Giá xăng dầu hôm nay 31/7: Dầu thô trên đà tăng giá mạnh

08:00 | 31/07/2022

2,457 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong bối cảnh dự trữ năng lượng tại nhiều quốc gia đang giảm mạnh đã hỗ trợ giá dầu hôm nay khép tuần giao dịch với xu hướng tăng mạnh.
Giá xăng dầu hôm nay 30/7: Dầu thô tiếp đà tăng mạnh, Brent lên mức 110 USD/thùngGiá xăng dầu hôm nay 30/7: Dầu thô tiếp đà tăng mạnh, Brent lên mức 110 USD/thùng
Giá dầu tăng do nguồn cung thắt chặt, thị trường quan tâm cuộc họp sắp tới của OPEC+Giá dầu tăng do nguồn cung thắt chặt, thị trường quan tâm cuộc họp sắp tới của OPEC+
Giá dầu hôm nay 29/7 duy trì đà tăngGiá dầu hôm nay 29/7 duy trì đà tăng
Dự báo giá dầu: Dầu sẽ giảm nhiệt vào đầu tháng 8Dự báo giá dầu: Dầu sẽ giảm nhiệt vào đầu tháng 8
Giá xăng dầu hôm nay 31/7: Dầu thô trên đà tăng giá mạnh
Ảnh minh hoạ

Giá dầu thô bước vào tuần giao dịch từ ngày 25/7 với xu hướng tăng khi mà đồng USD yếu hơn và thị trường ghi nhận tín hiệu cho thấy Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đang có sự thay đổi về chính sách phòng chống dịch Covid-19.

Chính quyền nhiều thành phố, trung tâm thương mại, công nghiệp lớn của Trung Quốc cũng đã phát đi thông tin về việc sẽ triển khai các biện pháp nhằm hỗ trợ, kích thích tiêu dùng trong nước. Điều này cũng làm “nóng” lên nhu cầu tiêu thụ dầu, vốn đã giảm trong tháng 6/2022, sẽ phục hồi mạnh.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 25/7/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2022 đứng ở mức 95,16 USD/thùng, tăng 0,46 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2022 đứng ở mức 104,00 USD/thùng, tăng 0,80 USD/thùng trong phiên.

Đà tăng của giá dầu chỉ bị tạm chặn lại khi thị trường dấy lên nhiều lo ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu suy yếu trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bị kéo chậm lại hơn nữa khi nhiều ngân hàng trung ương quyết định tăng mạnh lãi suất.

Các dữ liệu kinh tế được công bố thời gian gầy đây cũng cho thấy các đầu tàu kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, EU… đang chậm lại, đối diện với nguy cơ suy thoái kinh tế.

“Giá dầu mỏ áp lực bởi tâm lý lo ngại ngày càng tăng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất mạnh, điều này sẽ làm nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và giảm nhu cầu nhiên liệu”, Giám đốc điều hành Tetsu Emori của tổ chức quản lý quỹ Emori Fund Management Inc với trụ sở tại Nhật Bản nhận định.

Giá dầu giảm mạnh còn do thị trường đặt kỳ vọng nguồn cung sẽ bớt khan hiếm hơn khi EU nới lỏng các biện pháp cấm vận đối với dầu thô của Nga, và Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Libya (NOC) cho biết sẽ khôi phục mức sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày trong thời gian tới.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống còn 3,2% thay vì mức 3,6% như dự báo trước đó.

Tuy nhiên, lo ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu yếu hơn đã nhanh chóng bị lấn át bởi áp lực về tình trạng thiếu hụt nguồn cung năng lượng toàn cầu, đặc biệt khi mùa đông được dự báo sẽ rất khắc nghiệt đang đến gần tại nhiều quốc gia châu Âu.

Gazprom PJSC, gã khổng lồ dầu khí của Nga, sẽ giảm lưu lượng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 sang châu Âu xuống chỉ còn 20%, tương đương 33 triệu m3 khí/ngày do phải đem tuabin đi bảo trì.

Nguy cơ về một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu khi mà các hầm chứa khí tại nhiều quốc gia trong khu vực đang ở mức thấp kỷ lục và được dự báo khó lấp đầy bởi qua mùa hè khắc nghiệt, châu Âu sẽ lại bước vào mùa đông lạnh giá.

Trao đổi với báo chí, nhà phân tích thị trường cấp cao tại hãng tư vấn Asia Pacific Oanda, ông Jeffrey Halley, cho rằng động thái này của Nga đã làm gia tăng các lo ngại về tinh trạng thiếu hụt nguồn cung và nó đã đẩy giá dầu tăng cao.

Xa hơn, theo ông Tamas Varga - chuyên gia môi giới dầu khí tại hãng PVM, việc cắt giảm nguồn cung khí đốt từ Nga sẽ khiến các quốc gia châu Âu không đủ dự trữ năng lượng cho mùa đông tới.

Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), dữ trữ dầu thô của Mỹ đã giảm tới 4,5 triệu thùng, xuống còn 422,1 triệu thùng vào tuần trước.

Đáng chú ý, nhu cầu xăng của Mỹ cũng được ghi nhận phục hồi mạnh tới 8,5% trong tuần kết thúc ngày 22/7.

Đồng USD yếu hơn khi quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã không nằm ngoài kịch bản được đưa ra trước đó cũng là nhân tố thúc đẩy giá dầu đi lên.

Ngoài ra, việc OPEC+ sẽ khó quyết tăng sản lượng vào tháng 9/2022 tại cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 3/8, bất chấp những nỗ lực vận động từ Mỹ, cũng là tác nhân thúc đẩy giá dầu đi lên.

Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 98,30 USD/thùng, tăng 1,88 USD/thùng trong phiên; trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2022 đứng ở mức 109,98 USD/thùng, tăng 2,84 USD/thùng trong phiên.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu được niêm yết trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 25.073 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 26.070 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 24.858 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 25.246 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.548 đồng/kg.

Hà Lê

Nga tấn công dữ dội, còi báo động vang lên khắp lãnh thổ Ukraine
Ngoại trưởng Nga - Mỹ điện đàm lần đầu tiên từ khi xảy ra xung đột tại Ukraine
Hé lộ đầu mối điều phối luồng vũ khí chảy vào Ukraine
Nga "siết van" khí đốt đến châu Âu, vì sao châu Á lại lo?
Tổng thống Putin duyệt kế hoạch tái thiết Mariupol
"Nội công, ngoại kích": Chiến thuật độc của Ukraine tại Kherson

DMCA.com Protection Status