Vì sao ngày càng nhiều người bị ung thư?

07:10 | 30/11/2015

4,055 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Bệnh viện K), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phòng chống ung thư khẳng định, thực phẩm đang là nguyên nhân làm bệnh ung thư gia tăng.  

heo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng 150 nghìn người mới mắc ung thư và 100 nghìn người tử vong vì căn bệnh này, trong đó có nhiều bệnh ung thư liên quan trực tiếp đến thực phẩm như dạ dày, thực quản, đại trực tràng… tăng mạnh.

Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phòng chống ung thư, Bệnh viện K cho thấy, nếu như năm 2000, có hơn 11 nam bệnh nhân/100 nghìn dân bị ung thư đại trực tràng thì năm 2010 đã có 20 nam bệnh nhân/100 nghìn dân mắc bệnh này.

Cũng theo Viện Nghiên cứu Phòng chống ung thư, trong 5 năm qua, số bệnh nhân Bệnh viện K tiếp nhận mỗi ngày đã tăng vọt từ 700-800 bệnh nhân lên đến hơn 1.000 bệnh nhân/ngày. Như vậy, tính số lượng bệnh nhân ung thư vào Bệnh viện K mỗi năm tăng 10-20%.

GS.TS Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, 15 loại bệnh ung “dẫn đầu” ở Việt Nam bao gồm: đại trực tràng, dạ dày, gan, tiền liệt tuyến, khoang miệng, thực quản, tử cung… toàn là các bệnh ung thư liên quan phần lớn đến thực phẩm bẩn và môi trường.

Nếu đối chiếu trên cơ sở gây bệnh ung thư thì quả thật nhận định trên là không sai. Bác sĩ Nguyễn Thị Vượng, Khoa Ung bướu, ĐH Y Hà Nội phân tích tại một hội thảo về ung thư: Tất cả những gì tấn công vào nhân tế bào đều có thể gây ung thư.

Bởi ung thư chính là sự đột biến của tế bào, làm sinh sôi nảy nở một cách vô độ những dòng tế bào không tuân theo quy luật, sự kiểm soát của cơ thể, đồng thời tạo ra những khối u ác tính. Mà tế bào đột biến, 80% là do môi trường bên ngoài tác động, còn tự đột biến rất thấp, chỉ chiếm 10%.

Theo bác sĩ Vượng, sự “tấn công” từ bên ngoài tới nhân tế bào, nguy hiểm nhất chính là thực phẩm và môi trường sống như nguồn nước, không khí…

Tuy nhiên, so với môi trường thì thực phẩm đang là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư ở Việt Nam. Bác sĩ Vượng nói: “Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không bảo đảm, cụ thể bị nhiễm hóa chất có thể gây ngộ độc lập tức nhưng nếu tích tụ lâu dài trong cơ thể, đến một lúc nào đó, đủ lượng sẽ gây đột biến tế bào. Nếu đột biến nhẹ, tế bào có thể tự điều chỉnh. Nhưng bị đi bị lại nhiều lần, tế bào sẽ “nhờn”, mất khả năng điều chỉnh trở thành tế bào đột biến ác tính.

vi sao ngay cang nhieu nguoi bi ung thu
Bệnh nhân truyền hóa chất điều trị ung thư tại Bệnh viện K

Và thực tế, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Việt Nam hiện nay đang ở mức báo động rất cao, không một loại thực phẩm nào từ rau, củ quả đến thịt động vật, gia súc… đặc biệt là loại nhập khẩu từ Trung Quốc là không nhiễm hóa chất, chỉ ít hay nhiều mà thôi.

Tất cả những hóa chất ấy, đều có thể gây ung thư. Ngoài ra cách chế biến hay thói quen trong sinh hoạt ăn uống cũng vô tình tạo ra những chất gây ung thư như nướng, rán cháy thực phẩm, muối hoặc ủ một số thực phẩm để lên men, ăn nhiều mỡ, thịt động vật…

PGS.TS Trần Văn Thuấn giải thích, hiện nay bữa ăn thiếu hợp lý về dinh dưỡng như thiên về chất đạm,

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Ung thư đã trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu.

Hơn 70% tử vong do ung thư là ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi các nguồn lực dành cho phòng chống, chẩn đoán, điều trị ung thư còn hạn chế, thiếu thốn.

Tổ chức Y tế thế giới đã ước tính ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2008 có 4,07 triệu ca mới mắc và 2,6 triệu người tử vong.

Con số này vẫn đang ngày càng tăng và nếu chúng ta không hành động ngay lập tức thì sẽ có 84 triệu người tử vong trên toàn thế giới trong 10 năm tới.  

quá nhiều mỡ, đặc biệt là mỡ động vật, ăn nhiều thịt màu đỏ, ít hoa quả, rau xanh… cũng là nguyên nhân gây ung thư. Cùng với đó, các chất bảo quản, hóa chất sử dụng trong chăn nuôi trồng trọt… tồn dư trong thực phẩm cũng góp phần làm nguy cơ mắc ung thư dễ dàng hơn.

PGS.TS Trần Văn Thuấn nói: “Bản thân thực phẩm không gây ra ung thư, nhưng nếu chúng ta sử dụng với tỷ lệ không hợp lý thì nó lại là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Ví như các chất có trong gạo mốc, dưa cà muối gây ra ung thư vòm họng, ung thư gan và rất nhiều bệnh ung thư khác có yếu tố ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng”. 

Đối với bệnh ung thư đại tràng, các nhà y học dẫn dụ cụ thể: “Những người có chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thực phẩm chiên nướng, uống rượu bia nhưng ăn ít chất xơ, rau củ quả có thể mắc ung thư đại tràng rất cao”.

PGS.TS Trần Văn Thuấn cũng khẳng định thêm rằng, thuốc lá là tác nhân không kém phần nghiêm trọng dẫn đến ung thư.

Bởi theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phòng chống ung thư, thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% loại ung thư như khoang miệng, phổi, thực quản, ung thư vú, cổ tử cung… Trong đó ung thư phổi 90% là liên quan tới thuốc lá.

Có một điểm đáng nói là khi đã mắc ung thư thì phần lớn người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Đặc biệt là ở nước ta do khám sức khỏe, phát hiện sớm ung thư không được người dân thực hiện định kỳ, dẫn đến khi phát bệnh đã ở giai đoạn muộn rất khó chữa trị.

Có tới 70% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam phát hiện ở giai đoạn muộn. Trong khi thực tế, ung thư nếu phát hiện sớm 80% là chữa khỏi bệnh. Con số này đã được các quốc gia phát triển chứng minh trên cơ sở điều trị cho bệnh nhân ung thư của họ.

Chính vì vậy, để phòng ngừa ung thư, theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, trước hết phải bỏ thói quen xấu là hút thuốc lá. Bởi như đã nói trên, thuốc là nguyên nhân gây  hơn 30% các loại ung thư, trong đó lại có những bệnh ung thư không chỉ gây trực tiếp cho người hút mà cho cả người hít phải khói thuốc lá đó.

Tiếp nữa phải xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn - hàm lượng đạm vừa phải, chủ yếu  là các loại rau, củ quả, trái cây. Tuy nhiên, tất cả những thực phẩm đó để hạn chế tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại nên lựa chọn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Cùng với đó, nên tiêm vắc-xin phòng ngừa đối với các trường hợp có chỉ định như tiêm phòng viêm gan B để phòng viêm gan, ung thư gan, tiêm phòng HP để ngừa ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Cuối cùng kết hợp các biện pháp trên với luyện tập thể dục đều đặn.

Tránh béo phì vì thừa cân cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Và đặc biệt quan trọng là phải đi khám thường xuyên để trong trường hợp mắc ung thư, phát hiện sớm khả năng chữa trị dứt điểm sẽ cao hơn.

Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương: Các dấu hiệu báo động ung thư có thể là: Có một vết loét lâu lành, ho hoặc đau ngực dai dẳng, có một u, cục ở vú hoặc một bộ phận nào của cơ thể, có một nốt ruồi to lên nhanh và chảy máu, xuất hiện hạch ở cổ, nách, bẹn hoặc ở một nơi nào bất thường, rối loạn bài tiết, đường tiêu hóa hoặc đường tiểu tiện, ra máu bất thường ở âm đạo, ù tai, nhìn một hóa hai hình, nuốt nghẹn, đau nửa đầu, xanh xao, gầy sút nhanh không rõ nguyên nhân.

Nếu bạn có một trong các dấu hiệu trên không phải đã chắc chắn bị ung thư nhưng nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám để có hướng điều trị.

Tú Anh

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc