Văn hóa doanh nghiệp: Giá trị cốt lõi, nền tảng giúp Petrovietnam vượt khủng hoảng

14:47 | 29/09/2020

43,857 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - "Trong những giai đoạn khủng hoảng vừa qua, tôi rất biết ơn những đồng nghiệp tại PVN đã làm việc không kể ngày đêm, giờ giấc để giúp PVN vượt qua khó khăn và phát triển, đây là giá trị cốt lõi của Văn hoá dầu khí cần được bảo tồn và phát triển..”. Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng nói.

Sáng nay (29/9), tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức Hội nghị chuyên đề Tái tạo văn hóa Petrovietnam.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn, Phó Ban Chỉ đạo triển khai Đề án tái tạo Văn hoá Petrovietnam (Đề án); đồng chí Phạm Xuân Cảnh, Phó Bí thư Thường trực, thành viên HĐTV Tập đoàn; đồng chí Đỗ Chí Thanh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, Phó Ban triển khai Đề án.

0224-kan-8306
Đồng chí Lê Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị

Về phía đơn vị tư vấn có ông Giản Tư Trung, Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE & Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục IRED.

Cùng tham dự có các đồng chí là Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tổng công ty, đơn vị thành viên, các đồng chí Trưởng/Phó các Ban/Văn phòng Tập đoàn, Trưởng/Phó các tổ chức đoàn thể Tập đoàn và cơ quan Tập đoàn, Trưởng phòng thuộc các Ban/Văn Phòng Tập đoàn tại các điểm cầu.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Lê Mạnh Hùng cho hay: Với sứ mệnh góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và là đầu tàu trong phát triển kinh tế, đóng góp xây dựng một Việt Nam hùng cường, trong suốt thời gian qua, PVN đã cơ bản thực hiện tốt sứ mệnh của mình. Tuy nhiên, qua thời gian có những thay đổi tác động đến môi trường kinh doanh, đặc biệt là văn hóa Petrovietnam.

“Chúng ta phải trả lời cho được hai câu hỏi. Thứ nhất, vì sao chúng ta hoạch định chiến lược về mặt lý thuyết rất thành công nhưng thực thi mới chỉ đạt được một phần. Trong 3 trụ cột của doanh nghiệp gồm chiến lược, đội ngũ, văn hóa thì đâu là cái chúng ta đang cần củng cố để trả lời câu hỏi trên? Thứ 2, động lực âm đã kéo tốc độ phát triển của chúng ta, có thể hình dung hình ảnh một người có động lực tiêu cực có thể kéo đổ 3-5 người có động lực tích cực. Ý tôi muốn nói chúng ta phải thấy được điều gì đã tạo nên cái đó, đấy chính là những thứ nằm trong 3 yếu tố gồm chiến lược, đội ngũ, văn hóa có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp” – Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng nói.

0350-kan-8339
Ông Giản Tư Trung chia sẻ về các vấn đề liên quan đến văn hóa doanh nghiệp tại Hội nghị

Để trả lời được hai câu hỏi đó, theo Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng, vào cuối tháng 11/2019, HĐTV Tập đoàn đã có quyết định phê duyệt “Đề án tái tạo Văn hoá Petrovietnam” và thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Đề án.

"Mục tiêu của Đề án là tìm lại những giá trị cốt lõi của văn hóa dầu khí đã được hình thành trong suốt quá trình phát triển để củng cố, đồng thời rà soát loại bỏ những yếu tố văn hóa gây ra cản trở sự phát triển bền vững của Tập đoàn, trên cơ sở đó tái tạo để cập nhật tốt hơn những yếu tố mới, những xu hướng của thời đại nhằm xây dựng văn hóa Petrovietnam", Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Tham gia tư vấn tại Hội nghị, ông Giản Tư Trung, Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE & Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục IRED đã trình bày những nội dung liên quan đến các vấn đề văn hóa nói chung, văn hóa doanh nghiệp và tái tạo văn hóa doanh nghiệp nói riêng.

Theo ông Giản Tư Trung, văn hóa là lợi thế cạnh tranh quan trọng bậc nhất và bền vững nhất của doanh nghiệp/tổ chức. Để có doanh nghiệp tầm vóc thì phải đầu tư cho văn hóa. Bởi lẽ, nếu không đầu tư cho văn hóa thì doanh nghiệp sẽ không thể giàu, hoặc giàu mà không sang; không thể mạnh, hoặc mạnh mà không vững.

"Tổ chức tư vấn và đào tạo hàng đầu của Mỹ, FranklinCovey từng cho rằng: “Đối thủ của bạn có thể sao chép tất cả mọi thứ, từ chiến lược, sản phẩm, hệ thống cho đến bí quyết công nghệ... chỉ trừ một thứ duy nhất họ không thể sao chép hay ăn cắp được, đó chính là văn hóa của doanh nghiệp”, ông Trung dẫn chứng.

0439-kan-8333
Các đại biểu tham dự lắng nghe chia sẻ

Làm sao để xây dựng văn hóa hiệu quả cao? Theo ông Trung, đầu tiên là cần có phương pháp kiến tạo văn hóa. Cụ thể là kiến tạo văn hoa bằng các "thói quen hiệu quả", xây dựng phải từ bên trong ra, không phải từ bên ngoài vào; phải tập trung vào mô thức, không phải hành vi.

Thứ hai, thực hiện theo một giải pháp kiến tạo văn hóa cụ thể. Đó là giải pháp "7 Habits" từ FranklinCovey: Xây dựng văn hóa hiệu quả cao bằng "7 thói quen hiệu quả".

Thứ ba, biết "7 Habits"; sống với "7 Habits" để trở thành cá nhân hay tổ chức hiệu quả cao hơn.

Petrovietnam là tập đoàn kinh tế chủ lực của đất nước, vì vậy cần phải hướng đến một tầm vóc. Và để có tầm vóc thì nhất thiết phải đầu tư cho văn hóa. Không có văn hóa, Tập đoàn có thể mạnh nhưng không vững. Đặc biệt, cần xem văn hóa là nền tảng của quá trình tái tạo. Vì thế, theo ông Trung việc thực hiện theo các bước xây dựng văn hóa hiệu quả cao ở trên là cần thiết.

Trả lời câu hỏi vì sao rất ít doanh nghiệp kiến tạo hay tái tạo thành công văn hóa cho doanh nghiệp? Ông Giản Tư Trung cho rằng, có 5 nguyên nhân đó là do thiếu nhận thức sâu sắc; thiếu giấc mơ văn hóa; thiếu phương pháp luận; thiếu giải pháp cụ thể, thiếu nỗ lực bền bỉ trong quá trình xây dựng văn hóa. Trong đó nguyên nhân cốt lõi vẫn là do thiếu nhận thức sâu sắc về văn hóa.

Phát biểu kết thúc Hội nghị, đồng chí Lê Mạnh Hùng cảm ơn những chia sẻ hết sức bổ ích của ông Giản Tư Trung và cho rằng đó là những kiến thức hết sức cần thiết trong quá trình thực hiện Đề án tái tạo Văn hóa Petrovietnam.

"Trong những giai đoạn khủng hoảng vừa qua, tôi rất biết ơn những đồng nghiệp tại PVN đã làm việc không kể ngày đêm, giờ giấc để giúp PVN vượt qua khó khăn và phát triển, đây là giá trị cốt lõi của Văn hoá dầu khí cần được bảo tồn và phát triển..”. Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng nói.

Cho rằng quá trình hoàn chỉnh để đưa Đề án tái tạo Văn hóa Petrovietnam vào cuộc sống cũng giống như chúng ta trang bị thêm lý tưởng và mục tiêu để cuối cùng có được sự thống nhất trong tư tưởng và trong hành động, Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng nêu rõ, để Đề án triển khai thành công rất cần có sự chung tay, hợp lực cả về tinh thần lẫn sức lực, trí tuệ của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Tập đoàn.

"Viện Nghiên cứu Giáo dục IRED hướng tới 3 nhóm đối tượng là: quan trí, dân trí, doanh trí, trong đó mục tiêu chính là đối tượng doanh trí, nhằm nâng cao tri thức cho doanh nghiệp và doanh nhân, đội ngũ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong việc nâng cao doanh trí cho giới doanh nhân có lĩnh vực hết sức quan trọng đó là văn hóa doanh nghiệp, đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với Petrovietnam" - Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng nói.

Minh Loan - Hiền Anh

Trải qua khủng hoảng, PVN luôn giữ được giá trị cốt lõi Trải qua khủng hoảng, PVN luôn giữ được giá trị cốt lõi
Ngành Dầu khí trước sóng gió của “khủng hoảng kép” Ngành Dầu khí trước sóng gió của “khủng hoảng kép”
Cốt cách và bản sắc riêng biệt đã tạo nên truyền thống văn hóa của những người đi tìm lửa Cốt cách và bản sắc riêng biệt đã tạo nên truyền thống văn hóa của những người đi tìm lửa
Tạo thế và lực cho Petrovietnam Tạo thế và lực cho Petrovietnam
Lắng nghe, chia sẻ, đánh giá đúng những khó khăn khách quan, chủ quan để tháo gỡ có hiệu quả Lắng nghe, chia sẻ, đánh giá đúng những khó khăn khách quan, chủ quan để tháo gỡ có hiệu quả
Tái tạo Văn hoá Petrovietnam gắn với hoạt động chung của Tập đoàn Tái tạo Văn hoá Petrovietnam gắn với hoạt động chung của Tập đoàn
Petrovietnam - 45 năm sứ mệnh tìm dầu Petrovietnam - 45 năm sứ mệnh tìm dầu
[E-Magazine] Bí quyết vượt [E-Magazine] Bí quyết vượt "khủng hoảng kép" của PVN
Chuyện bảo dưỡng Chuyện bảo dưỡng "con gấu lớn" của Petrovietnam
[E-magazine] PVN - Tâm thế vượt [E-magazine] PVN - Tâm thế vượt "khủng hoảng kép"
Petrovietnam: Văn hóa ứng xử trong thử thách Petrovietnam: Văn hóa ứng xử trong thử thách

DMCA.com Protection Status