Ứng dụng kỹ thuật mới trong điều trị u tế bào khổng lồ thể nặng

10:34 | 18/01/2019

753 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhiều người bệnh trong độ tuổi lao động bị mắc u tế bào khổng lồ gây tiêu hủy xương đứng trước nguy cơ tàn phế do phải cắt cụt chân hoặc phải chi số tiền rất lớn để thay khớp loại đặc biệt. Tuy nhiên đến nay, các bác sĩ sẽ mổ lấy u và sử dụng khối xương sụn đồng loại của người hiến tặng để ghép thành, giúp người bệnh trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Bệnh nhân u xương tế bào khổng lồ đi lại bình thường sau ghép.

Ca phẫu thuật này ứng dụng kỹ thuật mới này đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện Việt Đức.

Theo đó, bệnh nhân N.T.Q., 36 tuổi ở Việt Yên, Bắc Giang bị phát hiện mắc căn bệnh u xương tế bào khổng lồ giai đoạn muộn (năm 2014). Tại thời điểm đó, khối u đã “ăn” hết khối lồi cầu ngoài xương đùi, sau khi mổ lấy u và ghép xi măng xương tạm thời, bệnh nhân không thể đi lại được bình thường. Do khối u “ăn” rất nhiều xương nên giải pháp duy nhất lúc đó là phải thay khớp gối loại đặc biệt. Nếu sang Singgapo thay khớp, chi phí khoảng 1 tỷ đồng hoặc chờ đợi thay khớp gối trong nước với chi phí khoảng 300 triệu đồng nhưng chưa biết khi nào mới nhập được loại khớp này. Vì vậy, bệnh nhân phải ngừng công việc và cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn.

ung dung ky thuat moi trong dieu tri u te bao khong lo the nang
Bệnh nhân u xương tế bào khổng lồ thăm khám lại sau thời gian được ghép xương. Ảnh: VGP/Thùy Giang

TS.BS Trần Hoàng Tùng, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật chi dưới, Bệnh viện Việt Đức, khối lồi cầu xương đùi là một phần quan trọng của khớp gối, có vai trò chịu lực chính của cơ thể. Mặc dù u tế bào khổng lồ là bệnh lành tính nhưng hay tái phát (tỉ lệ từ 10-50%). Bệnh lại hay gặp ở phần xương dài như chân, tay và đặc biệt ở lồi cầu xương đùi chiếm tới 50% các trường hợp, gây tiêu huỷ xương khiến cho bệnh nhân không đi lại được, thậm chí là tàn phế. Đồng thời bệnh lại hay gặp ở lứa tuổi lao động (30-40 tuổi) gây ảnh hưởng đến toàn xã hội.

Việc điều trị cũng rất khó khăn do người bệnh thường đến muộn, khối u “gặm nhấm” phần lớn xương vùng khớp gối, người bệnh sau điều trị nhiều lần vẫn rất khó trở về cuộc sống bình thường, kể cả việc thay khớp gối loại đặc biệt rất đắt tiền.

Biết được hoàn cảnh của bệnh nhân Q, sau một thời gian dài chờ đợi không có khớp để thay, TS.BS Tùng đã quyết định sử dụng khối lồi cầu kèm sụn từ nguồn bệnh nhân tai nạn và chết não hiến tặng, ghép cho bệnh nhân.

“Khối xương lồi cầu đùi kèm sụn sau khi được loại trừ vi khuẩn, virus và tế bào, bảo quản lạnh ở nhiệt độ âm 85 độ C, được đem ghép cho bệnh nhân. So với việc thay khớp gối nhân tạo, việc ghép xương đồng loại này được đánh giá sẽ tốt hơn rất nhiều, đồng thời giúp giảm chi phí điều trị xuống còn khoảng 25-30 triệu (thấp hơn khoảng 10 lần thay khớp nhân tạo loại đặc biệt).

TS.BS Tùng chia sẻ “khi ghép cho bệnh nhân, chúng tôi cũng nghĩ đến tình huống xấu là vùng sụn ghép từ nguồn của người chết não có thể sẽ không sống được mà chỉ có phần xương sẽ hoà hợp với cơ thể mới. Nhưng bệnh nhân vẫn chấp nhận và chúng tôi cũng thấy rằng cho dù cơ thể chỉ đáp ứng đồng hóa một phần xương ghép thì bệnh nhân vẫn có lợi, được cung cấp nền xương để thay khớp gối thông thường với chi phí khoảng 50 triệu đồng. May mắn, toàn bộ xương và sụn ghép đã “sống” trong cơ thể mới. Sau 6 tháng phẫu thuật bệnh nhân đã đi lại rất tốt và đến thời điểm này, sau 3 năm theo dõi liên tục, khối u không tái phát, xương và sụn ghép phát triển tốt, bệnh nhân đi lại, làm việc, chạy gần như bình thường”.

Từ thành công này cho đến nay, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã ghép được cho 8 bệnh nhân với tiến triển tốt, 7 bệnh nhân đi lại được bình thường, 1 bệnh nhân sau hơn 2 năm khối xương liền rất ít nhưng phần sụn khớp hồi phục kém nên TS. BS. Tùng sẽ ghép thêm sụn cho bệnh nhân qua phẫu thuật nội soi vào tuần sau.

BS. Tùng cũng chia sẻ thêm, do ưu thế của xương sụn đồng loại là không phải dùng thuốc chống thải ghép, sau một thời gian đồng hóa và tái cấu trúc, xương thành của bệnh nhân, không mang dấu ấn của người cho nên nhu cầu vật liệu gân, xương đồng loại là rất lớn. Nhưng nguồn cung hiện nay rất ít, hiện đang có rất nhiều bệnh nhân bị u tế bào khổng lồ phải ghép xi măng xương tạm thời chờ ghép xương.

BS Tùng khuyến cáo, bệnh u tế bào khổng lồ rất hay gặp ở độ tuổi lao động nên nếu thấy đau ở vùng xương, nhất là vùng khớp gối nên đi chụp phim X-quang và khám để phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn đầu. Với trường hợp này khi mổ lấy khối u, việc ghép xương sẽ dễ dàng hơn, bệnh sẽ tiến triển tốt hơn.

Báo điện tử Chính phủ

ung dung ky thuat moi trong dieu tri u te bao khong lo the nang Ngã gãy chân mới phát hiện bị ung thư xương
ung dung ky thuat moi trong dieu tri u te bao khong lo the nang BV Răng - Hàm - Mặt Trung ương: Tạo xương hàm từ xương chân
ung dung ky thuat moi trong dieu tri u te bao khong lo the nang Hoại tử xương vì đắp lá khi bị gẫy tay

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

(PetroTimes) - Đợt khảo sát tháng 3/2024, đoàn thám hiểm hang động Anh - Việt đã ghi nhận thêm 22 hang động mới và 3 hang động khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.