"Việt Nam cần chú trọng giáo dục tạo đột phá khoa học"

14:15 | 30/01/2013

666 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Đó là phát biểu của Giáo sư Sir Harold W.Kroto, nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học trong buổi họp báo chiều ngày 29/1 tại Việt Nam nhân chuỗi sự kiện “Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư ở Đông Nam Á.

Trong buổi họp báo, ông Sir Harold W.Kroto thể hiện mong muốn của mình có thể giải thích cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ về khoa học, và truyền tới thông điệp về một môi trường bền vững để con người tồn tại và phát triển.

Ông cũng nêu lên trọng trách của mình trong chuyến thăm Việt Nam lần này là giải thích cho các bạn sinh viên hiểu về những vấn đề mà giới khoa học đang gặp phải, đặc biệt là các vấn đề về khoa học công nghệ .

“Các vấn đề mà giới khoa học đang gặp phải cũng chính là các vấn đề mà các bạn trẻ hiện đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ gặp phải trong tương lai, trong công việc hoặc trong quá trình học tập của mình. Nếu thế hệ trẻ ngày nay không thể hiểu các vấn đề đó một cách thấu đáo thì các vấn đề mà họ gặp phải trong tương lai sẽ còn lớn hơn các vấn đề mà chúng tôi, những nhà khoa học hiện tại đang gặp phải”, ông phát biểu.

Giáo sư Sir Harold W.Kroto (ở giữa) trong buổi họp báo

Ông kêu gọi các trường đại học và các bạn sinh viên Việt Nam tham gia tích cực vào dự án mà ông đang thực hiện, dự án GEOSET. Đây là tổ chức Giáo dục toàn cầu về Khoa học, Xây dựng và Kỹ thuật do ông sáng lập sau khi chuyển công tác sang Đại học Bang Floria. Mục đích của GEOSET là dùng các tính năng đột phá của Internet nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về khoa học trên toàn thế giới. Hiện nay, các trường đại học và các sinh viên từ khắp nơi trên toàn thế giới đã có những đóng góp nhất định vào chương trình này.

Ông nhấn mạnh Việt Nam cần tập trung cho giáo dục đào tạo, tạo môi trường giáo dục, học thuật tốt để khiến thế hệ trẻ có niềm yêu thích đối với các môn khoa học. Theo ông, chính những người trẻ này tạo ra “những phát hiện mang tính độc đáo cao, những đột phá về khoa học và công nghệ”.

Thông điệp mà ông muốn truyền tải trong chuỗi sự kiện “Cầu nối” lần này là cần dỡ bỏ các rào cản giữa các quốc gia khác, dỡ bỏ các suy nghĩ mang tính quốc gia riêng của mình để mọi người trên thế giới có thể tồn tại và phát triển trong hòa bình.

“Mọi người đang hiểu sai về khoa học”, đó là khẳng định của ông. Theo giáo sư, khoa học không chỉ là những kiến thức học ở trường phổ thông, là việc áp dụng những kiến thức mà các nhà khoa học đã tìm được như thế nào hay một cái tên khác gọi là công nghệ, không phải là cách mà chúng ta phát hiện ra các kiến thức hoặc phát hiện ra các dữ kiện mới mà khoa học chính là cách nghĩ của con người.

“Nếu chúng ta có một cách nghĩ sống khoa học thì chúng ta có thể biết được liệu những gì mình nghe là đúng hay là sai. Điều này rất quan trọng bởi vì đây là vấn đề đạo đức”, ông cho biết.

Chiều ngày 30/1, giáo sư Kroto tiếp tục có buổi diễn giảng tại Đại học quốc gia Hà Nội. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi chương trình “Cầu nối” lần thứ tư tại Đông Nam Á bắt đầu diễn ra từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013. Chuỗi sự kiện này được tổ chức với mục đích xây dựng cầu nối thông qua những người đoạt giải Nobel, những trường đại học trong nước và những tổ chức khác trong khu vực Đông Nam Á để thiết lập mối quan hệ lâu dài trong việc hợp tác nghiên cứu, nâng cao khoa học, công nghệ, giáo dục, hướng tới hòa bình, tự do, an ninh khu vực với sự tham gia của thế hệ trẻ Đông Nam Á.

Phạm Trang

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.