy thuộc vào các Chính phủ, vì các tòa án không có thẩm quyền làm việc đó.

Tuy nhiên Friends of the Earth Dutch, cơ quan xét xử vụ việc, cho biết Shell ảnh hưởng đến các chính sách của Chính phủ trên toàn thế giới thông qua quy mô và sự hiện diện toàn cầu của họ, và là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy nhu cầu dầu khí.

Luật sư Roger Cox cho biết: “Nhu cầu về dầu khí không tự nhiên mà có. Nhu cầu đang được Shell và các công ty cùng ngành duy trì nhờ nguồn cung dồi dào.”

Ông Cox cho biết không có Chính phủ nào phản đối phán quyết năm 2021, và cũng không ai cho rằng các mục tiêu về khí hậu mà các công ty năng lượng tự đặt ra là mối đe dọa đối với nguồn cung năng lượng của thế giới.

Tuy nhiên, ông Lunsingh Scheurleer cho biết cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine đã cho thấy tầm quan trọng của nhiên liệu hóa thạch, khi các Chính phủ nỗ lực tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng và chi hàng tỷ USD để bù đắp cho các hộ gia đình do giá năng lượng tăng cao.

Ông nói: “Dầu và khí đốt sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cả an ninh nguồn cung và khả năng chi trả cho năng lượng trong quá trình chuyển đổi năng lượng”.

Các luật sư của Shell nhấn mạnh công ty đã đầu tư vào việc phát triển nhiên liệu không hóa thạch cũng như hỗ trợ cho Thỏa thuận Khí hậu Paris, và cho biết mục tiêu giảm lượng khí thải của công ty còn làm được nhiều hơn lệnh của tòa án.

Tuy nhiên, ông Lunsingh Scheurleer cho biết, lệnh chung nhằm giảm 45% tổng lượng khí thải từ các sản phẩm của Shell đã đi quá xa và nếu thực hiện rộng rãi lệnh này hơn sẽ làm tê liệt nền kinh tế Hà Lan.

Hồi đầu tháng này, Shell giảm dần mục tiêu giảm lượng carbon vào năm 2030, và loại bỏ mục tiêu này vào năm 2035, với lý do kỳ vọng về nhu cầu khí đốt mạnh mẽ và sự không chắc chắn trong quá trình chuyển đổi năng lượng, ngay cả khi họ khẳng định kế hoạch cắt giảm lượng khí thải xuống mức 0 vào năm 2050.

Tòa án Friends of the Earth Dutch đã lên kế hoạch xét xử bốn ngày cho vụ kháng cáo trong tháng này. Phán quyết dự kiến ​​được đưa ra vào nửa cuối năm nay.

Nói chung, dự kiến ​​sẽ có một kháng cáo tiếp theo lên Tòa án Tối cao của đất nước bất kể kết quả của kháng cáo này như thế nào.

Yến Anh

Reuters