PV GAS CA MAU - Vững bước cùng dòng khí PM3

tăng
a a
giảm
In bài viết
(PetroTimes) - Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) - đơn vị đại diện của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tại Miền Tây vừa chính thức ghi dấu mốc lịch sử: tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm, đánh dấu hành trình gần 20 năm vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả của hệ thống công trình khí PM3 - Cà Mau.

Hành trình của bản lĩnh và trí tuệ

Hệ thống khí PM3 - Cà Mau không chỉ là công trình khí đầu tiên do đội ngũ kỹ thuật Việt Nam trực tiếp thiết kế, thi công và vận hành, mà còn mang trong mình sứ mệnh lớn lao: tham gia giữ vững an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Miền Tây Nam Bộ.

Tập thể PV GAS CA MAU không ngừng nỗ lực đảm bảo vận hành xuyên suốt hệ thống, góp phần ổn định sản xuất điện và phân bón – những yếu tố then chốt bảo vệ an ninh năng lượng và an ninh lương thực của đất nước.
Tập thể PV GAS CA MAU không ngừng nỗ lực đảm bảo vận hành xuyên suốt hệ thống, góp phần ổn định sản xuất điện và phân bón – những yếu tố then chốt bảo vệ an ninh năng lượng và an ninh lương thực của đất nước.

Với tổng chiều dài 325 km gồm cả đường ống trên biển và trên bờ, 2 trạm khí và 1 trung tâm phân phối khí, hệ thống khí PM3-Cà Mau được thiết kế với công suất vận chuyển 2 tỷ Sm³/năm, dẫn khí từ mỏ PM3-CAA thuộc vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia tiếp bờ tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Sau đó, dòng khí đưa vào đường ống bờ, đi xuyên qua rừng quốc gia U Minh Hạ đến cụm công nghiệp Khí – Điện – Đạm Cà Mau để cung cấp nguồn nguyên liệu thiết yếu cho các công trình trọng điểm, gồm có: Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2 (công suất 1.500 MW), Nhà máy đạm Cà Mau (800.000 tấn urê/năm) và Nhà máy xử lý Khí Cà Mau (năng lực đạt khoảng 200.000 tấn LPG và 11.200 tấn condensate/năm).

Ngày 13/4/2025, PV GAS CA MAU chính thức cán mốc lịch sử tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm.

Từ dòng khí đầu tiên ngày 29/4/2007, PV GAS CA MAU lần lượt hoàn thiện chuỗi giá trị: cấp khí phát điện (5/2007), sản xuất phân đạm (9/2011) và đưa vào vận hành Nhà máy xử lý khí (12/2017), khẳng định vai trò trung tâm trong hệ sinh thái năng lượng khu vực.

30 tỷ Sm³ - kết tinh của đoàn kết, vượt khó và tinh thần đổi mới

Vượt qua dấu mốc 20 tỷ Sm³ vào tháng 6/2019, tập thể PV GAS CA MAU đã phải đối diện với giai đoạn đầy thử thách (2020–2022) do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu. Trong bối cảnh khó khăn chưa từng có, đặc biệt là đại dịch Covid – 19, tập thể người lao động PV GAS CA MAU đã không lùi bước, đảm bảo vận hành xuyên suốt hệ thống, góp phần ổn định sản xuất điện và phân bón – những yếu tố then chốt bảo vệ an ninh năng lượng và an ninh lương thực của khu vực và Quốc gia. Song song đó, hàng loạt sáng kiến cải tiến kỹ thuật được triển khai, góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao độ tin cậy và hiệu quả hệ thống - tiếp tục khẳng định PV GAS CA MAU là đại diện điển hình của PV GAS tại khu vực Miền Tây.

Hệ thống khí PM3 – Cà Mau xứng đáng là điểm sáng công nghiệp năng lượng Miền Tây
Hệ thống khí PM3 – Cà Mau xứng đáng là điểm sáng công nghiệp năng lượng Miền Tây

Vững vàng sau những thử thách lớn, giai đoạn 2023–2025 ghi dấu sự phát triển toàn diện của PV GAS CA MAU, không chỉ ở hiệu quả vận hành hay sự khởi sắc của sản lượng khí tiếp nhận tăng trưởng qua từng năm, mà còn ở việc xây dựng và lan tỏa mạnh mẽ những giá trị văn hóa doanh nghiệp đặc trưng. Định hướng “Con người làm trung tâm – Văn hóa làm nền tảng” đã trở thành chất keo gắn kết tập thể, giúp PV GAS CA MAU không chỉ vững vàng trước thử thách mà còn tỏa sáng bằng chính nội lực của mình.

30 tỷ Sm³ không chỉ là con số, mà là biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng của tập thể người lao động PV GAS CA MAU. Với nền tảng đã được tôi luyện qua năm tháng, cùng định hướng chiến lược từ Tổng công ty và Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), PV GAS CA MAU tiếp tục khẳng định vai trò trong “hành trình năng lượng xanh”, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

P.V

Cùng chuyên mục

Kỳ 1: Huyền thoại về “dòng sông năng lượng” chảy dọc Trường Sơn

(PetroTimes) - Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, đất nước hoàn toàn thống nhất. Chiến dịch này là điển hình cho loại hình chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. Theo các chuyên gia quân sự, để loại hình chiến dịch này thành công, cần sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ từ các quân binh chủng, từ công tác tình báo, thông tin, đến hậu cần... Để đảm bảo cung cấp nhiên liệu quốc phòng đầy đủ cho các quân binh chủng trong chiến dịch lịch sử này, ngành hậu cần và cụ thể là bộ đội xăng dầu đã có sự chuẩn bị từ nhiều năm trước. Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), PetroTimes xin giới thiệu các bài viết về những chiến công lặng thầm nhưng rất quan trọng của bộ đội xăng dầu và hành trình góp phần tiếp nối của Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) trong công cuộc đảm bảo an ninh quốc phòng.

BSR: Hành trình đạt mốc 50 triệu giờ công an toàn

(PetroTimes) - Ngày 27/2, đồng hồ giờ công của Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã đạt mốc 50.000.000 giờ công an toàn, không có tai nạn lao động mất ngày công.

Chuyện "bắt mạch, siêu âm" lòng đất tìm dầu

(PetroTimes) - Lòng đất sâu thẳm nơi đất liền hay giữa biển khơi mênh mông với những con sóng vút cao… là nơi các cán bộ, kỹ sư thuộc Ban Tìm kiếm, Thăm dò Dầu khí của Petrovietnam ngày đêm dấn thân khám phá những bí mật của thiên nhiên. Họ chính là những “bác sĩ” lặng lẽ “bắt mạch, siêu âm” lòng đất tìm dầu, góp phần khai phá những nguồn tài nguyên quý giá cho đất nước.

Bài 4: Chuyện chưa biết về những cụm công trình khoa học đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh của ngành Dầu khí Việt Nam

(PetroTimes) - Thực tế, đồ sộ, giá trị cao, nhiều người tham gia, thời gian nghiên cứu dài và vẫn còn được triển khai, tiếp nối cho đến nay... là những điều thú vị về các công trình khoa học đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Bài 3: Sự ra đời của bản báo cáo triển vọng dầu khí đầu tiên tại Việt Nam

(PetroTimes) - Bản báo cáo “Triển vọng Dầu khí ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” là công trình có quy mô lớn đầu tiên của nước ta về nghiên cứu địa chất và đánh giá triển vọng dầu khí trên một vùng lãnh thổ rộng lớn. Bản báo cáo này là cơ sở quan trọng ban đầu định hướng một cách khoa học cho công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí về sau. Vậy, sự ra đời của bản báo cáo có tính chất quan trọng này thế nào?