Ùn tắc giao thông đã giảm nhưng còn phức tạp

20:50 | 27/03/2012

445 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
   “Hạn chế phát triển phương tiện cá nhân để giảm ùn tắc giao thông nhưng khi vừa mới bắt đầu triển khai, đã thấy người dân kêu đụng tới quyền tự do mua sắm, quyền của mỗi người phải được hài hòa trong quyền chung của xã hội” Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nhấn mạnh.

>> Giao thông ùn tắc vì quá nhiều… nút thắt!

Cần sự chia sẻ của xã hội

Ngày 27/3, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp bàn về những vấn đề giao thông còn tồn tại trong thời gian qua. Tại đây, nhiều ý kiến cho rằng tình hình ùn tắc giao thông đã giảm nhưng còn nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt là tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí nhưng vẫn ở mức cao.

Tại cuộc họp, đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã thẳng thắn nói về các biện pháp nhằm giảm ùn tắc và ATGT trên địa bàn thành phố.

Bí thư Phạm Quang Nghị cho rằng: “Công tác đảm bảo an toàn giao thông và các giải pháp chống ùn tắc, tai nạn trên địa bàn là nhiệm vụ thường xuyên cấp thiết không chỉ của Thủ đô mà của cả nước. Để giải quyết vấn nạn giao thông, đòi hỏi tập trung mọi nỗ lực của Đảng, Nhà nước, sự đồng thuận của nhân dân và của toàn xã hội. Không có nước nào có nhiều người chết vì tai nạn giao thông như ở nước ta, số vụ tai nạn không ngừng tăng lên. Thế nhưng, khi chúng ta muốn hạn chế phát triển phương tiện cá nhân, mà mới bắt đầu đã thấy nói đụng tới quyền tự do mua sắm, quyền của mỗi người phải được hài hòa trong quyền chung của xã hội. Nếu chúng ta khuyến khích cái quyền cá nhân đến mức nào đó thì một lúc người có xe cá nhân được thực hiện quyền không đi được”.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trả lời phỏng vấn.

"Ai cũng biết, để giải quyết một cách căn bản lâu dài khắc phục được vấn đề giao thông nó đòi hỏi phải đồng bộ rất nhiều yếu tố: Thứ nhất là quy hoạch giao thông phải tốt, quy hoạch phải có tầm nhìn chiến lược về giao thông phải đi tắt, đón đầu, phải góp phần mở đầu cho kinh tế phát triển. Phố cổ ngày xưa quy hoạch khác bây giờ, một thành phố 2,3 vạn người, nhiều lắm là 1 triệu nhưng bây giờ chúng ta 3 triệu người. Thứ hai, nhất định là phải đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, đường bộ, đường sắt trên cao này và phải đạt tối thiểu về tỉ lệ mật độ dân cư và phương tiện đường đủ cho xe chạy thì bây giờ đường đang không đủ cho xe chạy” – Bí thư Thành ủy chỉ rõ.

Theo đồng chí Phạm Quang Nghị, chúng ta đã tuyên truyền tai nạn giao thông rất nhiều, sáng nào ti vi cũng phát sóng về giao thông cả thế mà ra đường cái vẫn cứ vi phạm, mức độ vi phạm của chúng ta từ cái sơ đẳng nhất như đi không đúng làn đường, vượt đèn đỏ cho đến lạng lách đua xe đánh võng bóp còi inh ỏi không nhường đường. Chúng ta đang giải quyết vấn đề an toàn giao thông trong hoàn cảnh ý thức tham gia giao thông có thể nói là ý thức vẫn là ý thức, trong cái điều kiện như vậy công tác tổ chức điều hành quản lý về an toàn giao thông chúng ta đã rất cố gắng có nơi thế này có nơi thế kia. Từ cấp phép lái xe đến xử phạt không nghiêm rồi phương tiện không đăng ký cũng lưu hành.

Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy cũng chỉ ra rằng: "Lãnh đạo thành phố cách đây chục năm cũng vì công luận, vì dư luận rồi vì công ăn việc làm của người đã để cho xích lô hoạt động giao thông. Các đồng chí công an báo cáo là cấp phép tối đa 1.200 phương tiện xích lô, nhưng thực tế thì lên đến 400 nghìn thậm chí 500 nghìn xích lô. Cứ một người đăng ký một cái xích lô thì gọi thêm 3, 4 người họ hàng lên đi làm cho thuê”.

Tầm nhìn chiến lược về giao thông

Mà một vấn đề rất rộng lớn, rất khó là giao thông thì mức độ liên quan tác động của nó là rất lớn. Chính vì vậy, trong những năm qua và đặc biệt là năm 2011, đầu năm 2012 thành phố thực hiện rất nhiều biện pháp để mà hạn chế ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông.

Vấn nạn giao thông là vấn đề bức xúc cần có sự giải quyết đồng bộ. Giải quyết sẽ lâu dài và phải đồng bộ nhiều yếu tố, công tác quy hoạch tầm nhìn vấn đề giải quyết giao thông phải đi tắt đòn đầu mở đường cho kinh tế xã hội, nhưng chúng ta đang ở trong tình thế không những không đi trước một bước mà còn là nút thắt.

Bỏ hàng tỉ đồng mua ô tô không kêu, bỏ vài triệu đồng để nâng cấp đường thì kêu trời?!

Bên cạnh đó, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông phải đồng bộ. Những năm qua, Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp hạn chế ùn tắc tai nạn. Cách đây 10 năm, Nghị quyết 34 giảm dần ùn tắc giao thông trên địa bàn nêu ra 8 giải pháp giải pháp lớn còn nguyên giá trì giải pháp cơ chế chính sách tăng phương tiện công cộng đề ra hàng đầu. Nếu không hạn chế xe cá nhân thì tắc thêm tắc.

Chúng ta đã chi ra ngân sách để mua thói quen sử dụng phương tiện công cộng, Thành phố cũng đã chi 1.400 tỉ đồng để bù lỗ cho phương tiện xe buýt. Hạn chế phương tiện cá nhân, cách đây 9 năm đã đề cập tới, giờ đụng tới là đụng tới quyền lợi, quyền cá nhân phải thực hiện trong cộng đồng thế nào, nếu ai cũng thực hiện quyền cá nhân của mình thì chẳng ai có quyền được đi nữa.

Ngoài ra, Chính phủ đồng ý thu phí bảo trì đường bộ, khi người dân mua ô tô với giá hàng tỉ đồng thì không hỏi tiền ở đâu mà vẫn chi ra để mua ô tô. Đến khi đường xá xuống cấp, xấu mà chỉ yêu cầu đóng góp số tiền tham gia giao thông lại kêu trời. Suy rộng ra, tại sao nhà đầu tư vào các ngành khác mà không vào đầu tư hạ tầng giao thông. Phải chăng liên quan đến cơ chế chính sách.

Đề cập vấn đề hạn chế phương tiện cá nhân vào nội đô, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho hay đây là mong muốn của thành phố mục đích để giảm thiểu phương tiện cá nhân đặc biệt là ô tô vào trung tâm trong giờ cao điểm. Mật độ giao thông của thành phố hiện nay quá lớn. Để xây dựng phương án thu phí thành phố đang có ý tưởng tính phí theo hình thức lũy tiến giờ cao điểm. Mục đích khi người dân vào trung tâm sẽ cố gắng lưu lại phương tiện với thời gian ngắn nhất.Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND thành phố việc xây dựng phương án tổ chức kiểm soát bằng cổng hay vé lưu hành vào nội đô là bài toàn rất khó vì đô thị trung tâm rất nhiều ngõ ngách. Hiện nay thành phố đang nghiêm cứu kỹ mới giải quyết được vấn đề này. Bên cạnh việc hạn chế phương tiện giao thông, đồng chí cho rằng việc đầu tiên hiện nay phải quan tâm đến nguồn lực đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp hạ tầng giao thông đô thị.

Ngoài ra, để giảm thiểu ùn tắc giao thông đòi hỏi sự tham gia cộng đồng như phong trào toàn dân ý thức tham gia vào phân làn phân luồng, trong vấn đề giữ gìn trật tự vỉa hẻ lòng đường. Khi để xảy ra những tình trạng lấn chiếm vỉa hè lòng đường chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm. Thành phố cũng mạnh dạn đề xuất tiêu chí đánh giá cấp ủy địa phương dịp cuối năm, tiêu chí về đánh giá xác định lãnh đạo chỉ đạo điều hành.

Thiên Minh