Giếng khoan 61 - Mốc son trong hành trình tự hào của ngành Dầu khí

Kỳ 3: Những người tiên phong

tăng
a a
giảm
In bài viết
(PetroTimes) - Trong những bước đi đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam, những người tiên phong ở Đoàn 36 và sau này là Công ty Dầu khí I có vai trò vô cùng quan trọng. Với quyết tâm sắt đá, khát khao phụng sự Tổ quốc, họ đã đi trước mở đường và xây dựng những nền tảng đầu tiên để ngành Dầu khí hình thành và phát triển vững mạnh cùng đất nước.

Những người đầu tiên làm địa chất Dầu khí

Những người làm công tác thăm dò dầu khí đầu tiên tại Việt Nam chủ yếu là từ ngành địa chất khoáng sản rắn chuyển sang và một phần được đào tạo về dầu khí tại các nước Đông Âu. Vượt qua tất cả mọi khó khăn, họ đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của lĩnh vực dầu khí. Khi Đoàn Dầu lửa 36 được thành lập năm 1961, vẫn thuộc Tổng cục Địa chất, phần lớn những người làm địa chất dầu khí khi ấy được chuyển từ ngành địa chất khoáng sản rắn sang. Họ từng lăn lộn với các vùng mỏ miền Bắc. Từ các mỏ than ở Quảng Ninh, đến mỏ sắt Thái Nguyên, mỏ thiếc Cao Bằng, mỏ apatit Lào Cai... đều có dấu chân họ vác khoan, vác thiết bị đến đo đạc.

Khi chuyển công tác sang Đoàn Dầu lửa 36, họ chuyển địa bàn hoạt động về vùng Đồng bằng sông Hồng. Vì yêu cầu chuyên môn, họ cũng chuyển sang thực hiện những giếng khoan sâu hơn, quy mô hơn để hiểu biết rõ hơn về lòng đất. Cộng thêm lực lượng được cử đi đào tạo tại các nước Đông Âu về, đó là những người đầu tiên của Việt Nam làm dầu khí.

Thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, Đồng bằng sông Hồng là khu vực hoạt động dầu khí nhộn nhịp. Nhiều khoan trường được hình thành ở các cánh đồng thuộc các tỉnh như Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định. Thời điểm ấy, cư dân địa phương vẫn chưa biết dầu khí là gì, chỉ thấy từng đoàn người vận chuyển thiết bị, khoan xuống đất sâu hàng nghìn mét, họ vẫn gọi chung chung là “những người làm nghề địa chất”. Thời điểm ấy, họ cũng chưa hiểu những con người đó quan trọng như thế nào trong công cuộc đi tìm “vàng đen” cho đất nước. Và họ cũng không biết, để trở thành những người thợ lành nghề như vậy, người làm địa chất dầu khí đã phải rèn luyện và vượt qua nhiều gian khổ như thế nào.

Kỳ 3: Những người tiên phong
Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng các lãnh đạo, cán bộ Liên đoàn 36 tại Giếng khoan 61 năm 1976.

Không chỉ khó khăn về mặt chuyên môn trong những ngày đầu “đi tìm lửa”, những người làm địa chất dầu khí thời điểm đó còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống, sinh hoạt, công tác. Dẫu biết rằng ở thời điểm ấy, cái khó là cái khó chung, ai cũng phải chịu đựng, nhưng ngành địa chất có những cái khó, cái khổ đặc thù riêng.

Ông Nguyễn Công Mợi (sinh năm 1937) từng là địa chất trưởng của rất nhiều giếng khoan dầu khí. Ông là một trong những người tiêu biểu làm địa chất dầu khí thời điểm đó. Trong suốt những năm tháng lang bạt khắp các vùng khoan, rồi khi không khoan nữa, về làm công tác chuyên môn tại công ty, ông hầu như dành hết thời gian cho công việc. Nghe ông kể về cuộc sống những năm tháng đó, mới thấy hết sự khổ cực của những người làm địa chất dầu khí khi ấy.

Ông Mợi đọc thơ cho chúng tôi nghe: “Em chẳng lấy chồng địa chất đâu/ Lấy chồng địa chất chóng mọc râu/ Trèo đèo lội suối ho ra máu/ Để lại cho em vạn nỗi sầu”. Đó là những câu thơ mà các cô gái thường dùng để trêu chọc những người làm địa chất dầu khí ở Đồng bằng sông Hồng. Ông bảo, đúng là ho ra máu thật khi môi trường làm việc nặng nhọc, kỹ thuật chưa vững, thường gặp sự cố và cách giải quyết sự cố thường dựa trên kinh nghiệm, nên nhiều lúc rất khó khăn. Ông Mợi kể: “Làm việc nặng nhọc, lương thực được cung cấp theo chế độ cho mỗi người là 18kg mỗi tháng, kể cả độn khoai, độn bo bo, về sau được tăng lên 21kg và 2,5kg thịt mỗi tháng. Nhưng thế cũng là tốt hơn nhiều so với người khác rồi”.

Người đầu tiên hoạch định chiến lược phát triển ngành Dầu khí

Đoàn 36 và Công ty Dầu khí I là nơi đào tạo, rèn luyện rất nhiều lãnh đạo chủ chốt của ngành Dầu khí sau này. Có thể kể đến những cái tên như Trương Thiên, Trần Ngọc Cảnh, Nguyễn Ngọc Cư, Đỗ Văn Đạo, Phùng Đình Thực, Nguyễn Văn Minh... Trong đó, ông Trương Thiên sau này đã trở thành Tổng Giám đốc đầu tiên của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.

Kỳ 3: Những người tiên phong
Thử vỉa và dòng khí phun tại giếng khoan 61 (Tiền Hải, Thái Bình).

Ông Trương Thiên quê ở Bình Định. Năm 1954, khi 20 tuổi, ông lên tàu tập kết ra Bắc. Trong những người làm dầu khí đầu tiên ở Việt Nam có nhiều người là kỹ sư, chuyên viên địa chất khoáng sản rắn chuyển qua. Ông Trương Thiên cũng là một trong số đó. Sau khi làm công tác giảng dạy, đến năm 1963, ông được đi cử đi học tại Liên Xô. Tại đây, ông học Khoa Khoan khai thác dầu khí ở Trường Dầu mỏ khí đốt Mátxcơva. Đến năm 1968, ông tốt nghiệp loại xuất sắc và trở thành một trong số ít người đặt nền móng cho ngành khoan Dầu khí Việt Nam. Về nước năm 1972, ông công tác trong ngành Dầu khí tại miền Bắc được 3 năm. Đến tháng 8/1975, ông cùng với các ông Nguyễn Văn Biên, Lê Văn Cự được điều động vào miền Nam chuẩn bị thành lập Tổng cục Dầu khí và Công ty Dầu khí miền Nam.

Công tác tại đây được 3 năm, đến năm 1978, Liên đoàn Địa chất 36 đổi thành Công ty Dầu khí I, ông Trương Thiên được điều động ra làm Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật. Đến năm 1988, ông Trương Thiên được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí Việt Nam. Sau này, ông tiếp tục giữ các chức vụ quan trọng trong ngành Dầu khí, nổi bật là Tổng Giám đốc đầu tiên của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, trợ lý của Thủ tướng Chính phủ về dầu khí.

Kỳ 3: Những người tiên phong
Tiến sĩ Trương Thiên - Tổng Giám đốc đầu tiên của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam

Thời điểm 1988, khi ông Trương Thiên được bổ nhiệm chức Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí Việt Nam là giai đoạn đầu của đổi mới kinh tế đất nước, nhu cầu về ngoại tệ để phát triển kinh tế - xã hội rất lớn, đòi hỏi ngành Dầu khí Việt Nam phải phát triển nhanh, mạnh nhưng phải thật vững chắc. Chỉ cần một sơ sẩy nhỏ sẽ không chỉ ảnh hưởng đến ngành Dầu khí mà còn ảnh hưởng lớn đến cả nền kinh tế còn rất mong manh khi ấy.

Trước đòi hỏi đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí Trương Thiên tuy mới nhậm chức đã phải bắt tay ngay vào việc hoạch định một chiến lược phát triển lâu dài, bền vững cho ngành Dầu khí. Từ tháng 4/1988 đến tháng 6/1988, ông đã cùng các cộng sự xây dựng Chiến lược dầu khí 2000-2010 và trình bày trước Bộ Chính trị.

Đến ngày 7/7/1988, Bộ Chính trị có Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng phát triển ngành Dầu khí do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ký. Đây là cơ sở, là nền tảng cho những bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc sau này của ngành Dầu khí.

Nhớ về mốc son của ngành Dầu khíNhớ về mốc son của ngành Dầu khí
Tuổi trẻ Dầu khí về thăm Tuổi trẻ Dầu khí về thăm "Giếng tổ"
Kỳ 1: Giếng Tổ - Nơi khơi dậy niềm tin, khát vọng trên Kỳ 1: Giếng Tổ - Nơi khơi dậy niềm tin, khát vọng trên "hành trình tìm lửa"
Kỳ 2: Những ngày đầu tiên của hành trình trường chinh đi tìm lửa trong lòng đấtKỳ 2: Những ngày đầu tiên của hành trình trường chinh đi tìm lửa trong lòng đất

Thanh Hiếu

Cùng chuyên mục

[VIDEO] 44 năm dòng khí công nghiệp đầu tiên được khai thác tại Giếng khoan 61 (GK-61) mỏ Tiền Hải C

Kỳ 4: Bản lề thay đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình

(PetroTimes) - Dòng khí được khai thác từ GK 61 đã giúp Thái Bình từ một tỉnh thuần nông hình thành được Khu công nghiệp Đông Cơ - Tiền Hải. Trong suốt một thời gian dài, đây là khu công nghiệp động lực của tỉnh Thái Bình. Sự xuất hiện của ngành công nghiệp sản xuất đã thúc đẩy hạ tầng và dịch vụ thương mại của tỉnh phát triển. Có thể nói, dòng khí từ GK 61 chính là bản lề thay đổi cơ cấu kinh tế, mở ra cánh cửa công nghiệp hoá đối với tỉnh Thái Bình.
[VIDEO] 44 năm dòng khí công nghiệp đầu tiên được khai thác tại Giếng khoan 61 (GK-61) mỏ Tiền Hải C

Kỳ 2: Những ngày đầu tiên của hành trình trường chinh đi tìm lửa trong lòng đất

(PetroTimes) - Trong hồi ức của "những người đi tìm lửa” những ngày đầu tiên, anh em Đoàn 36 mặc kệ lửa bom của máy bay Mỹ dội xuống đầu, vẫn chân trần vác ống chống, thi công trên các khoan trường ở khắp miền Bắc để thăm dò địa chất, mở đầu cho công cuộc trường chinh đi tìm lửa.
[VIDEO] 44 năm dòng khí công nghiệp đầu tiên được khai thác tại Giếng khoan 61 (GK-61) mỏ Tiền Hải C

Kỳ 1: Giếng Tổ - Nơi khơi dậy niềm tin, khát vọng trên "hành trình tìm lửa"

(PetroTimes) - Giếng khoan 61 (GK-61) là một nơi thiêng liêng trong tâm tưởng của người Dầu khí. Bởi lẽ, đây là nơi đầu tiên phát hiện khí, một mốc son trong hành trình tự hào của ngành Dầu khí Việt Nam. 50 năm từ cột mốc đó, ngành Dầu khí từng bước phát triển, đóng góp sức lực vào khát vọng hùng cường của dân tộc. Nhân kỷ niệm 50 năm kể từ khi tìm thấy dòng khí đầu tiên tại GK-61 (18/3/1975 - 18/3/2025), PetroTimes xin giới thiệu đến bạn đọc loạt bài “Giếng khoan 61 - Mốc son trong hành trình tự hào của ngành Dầu khí”.
[VIDEO] 44 năm dòng khí công nghiệp đầu tiên được khai thác tại Giếng khoan 61 (GK-61) mỏ Tiền Hải C

“Chiến thắng đầu tiên” trong cuộc trường chinh “đi tìm lửa”

(PetroTimes) - Trên nền trời xám xịt ở xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình hiện lên sừng sững một tháp khoan cao 50m, chính là giếng khoan 61 (GK-61). Giếng khoan đầu tiên, cũng chính là điểm “chiến thắng đầu tiên” của cuộc trường chinh mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc trên “hành trình đi tìm lửa”.
[VIDEO] 44 năm dòng khí công nghiệp đầu tiên được khai thác tại Giếng khoan 61 (GK-61) mỏ Tiền Hải C

Trên con đường Người đã khai mở

(PetroTimes) - Con đường đi tìm dầu làm giàu cho đất nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại khai mở. Tròn 65 năm, ngành Dầu khí đã thực hiện được mong ước của Người - xây dựng một ngành công nghiệp dầu khí mạnh. Với những thành tựu đạt được và quyết tâm phát triển xanh của đất nước và của ngành, chúng ta có quyền tin tưởng rằng trên con đường Người đã khai mở, ngành Dầu khí sẽ tiếp tục vững bước, chinh phục những nguồn năng lượng mới, xanh và bền vững.