Vụ cướp Ngân hàng hoàn hảo nhất nước Mỹ (Phần 7)

06:00 | 17/01/2019

1,161 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Dù trên thực tế đã có một lượng lớn trong số tiền bị cướp trong vụ Ngân hàng Brink được bọn cướp sử dụng để chạy án trong năm 1954, nhưng đến cuối năm này người ta vẫn không phát hiện ra một khoản tiền nào. Hơn nữa, mối bất đồng dẫn đến bạo lực trong nội bộ toán cướp ngày một tăng nhưng chúng vẫn giữ kín vụ cướp ngân hàng.

Bắt giữ

6 thành viên gồm Baker, Costa, Geagan, Maffie, McGinnis và Pino bị nhân viên FBI bắt giữ vào ngày 12-1-1956. Sau đó chúng bị quản chế tại ngoại do mỗi tên nộp hơn 100.000 USD bảo lãnh.

3 trong số 5 thành viên còn lại gồm O'Keefe và Gusciora thì đang ngồi tù vì các vụ án khác, Banfield thì bệnh tật nặng sắp chết. Faherty và Richardson Fled kịp đào tẩu trước khi bị bắt, ngay lập tức bị liệt vào danh sách “10 tội phạm bị truy nã gắt gao nhất” của FBI.

vu cuop ngan hang hoan hao nhat nuoc my phan 7
Stanley Albert Gusciora.

Tuy nhiên, 2 tên này bị bắt vào ngày 16-5-1956 trong một cuộc tấn công bất ngờ của các nhân viên FBI vào căn hộ chúng đang ẩn náu ở Dorchester, Massachusetts. Chúng bị bắt mà không kịp sử dụng 3 khẩu súng để trên một chiếc ghế trong buồng tắm. Khám xét nơi ẩn náu, các nhân viên FBI còn thu được hơn 5.000 USD tiền kim loại.

Vào ngày 13-1-1956, dựa vào kết quả quá trình điều tra của FBI, Bồi thẩm đoàn ở Suffolk, Massachusetts tiếp tục xem xét cáo trạng đối với 11 thành viên của nhóm cướp Ngân hàng Brink. O'Keefe là nhân chứng chính trong quá trình xét xử bọn cướp.

Những tờ USD mốc rơi trên đường

Mặc dù đã bắt được nhóm cướp Ngân hàng Brink vào tháng 1-1956, nhưng hơn 2.775.000 USD, trong đó có hơn 1.218.211,29 USD tiền mặt vẫn biệt tăm. O'Keefe không biết nơi các thành viên nhóm cướp giấu phần được chia ở đâu, hoặc chúng đã sử dụng số tiền này như thế nào. Trên thực tế, nếu không nắm được mẩu thông tin nào về chuyện này thì bọn cướp sẽ không chịu khai báo gì.

Tuy nhiên, vào đầu tháng 6-1956, một sự kiện bất ngờ đã xảy ra. Vào khoảng 19.30 phút ngày 3-6-1956, một sĩ quan cảnh sát ở Baltimore, Maryland nhận được tin từ một người đổi tiền cho biết có một kẻ lạ đã đưa cho ông ta tờ 10 USD giả ở gần một quán trọ. Người đàn ông này đã đi theo kẻ lạ mặt đó cho tới khi gặp được viên cảnh sát.

vu cuop ngan hang hoan hao nhat nuoc my phan 7
Cho đến tận bây giờ hầu hết số tiền không biết chúng giấu ở đâu

Xem xét tờ USD này, viên cảnh sát thấy nó đã mốc meo và nhận ra kẻ vứt tiền là một gã lưu manh ở Boston. Trong lúc viên cảnh sát và người đổi tiền nói trên chặn kẻ lạ lại để hỏi thì y đút tay vào túi rồi nhanh chóng rút tay ra và thu tay vào trong chiếc áo mưa đang mặc.

2 nhân viên cảnh sát khác đang bước trên phố gần đó không bỏ sót động thái này của tên lưu manh. Một trong 2 nhân viên cảnh sát này nhanh chóng tóm lấy tay hắn thì một cuộn tiền lớn từ tay hắn rơi xuống.

Gã lưu manh bị dẫn tới trụ sở cảnh sát để kiểm tra. Khám người gã, cảnh sát phát hiện gã mang theo hơn 1.000 USD, trong đó có 860 USD có mùi mốc. Một nhân viên của Cơ quan Mật vụ Mỹ được mời đến trụ sở cảnh sát để giám định số tiền này. Sau khi nghiên cứu, nhân viên mật vụ khẳng định số tiền này là tiền thật.

Gã lưu manh khai tình cờ phát hiện số tiền này và còn một cuộn tiền lớn để tại căn phòng khách sạn của hắn. Một cuộc kiểm tra đã được thực hiện tại phòng của gã lưu manh trong một khách sạn ở Baltimore. Tại đây, cảnh sát thu được thêm 3.780 USD.

Vào khoảng 21.50 phút hôm ấy, thông tin chi tiết về vụ phát hiện tình cờ nói trên đã được cung cấp cho văn phòng của FBI ở Baltimore. Số tiền này đã nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng trong một thời gian dài, số sêri của chúng cũng được cung cấp cho FBI.

Kết quả kiểm tra số sêri cho thấy trong số tiền thu được từ gã lưu manh nói trên có nhiều tờ là tiền mà 7 tên cướp bịt mặt đã cướp của ngân hàng Brink vào tối 17-1-1950. Kết quả điều tra còn cho thấy một thực tế là giới tội phạm đang sử dụng những khoản tiền trong vụ cướp ngân hàng Brink.

Trong số 4.822 USD thu được từ gã lưu manh, các nhân viên đặc FBI xác định có 4.635 USD là tiền bị cướp trong vụ cướp ngân hàng Brink. Xét hỏi gã lưu manh trong các ngày 3 và 4-6-1956, FBI xác định được vào thời gian này gã, đã 31 tuổi, từng bị bắt và bị kết tội, tuy nhiên vì lúc gây án gã chưa đến tuổi trưởng thành nên được phóng thích khỏi nhà tù liên bang, sau đó gần một năm thì lại bị bắt rồi lãnh án tù giam 2 năm về tội cướp.

Lần theo dấu vết

Trong lúc khai với các nhân viên FBI, gã lưu manh cho biết y làm thầu khoán xây dựng và đang cùng một người bạn có một vụ làm ăn với một người đàn ông khác có văn phòng trên đường Tremont ở Boston. Người đàn ông này có biệt danh John "béo" đã gợi ý gã và người bạn đến văn phòng của y.

vu cuop ngan hang hoan hao nhat nuoc my phan 7
Chúng cho tiền vào bao tải để vận chuyển

Vào tối 1-6-1956, John "béo" bảo gã tháo một tấm bảng trên tường văn phòng. Khi tấm bảng được tháo ra, John "béo" chui vào cái hốc trên tường rồi mở nắp một chiếc hòm sắt. Bên trong chiếc hòm sắt là các gói tiền được bọc bằng nilon và giấy báo. John "béo" cho biết mỗi gói có khoảng 5.000 USD và nói: “Đây là tiền tiêu được, nhưng các anh không được sử dụng nó ở Boston”.

Theo lời khai của gã lưu manh bị bắt giữ ở Baltimore thì sau đó, John "béo" cho gã biết toàn bộ số tiền giấu trong hòm sắt là tiền trong vụ cướp ngân hàng Brink và cho gã 5.000 USD nếu gã “đổi” được 30.000 USD. Gã đồng ý và nhận 6 gói tiền do John "béo" đưa cho.

(Còn tiếp)

Hòa Thu

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc