Làn sóng đại dịch Covid-19 lần thứ hai có thể phá hủy quá trình phục hồi nhu cầu nhiên liệu
![]() |
![]() |
![]() |
Trưởng bộ phận nghiên cứu của tập đoàn thương mại dầu khí Vitol Giovanni Serio cho biết, làn sóng đại dịch Covid-19 lần hai tác động mạnh đến nhu cầu tiêu thụ, sẽ là cú sốc lớn nhất mà toàn thị trường dầu mỏ cần phải chuẩn bị đối phó trong vòng 1-2 năm tới.
Nhiều giám đốc điều hành kỳ vọng nhu cầu dầu diesel và xăng sẽ phục hồi về mức trước khủng hoảng vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, sự bùng phát lây nhiễm vẫn là ẩn số chính trong các dự báo và là nguy cơ tiềm ẩn đối với thị trường trong trường hợp nhiều quốc gia, khu vực tái áp dụng các hạn chế đi lại, tự cách ly. Giới chuyên gia dầu khí tiếp tục bi quan về sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu máy bay và dự báo thế giới có thể mất tới 3 năm để nhu cầu nhiên liệu máy bay phục hồi về mức trước khủng hoảng.
Theo các nhà điều hành công ty dầu khí, các nhà máy lọc dầu nên điều chỉnh lại cơ cấu sản lượng sản phẩm dầu mỏ theo kế hoạch, nhất là sản lượng nhiên liệu máy bay. Ngoài ra, toàn ngành công nghiệp dầu khí toàn cầu nên chuẩn bị thêm không gian lưu trữ dầu thô, nhiên liệu xăng dầu dư thừa nếu nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tiếp tục phục hồi bấp bênh trong thời gian đại dịch.
Công ty thương mại dầu khí Trafigura dự báo, tình trạng dư cung nhiều trên thị trường sẽ kéo dài đến cuối năm 2020 với lượng hàng tồn tiếp tục tăng. Thị trường sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ hơn, trước khi trở nên tốt hơn. Tình trạng dư cung trên thị trường hiện nay khiến việc thuê tàu chở dầu để lưu trữ dầu thô trên biển trở nên có lãi hơn.
Nhận định
Theo nhận định của các chuyên gia, tình trạng dư thừa nguồn cung dầu thô và nhiên liệu xăng dầu sẽ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh làn sóng đại dịch Covid-19 lần hai đang bùng phát mạnh tại một số thị trường tiêu thụ lớn. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu máy bay tiếp tục “đóng băng” khi phần lớn hoạt động vận tải hành khách quốc tế bằng đường hàng không tiếp tục bị đình trệ. Việc một số quốc gia EU, khu vực Bắc Mỹ, Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới tăng mạnh trong những tuần gần đây đang làm chậm hoặc gián đoạn quá trình phục hồi tiêu thụ xăng và dầu diesel. Do đó, các tập đoàn, công ty dầu khí toàn cầu cần chủ động ứng phó với tình trạng dư thừa nguồn cung bằng việc thực hiện các giải pháp chống khủng hoảng, điều chỉnh chiến lược hoạt động trong ngắn hạn. Đồng thời, cần chuẩn bị cơ sở hạ tầng lưu trữ nhiên liệu (cả ở trên đất liền và trên biển) để hỗ trợ hoạt động tinh chế dầu thô và đón các cơ hội khi giá nhiên liệu có thể tăng mạnh trong năm 2021.
Phạm TT
-
Thành tích kinh tế Việt Nam giữa đại dịch ngập tràn báo chí quốc tế
-
“Kẻ thức thời” trong đại dịch
-
Thế giới sẽ đón năm mới 2021 khác lạ giữa "sóng thần" Covid-19
-
Vaccine ngừa Covid-19: Những dấu hỏi cho các nước nghèo
-
Thế giới hậu Covid-19 sẽ ra sao?
-
Khí hậu có thể phải trả giá khi các nhà máy điện hạt nhân của châu Âu “già” đi
- Dự án đường ống Keystone XL: Xung đột đầu tiên giữa Canada với chính phủ Biden
- "Người chỉ định sống sót" trong lễ nhậm chức của các tổng thống Mỹ
- Ông Biden vạch lộ trình nhập tịch cho 11 triệu người nhập cư trái phép
- Nhiều nước phát hiện ra biến thể của SARS-CoV-2
- Cận cảnh buổi diễn tập cho lễ nhậm chức của ông Biden
- Tiêu thụ năng lượng của Nga có thể tăng nhẹ trong năm 2021
- Lầu Năm Góc "tung" lực lượng đặc biệt bảo vệ lễ nhậm chức của ông Biden
- Ông Trump vừa nới cấm nhập cảnh với châu Âu, ông Biden tuyên bố đảo ngược
- Nord Stream 2: Tàu đặt ống của Nga bị Mỹ “khóa mục tiêu”
- LHQ: Đi lại đường hàng không giảm 60% trong năm 2020
- Mỹ trừng phạt tàu đặt đường ống Nord Stream 2 của Nga