Kenya và Senegal gia nhập Cơ quan Năng lượng Quốc tế có lợi ích gì?

09:59 | 02/07/2023

|
(PetroTimes) - Xét thấy có tiềm năng về năng lượng to lớn và đa dạng, Kenya và Senegal đặt mục tiêu tăng cường năng lực khai thác và sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu trong nước và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Kenya và Senegal gia nhập Cơ quan Năng lượng Quốc tế có lợi ích gì?
Đại diện IEA và đại diện Kenya

Hội đồng quản trị của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã chào đón hai thành viên quốc gia mới, là Cộng hòa Kenya và Cộng hòa Senegal, theo một tuyên bố đưa ra vào ngày 30/6.

Thật vậy, vào ngày 21/6, các quốc gia thành viên đã phê duyệt yêu cầu gia nhập IEA của chính phủ Kenya và Senegal và đề xuất tăng cường quan hệ với hai quốc gia trên. Như vậy, IEA giờ đây đã có 3 quốc gia thành viên thuộc châu Phi cận Sahara: Kenya, Senegal và Nam Phi.

"Châu Phi sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong tương lai năng lượng của thế giới. Do đó, tôi rất vui khi Hội đồng quản trị đã nhất trí phê duyệt yêu cầu gia nhập IEA của Kenya và Senegal. Điều này sẽ cho phép chúng tôi hưởng lợi từ quan điểm của họ và tăng cường hợp tác về an ninh năng lượng, tiếp cận năng lượng và các vấn đề khí hậu”, trích lời ông Anders Hoffmann - Chủ tịch Hội đồng IEA.

IEA vốn đã có quan hệ hợp tác chặt chẽ với cả hai quốc gia, đặc biệt là trong vấn đề xây dựng năng lực về dữ liệu và thống kê, về những chính sách chuyển dịch sang năng lượng sạch, về thực hiện sử dụng năng lượng hiệu quả và tiếp cận năng lượng, hay thậm chí là thiết kế những cải cách thị trường nhằm cải thiện quản trị trong lĩnh vực năng lượng...

IEA: Công suất năng lượng tái tạo toàn cầu sẽ tăng lên 4.500GW vào năm 2024IEA: Công suất năng lượng tái tạo toàn cầu sẽ tăng lên 4.500GW vào năm 2024
IEA: Ấn Độ phấn đấu nâng công suất thêm 1 triệu thùng/ngày vào năm 2028IEA: Ấn Độ phấn đấu nâng công suất thêm 1 triệu thùng/ngày vào năm 2028
IEA khuyến nghị đầu tư 75 tỷ USD để giảm phát thải khí metanIEA khuyến nghị đầu tư 75 tỷ USD để giảm phát thải khí metan

Ngọc Duyên

AFP