Vì sao ca sĩ trẻ nhiều nhưng chất lượng chẳng bao nhiêu?

19:00 | 11/06/2013

1,817 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
“Tài năng kém” sẽ là câu trả lời quen thuộc đầu tiên cho câu hỏi trên, song bên cạnh đó còn vài yếu tố khác quan trọng không kém, đó là: thiếu nhà sản xuất giỏi và ca sĩ thiếu tiềm năng kinh tế để phục vụ chiến lược.

 

Thiếu nhà sản xuất giỏi

Thị trường âm nhạc hiện nay đang thiếu những nhà sản xuất âm nhạc giỏi, tâm huyết để đáp ứng nhu cầu sản xuất âm nhạc cho lượng ca sĩ trẻ đông đúc. Những nhạc sĩ Huy Tuấn, Quốc Trung, Minh Khang, Đức Trí… là những nhạc sĩ đã được biết đến như một nhà sản xuất “mát tay”. Các ca sĩ Hồ Ngọc Hà, Uyên Linh, Văn Mai Hương,… từng là những gương mặt ca sĩ trẻ điển hình gắn liền với tên tuổi của những nhạc sĩ - producer đó.

Văn Mai Hương trở thành ca sĩ trẻ ăn khách một phần nhờ vào nhà sản xuất âm nhạc Huy Tuấn

Những nhạc sĩ này tự đặt ra một chuẩn nhất định cho sản phẩm mình sản xuất; ngoài tiêu chuẩn ngoại hình, giọng hát phải trải qua nhiều lần thử giọng thì quan trọng là chi phí cho dự án thực hiện album có đủ đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất không. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ rằng, có lúc hằng ngày anh phải tiếp mấy lượt các bạn trẻ tìm đến anh để hợp tác làm album; không ít bạn có được ít chi phí là vội nghĩ mình có thể làm ca sĩ, cũng không ít bạn lắm tiền thì tỏ ra kêu căng trong khi không chút khả năng… Anh cho biết, thời gian đầu anh còn giải thích khi không hợp tác với họ, nhưng cũng có lần quạo quá nên “đuổi thẳng”.

Dễ thấy với những tiêu chuẩn tự đặt ra như thế thì hầu hết các album mà các nhạc sĩ này làm ra điều đạt chất lượng và những ca sĩ trẻ đều để lại dấu ấn trên thị trường. Có thể nói những nhà sản xuất này đã góp phần điều tiết được phần nào trào lưu “người người làm ca sĩ”!

Bên cạnh đó, thị trường âm nhạc luôn tồn tại không ít nhà sản xuất theo kiểu “mì ăn liền”. Khi có ai mang tiền đến thì họ cứ nhận làm và làm theo kiểu cho có sản phẩm để nhận thù lao. Câu nói cửa miệng của những nhà sản xuất này là “có bao nhiêu làm bấy nhiêu”. Chính cách làm này đã vô tình sinh ra vô số những sản phẩm kém chất lượng, những gương mặt thiếu năng lực nhưng lại thừa tham vọng nổi tiếng. Hàng loạt những album kém chất lượng ra đời trong lặng lẽ, từ những cuộc hợp tác chóng vánh như thế ra đời hàng năm. Số phận những sản phẩm và ca sĩ như thế sẽ tồn tại trên thị trường một cách nhạt nhòa, góp phần tạo nên sự nhạt nhòa chung cho thị trường âm nhạc. 

Yếu chi phí

Nếu xét ở khía cạnh chất lượng một sản phẩm âm nhạc thì câu nói từng gây sốc của một nhạc sĩ nổi tiếng: ca sĩ nào bỏ ra cho anh ta 1 tỷ, anh ta cam đoan sẽ làm người đó nổi tiếng sẽ… không sốc. Bởi nếu 1 tỷ đó để đầu tư cho những sản phẩm âm nhạc chất lượng, thực hiện được những ý tưởng đắt giá mà nhà sản xuất đề ra nhằm lăng-xê ca sĩ bằng chính sản phẩm, hình tượng và ý tưởng thì hoàn toàn đáng giá.

Làm ca sĩ thời nay cần phải có nhiều tiền lực!

Hiện nay, nhiều gương mặt trẻ có được một ít vốn (thường là thiếu so với yêu cầu sản xuất một album bình thường) là chạy đến công ty này, công ty kia để hợp tác làm đĩa. Công ty của những nhà sản xuất khó tính thường từ chối, vì yêu cầu chi phí sản xuất của họ khá cao. Nhưng hầu như những bạn trẻ này không ai bỏ cuộc, họ bắt đầu tìm kiếm nơi khác dễ hơn và không ít trong họ bị dính bẩy của những nhà sản xuất “mì ăn liền”.

Có không ít những vụ kiện, những chuyện lùm xùm vụ nhạc sĩ này lừa tiền ca sĩ trẻ kia và hầu hết kết quả của những cuộc hợp tác như thế thường đẩy ca sĩ vào ngỏ cụt. Tiền mất, sản phẩm thì kém chất lượng bởi phải chấp vá và làm sơ sài nhiều thứ nên khán giả không đón nhận. Vì không còn chi phí sản xuất tiếp nên sau album thất bại thì nhiều ca sĩ trẻ bắt đầu chuyển sang kiểu hoạt động cầm chừng, thỉnh thoảng lại cho ra mắt một ca khúc mới mang tính chất nhắc nhớ với khán giả.

“Thời đại âm nhạc bây giờ, ngoài thực lực cái quan trọng nhất nữa là bạn phải có “tiền lực” khi muốn làm ca sĩ. Có chi phí mới đáp ứng được sản phẩm có những ca khúc hay, videoclip đẹp, hình ảnh ấn tượng. Có chi phí để bạn có thể đáp ứng cho một chiến lược dài hạn chứ không phải làm theo kiểu “ăn xổi ở thì” đang phổ biến hiện nay.

Với tình hình âm nhạc nhạt nhòa hiện tại, tôi và nhiều nhạc sĩ sản xuất âm nhạc cho ca sĩ trẻ khác hoan nghênh chuyện thẳng tay từ chối những bạn trẻ ảo tưởng về nghề khi có chút tiền”. NS Minh Khang thẳng thắn.

T.V

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps