Vì sao người có H khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng địa phương?

10:54 | 01/03/2012

641 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
– Đó là kết luận của Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng và phát triển (COHED) về vấn đề giải quyết việc làm và nguồn thu nhập cho người nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đưa ra trong cuộc hội thảo sáng 29/2.

Sáng 29/2, Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng và phát triển (COHED) đã tổ chức buổi hội thảo tham vấn mang tên “Khảo sát khả năng tiếp cận với nguồn vốn tin dụng sẵn có tại địa phương của người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Hội thảo có sự tham gia của ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ông Garvan McCann, Phó Đại sứ Cộng hòa Ailen, Giám đốc Quỹ Irish Aid; ông Chu Quốc Ân, Phó Cục trưởng phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế; Phó GS. TS Vũ Mạnh Lợi, Phó Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam; bà Đào Mai Hoa, Giám đốc Trung tâm COHED cùng đại diện Bộ Y tế, Bộ Tài chính …

Phát biểu khai mạc hội thảo, của ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: “Những người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thường bị xếp vào nhóm người yếu thế, khó tiếp cận với các dịch vụ y tế và xã hội, đặc biệt là vấn đề việc làm và thu nhập. Chúng ta đã có những chính sách vay vốn dành cho hộ nghèo, nhưng với những người nhiễm HIV thì rất hạn chế bởi đây là đối tượng rất khó tiếp cận”.

Hiện nay tại Việt Nam, 80% số người nhiễm HIV đều thuộc độ tuổi lao động, vì vậy, nếu được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng sẵn có tại địa phương có thể làm giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như đáp ứng nhu cầu về việc làm và thu nhập cho đối tượng này. Tuy nhiên, thực tế những người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS rất khó tiếp cận các nguồn tín dụng này, hoặc họ không có bất kỳ thông tin vào về các chính sách vay vốn, hỗ trợ xóa đói giảm nghè của nhà nước.

Điều này cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến với đối tượng nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS còn rất hạn chế.

Tại buổi hội thảo, Trung tâm COHED đã trình bày các vấn đề về “Khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng sẵn có tại địa phương của người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” thông qua khảo sát tại TP Hải Phòng và Cẩm Phả (Quảng Ninh). Cuộc khảo sát cho biết, có 61,6% người nhiễm HIV có thu nhập bình quân dưới 3 triệu đồng/tháng và có tới 30,9% thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Trong số đó, có 72% số người có nhu cầu vay vốn để làm ăn sản xuất, đáp ứng nhu cầu sống hàng ngày và chăm sóc cho con cái.

Bà Đào Mai Hoa: "Có tới 79,2% không biết tới nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội"

Tuy nhiên, đại diện trung tâm COHED cũng khẳng định, có tới 37% số người nhiễm HIV được hỏi không biết thông tin về các nguồn vốn tín dụng sẵn có tại địa phương và 79,2% không biết tới nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội. Trong số đó, cũng có tới 60,7% số người chưa được vay vốn từ các nguồn vốn tại địa phương, và 57,5% trong số đó chưa làm bất kỳ thủ tục vay vốn nào.

Điều này được lý giải là do quy trình thông tin còn yếu, cách thức tuyên truyền và phổ biến các quyết định, yêu cầu và cách thức thực hiện tới đối tượng nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS còn kém nên số người chưa tiếp cận được các nguồn vốn còn nhiều.

Bà Hoàng Thị Trương – Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam cho rằng, thông tin về các quỹ, các nguồn tín dụng cần phải do các tổ chức chính trị – xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, hội thanh niên … nắm bắt và cung cấp tới các đối tượng đặc biệt khác, như vậy thông tin mới có thể sâu rộng tới tất cả mọi người.

Thông tin và nguồn vốn có sẵn khá nhiều, nhưng lượng người nhiệm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS còn thấp, một phần lý do bởi sự phân biệt đối xử của người quản lý quỹ tai địa phương; cũng do bản thân người nhiễm HIV và gia đình họ tự kỳ thị bản thân mình. Do vậy, số lượng người nhiễm HIV vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội chỉ chiếm 9,3%, trong khi có tới 90,7% chưa vay vốn để sản xuất, kinh doanh và cải thiện cuộc sống.

Người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là đối tượng đặc biệt, thường bị xếp vào nhóm người yếu thế. Tuy nhiên, đối tượng này lại có nhu cầu rất cao trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay tín dụng sẵn có để phát triển sinh kế, tạo thu nhập cho gia đình và để sống tích cực hơn, vượt qua các yếu tố rào cản tâm lý do tình trạng nhiễm HIV gây ra cho họ và gia đình.

Ông Garvan McCann - Phó Đại sứ Cộng hòa Ailen, Giám đốc Quỹ Irish Aid (ngoài cùng bên trái)

Bên cạnh những nguồn vốn sẵn có của Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng thương mại… thì cần tạo khung pháp lý và cơ chế cụ thể để tập trung nguồn vốn, giúp người nhiễm HIV dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này, tránh dàn trải, chồng chéo trong quá trình vay vốn.

Trong buổi hội thảo, ông Garvan McCann – Phó Đại sứ Cộng hòa Ailen, Giám đốc Quỹ Irish Aid cho biết: Trong 5 năm tới, quỹ Irish Aid sẽ cung cấp khoảng 11 triệu Euro cho đối tượng người nghèo và người nhiễm HIV cùng gia đình để họ có công ăn, việc làm, có sự đóng góp về mặt kinh tế và không trở thành một gánh nặng cho xã hội.

Vương Tâm

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc