Di sản thế giới UNESCO: Cảnh sắc thơ mộng "độc nhất vô nhị" của tuyến đường sắt xuyên Iran

19:35 | 23/10/2021

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Tuyến đường sắt xuyên Iran không chỉ sở hữu cảnh sắc tuyệt đẹp mà còn gây choáng ngợp bởi quy mô và các kĩ thuật phức tạp được sử dụng để vượt qua các cung đường dốc và hiểm trở.

Tuyến đường sắt xuyên Iran được khởi công vào năm 1927 và hoàn thành vào năm 1938, do chính phủ Iran và 43 nhà thầu từ nhiều quốc gia hợp tác thiết kế và thi công.

Tuyến đường dài 1.394 km nối phía Đông Bắc biển Caspian với phía Tây Nam vịnh Ba Tư đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể ngày 25/7 vừa qua.

Đoàn tàu chở khách đi trên tuyến phía Bắc, tuyến Zarrindasht-Mahabad, Iran. (Ảnh: Hossein Javadi/UNESCO)
Đoàn tàu chở khách đi trên tuyến phía Bắc, tuyến Zarrindasht-Mahabad, Iran. (Ảnh: Hossein Javadi/UNESCO)

Mặc dù không được biết đến rộng rãi bên ngoài Iran, tuyến đường sắt này có thể được coi là một trong những kỳ công kỹ thuật vĩ đại nhất của thế kỷ XX.

Tuyến đường sắt xuyên Iran đáng chú ý vì quy mô và kĩ thuật phức tạp để vượt qua các cung đường dốc và nhiều khó khăn khác. Để xây dựng được tuyến đường này, người ta đã phải cắt xẻ núi trên diện rộng, trong khi "hóa giải" địa hình hiểm trở buộc các nhà thầu phải xây dựng thêm 350 cây cầu lớn nhỏ và 224 đường hầm, trong đó có 11 đường hầm xoắn ốc.

Công trình vĩ đại này xuyên qua hai dãy núi, cũng như phải vượt qua nhiều sông, hồ, cao nguyên, rừng và đồng bằng; xuyên qua bốn khu vực khí hậu khác nhau, nên du khách có thể ngắm nhìn được cảnh quan ngoạn mục khi tham gia hành trình khám phá cung đường đặc biệt này.

Di sản thế giới UNESCO: Cảnh sắc thơ mộng
Việc xây dựng Đường sắt xuyên Iran là một nỗ lực hợp tác có sự tham gia của các nhà thầu từ nhiều quốc gia. (Nguồn: Getty Images)
Di sản thế giới UNESCO: Cảnh sắc thơ mộng
Có tất cả 350 cây cầu trên tuyến đường sắt 1.394km. (Nguồn: Iranpress)
Di sản thế giới UNESCO: Cảnh sắc thơ mộng
Tuyến phía Bắc, cầu Veresk nằm ở dãy núi Abbas Abad. (Ảnh: Hossein Javadi/UNESCO)
Di sản thế giới UNESCO: Cảnh sắc thơ mộng
Tuyến phía Bắc thuộc vùng Bon-e Kuh. (Ảnh: Hossein Javadi/UNESCO)
Di sản thế giới UNESCO: Cảnh sắc thơ mộng
Một đoàn tàu chở hàng đi qua Lorestan trên tuyến đường Bisheh-Dorud của đường sắt xuyên Iran. (Ảnh Hossein Javadi/UNESCO)
Di sản thế giới UNESCO: Cảnh sắc thơ mộng
Đoàn tàu chở hàng trên cầu Absirom thuộc tuyến phía Nam, Lorestan. (Ảnh: Hossein Javadi/UNESCO)
Di sản thế giới UNESCO: Cảnh sắc thơ mộng
Tuyến đường sắt North-South Railroad được vinh danh bởi yếu tố lịch sử, quy mô và kĩ thuật xây dựng trải dài trên nhiều địa hình phức tạp. Trong ảnh: Cung đường tuyến phía Nam nằm trong địa phận của Lorestan. (Ảnh: Hossein Javadi/UNESCO)
Di sản thế giới UNESCO: Cảnh sắc thơ mộng
Ngoài quy mô, kĩ thuật xây dựng, tuyến đường sắt xuyên Iran còn sở hữu những giá trị về kiến trúc và cảnh quan. Trong ảnh: Cung đường tuyến phía Nam, Lorestan, Bisheh-Karun. (Ảnh: Hossein Javadi/UNESCO)
Di sản thế giới UNESCO: Cảnh sắc thơ mộng
Tuyến phía Nam, Lorestan, Vùng Chamsangar. (Ảnh: Hossein Javadi/UNESCO)
Di sản thế giới UNESCO: Cảnh sắc thơ mộng
Đường sắt xuyên Iran bao gồm 224 đường hầm, 174 cầu cạn và 186 cây cầu nhỏ hơn. Trong ảnh: Tuyến Karun-Dorud, Lorestan. (Ảnh: Hossein Javadi/UNESCO)

https://dulich.petrotimes.vn/

baoquocte.vn

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]