Vào RCEP, Việt Nam có lo tăng nhập siêu từ thị trường Trung Quốc?

14:37 | 19/11/2020

144 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Một trong những vấn đề nhiều người quan tâm, đó là Việt Nam là nước nhập siêu lớn từ Trung Quốc. RCEP bao gồm cả Trung Quốc, vậy mức độ phụ thuộc vào nước này có gia tăng hay không?
Vào RCEP, Việt Nam có lo tăng nhập siêu từ thị trường Trung Quốc? - 1
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa chính thức được ký kết sau 8 năm đàm phán.

Thách thức gì từ RCEP?

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là hiệp định thương mại tự do được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên của ASEAN và các đối tác đối thoại là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Các bên ghi nhận Hiệp định RCEP là một thỏa thuận thương mại khu vực lớn chưa từng có với sự giao hòa đa dạng của các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và kém phát triển.

Khi được 15 thành viên thực thi, RCEP sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP xấp xỉ 26,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.

Tuy nhiên bên cạnh cơ hội mang lại, cũng giống như các hiệp định thương mại tự do khác, RCEP cũng sẽ đem đến không ít thách thức cho nền kinh tế Việt Nam.

Một trong những vấn đề nhiều người quan tâm, đó là Việt Nam là nước nhập siêu lớn từ Trung Quốc. RCEP bao gồm cả Trung Quốc, vậy mức độ phụ thuộc vào nước này có gia tăng hay không?

Trả lời câu hỏi này, ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã tham gia cùng các nước ASEAN để mở cửa thị trường với Trung Quốc thông qua Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) vào năm 2010.

“Với tỉ lệ tự do hóa thuế quan mà Việt Nam cam kết với Trung Quốc theo Hiệp định RCEP thì không cao hơn so với Hiệp định ACFTA, việc thực thi Hiệp định RCEP về cơ bản sẽ không tạo ra áp lực cạnh tranh mới và gia tăng cam kết mở cửa thị trường với Việt Nam”, ông Thái nói.

Ngoài ra, ông Thái cũng cho biết với lợi thế về việc hài hòa quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RCEP, Việt Nam sẽ có cơ hội sử dụng nguyên liệu đầu vào tối ưu hơn để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên RCEP bao gồm Trung Quốc với sức cạnh tranh cao hơn khi chỉ khai thác Hiệp định ACFTA , do đó có cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.

“Như vậy, Hiệp định RCEP về cơ bản có thể coi là việc các nước ASEAN “đa phương hóa” quan hệ thương mại song phương trước đây đã có với Trung Quốc dựa trên các quy định của WTO có được các nước cập nhật cho phù hợp với tình hình mới. Do vậy, không thể nói Hiệp định RCEP là ASEAN phụ thuộc hơn vào bất cứ thị trường nào, có phụ thuộc ở đây thì là phụ thuộc vào các quy định mang tính đa phương, minh bạch và đã được quốc tế công nhận trong nhiều năm qua”, ông Thái nói.

RCEP có làm trầm trọng sự nhập siêu từ các quốc gia thành viên?

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong số các đối tác ở RCEP, Việt Nam thâm hụt thương mại gần hết với đối tác lớn, trong đó thâm hụt nặng nề nhất với Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan.

Cụ thể, số liệu từ năm 2017 đến nay, trong 5 đối tác thương mại của RCEP ngoài ASEAN, Việt Nam có thâm hụt thương mại nặng với hai nước là Trung Quốc, Hàn Quốc, còn New Zealand, Nhật và Úc, Việt Nam có thương mại cân bằng, có năm xuất siêu, có năm nhập siêu nhẹ từ vài chục triệu đến vài trăm triệu USD.

Riêng 10 tháng đầu năm 2020, Việt Nam thâm hụt từ các nước ASEAN và 5 nước đối tác 10 tháng năm 2020 là 55,5 tỷ USD, trong đó thị trường Trung Quốc, Việt Nam thâm hụt nặng nhất hơn 27,7 tỷ USD, Hàn Quốc hơn 21 tỷ USD.

Như vậy câu hỏi đặt ra liệu RCEP có phải là “màu hồng” với Việt Nam không khi nhập siêu phần lớn từ các quốc gia trong RCEP - nơi mà các nền kinh tế đều định hướng xuất khẩu?

Về vấn đề này, ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên cho biết, với tất cả các nước ASEAN thì đây là Hiệp định không hướng đến giá trị gia tăng mới về mở cửa thị trường do ASEAN đều đã FTA với các đối tác.

Thay vào đó, Hiệp định RCEP về cơ bản là thỏa thuận mang tính kết nối các cam kết đã có của ASEAN với 5 đối tác với ASEAN trong một Hiệp định FTA.

Ông Thái lấy ví dụ, doanh nghiệp sẽ chỉ phải sử dụng 1 quy tắc xuất xứ thay vì 5 bộ quy tắc xuất xứ riêng ở các FTA trước đây. Tương tự, các quy tắc về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại cũng được thống nhất và tăng cường. Do đó, về cơ bản sẽ không tạo ra cam kết mở cửa thị trường hay áp lực cạnh tranh mới mà chủ yếu hướng đến tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ông Thái cũng cho biết, với góc độ hài hòa các quy định hiện có của các hiệp định ASEAN đã có với các đối tác thì Hiệp định được coi là có giá trị cao trong việc giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường vị trí trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các xung đột về thương mại trong khu vực.

“Đơn cử như doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, khó tận dụng được ưu đãi do có nhiều quy định khác nhau giữa Hiệp định của ASEAN và các nước đối tác. Với Hiệp định RCEP, các khó khăn này sẽ giảm đi do sẽ chỉ dùng chung một bộ quy tắc duy nhất và cho phép cộng gộp hàm lượng từ tất cả các nước trong khu vực”, ông Thái nói.

Cũng theo ông Thái, trước đây nếu có tranh chấp thương mại với một đối tác lớn thì các nước ASEAN cũng khó giải quyết hơn. Nay với một cơ chế mang tính đa phương với cả 15 nước tham gia thì các quy tắc thương mại sẽ được tuân thủ triệt để hơn.

“Với góc độ như vậy, Hiệp định RCEP chắc chắn sẽ không làm trầm trọng nhập siêu, thậm chí là có khả năng cải thiện cho Việt Nam và các nước ASEAN, đặc biệt là trong dài hạn”, ông Thái nhấn mạnh.

Cũng theo vị này, nhập siêu hay không là một yếu tố cần xem xét nhưng không phải là yếu tố duy nhất khi cân nhắc lợi ích của các FTA. Đơn cử như trường hợp chúng ta có FTA song phương và khu vực với Hàn Quốc, nay thêm quan hệ FTA thông qua Hiệp định RCEP.

“Mặc dù còn nhập siêu lớn nhưng không thể phủ nhận giá trị của các Hiệp định này trong việc giúp gắn kết hai nền kinh tế, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và đem lại nhiều giá trị cụ thể cho người dân và doanh nghiệp hai bên”, ông Thái cho biết.

Theo Dân trí

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC HCM 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC ĐN 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,100 ▼350K 74,050 ▼350K
Nguyên liệu 999 - HN 73,000 ▼350K 73,950 ▼350K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
Cập nhật: 25/04/2024 11:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 81.500 ▼1000K 83.800 ▼700K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 25/04/2024 11:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,275 ▼45K 7,490 ▼35K
Trang sức 99.9 7,265 ▼45K 7,480 ▼35K
NL 99.99 7,270 ▼45K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,250 ▼45K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,340 ▼45K 7,520 ▼35K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,340 ▼45K 7,520 ▼35K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,340 ▼45K 7,520 ▼35K
Miếng SJC Thái Bình 8,180 ▼60K 8,380 ▼60K
Miếng SJC Nghệ An 8,180 ▼60K 8,380 ▼60K
Miếng SJC Hà Nội 8,180 ▼60K 8,380 ▼60K
Cập nhật: 25/04/2024 11:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,700 ▼800K 84,000 ▼500K
SJC 5c 81,700 ▼800K 84,020 ▼500K
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,700 ▼800K 84,030 ▼500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,000 ▼100K 74,700 ▼200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,000 ▼100K 74,800 ▼200K
Nữ Trang 99.99% 72,800 ▼100K 73,900 ▼200K
Nữ Trang 99% 71,168 ▼198K 73,168 ▼198K
Nữ Trang 68% 47,907 ▼136K 50,407 ▼136K
Nữ Trang 41.7% 28,469 ▼84K 30,969 ▼84K
Cập nhật: 25/04/2024 11:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,095.55 16,258.14 16,779.72
CAD 18,066.09 18,248.58 18,834.02
CHF 27,070.48 27,343.92 28,221.15
CNY 3,431.82 3,466.48 3,578.23
DKK - 3,577.53 3,714.53
EUR 26,481.22 26,748.71 27,933.23
GBP 30,827.96 31,139.35 32,138.35
HKD 3,160.58 3,192.50 3,294.92
INR - 303.87 316.02
JPY 158.45 160.06 167.71
KRW 15.94 17.71 19.32
KWD - 82,205.72 85,492.23
MYR - 5,253.88 5,368.47
NOK - 2,265.78 2,361.97
RUB - 261.72 289.72
SAR - 6,750.57 7,020.45
SEK - 2,288.25 2,385.40
SGD 18,184.25 18,367.93 18,957.20
THB 604.07 671.19 696.90
USD 25,137.00 25,167.00 25,477.00
Cập nhật: 25/04/2024 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,244 16,344 16,794
CAD 18,278 18,378 18,928
CHF 27,287 27,392 28,192
CNY - 3,462 3,572
DKK - 3,592 3,722
EUR #26,702 26,737 27,997
GBP 31,233 31,283 32,243
HKD 3,166 3,181 3,316
JPY 159.85 159.85 167.8
KRW 16.63 17.43 20.23
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,270 2,350
NZD 14,814 14,864 15,381
SEK - 2,283 2,393
SGD 18,194 18,294 19,024
THB 629.78 674.12 697.78
USD #25,166 25,166 25,476
Cập nhật: 25/04/2024 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,175.00 25,177.00 25,477.00
EUR 26,671.00 26,778.00 27,961.00
GBP 31,007.00 31,194.00 32,152.00
HKD 3,181.00 3,194.00 3,297.00
CHF 27,267.00 27,377.00 28,214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16,215.00 16,280.00 16,773.00
SGD 18,322.00 18,396.00 18,933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,215.00 18,288.00 18,819.00
NZD 14,847.00 15,342.00
KRW 17.67 19.30
Cập nhật: 25/04/2024 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25170 25170 25477
AUD 16293 16343 16848
CAD 18321 18371 18822
CHF 27483 27533 28095
CNY 0 3465.8 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26904 26954 27664
GBP 31369 31419 32079
HKD 0 3140 0
JPY 161.18 161.68 166.19
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0381 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14860 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18435 18485 19042
THB 0 642.5 0
TWD 0 779 0
XAU 8180000 8180000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 25/04/2024 11:00