Trung Quốc yêu cầu châu Âu đừng xía vào Biển Đông

07:00 | 18/06/2016

4,193 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 17/6, Đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Âu yêu cầu khối này không nên can thiệp vào cuộc xung đột ở Biển Đông mà nên tập trung vào… nạn cướp biển thì hơn.
tin nhap 20160617230316
Đại sứ Trung Quốc tại EU, Dương Yến Di

Trang thông tin châu Âu Euro Activ hôm qua dẫn lời bà đại sứ Trung Quốc ở EU, Dương Yến Di, cho rằng các xung đột về chủ quyền ở Biển Đông liên quan đến lợi ích hàng đầu của Trung Quốc và việc giải quyết các loại bất đồng này không thuộc thẩm quyền của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển và các quy định của Công ước này, Trung Quốc đã làm như nhiều quốc gia khác và đã lựa chọn hình thức đàm phán song phương, thay cho một giải pháp có sự tham gia của bên thứ ba.

Bà Dương Yến Di yêu cầu Liên minh châu Âu không nên từ bỏ lập trường trung lập trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông và nên tập trung vào việc bảo đảm an ninh hàng hải trong khu vực, ví dụ như chống nạn cướp biển.

Đại sứ Trung Quốc nhấn mạnh, nạn cướp biển “mới là mối đe dọa thực sự, khác với vấn đề chủ quyền hoặc biên giới trên biển” và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ cần được giải quyết giữa Trung Quốc và các nước có đòi hỏi và đó không phải là vai trò của châu Âu.

Cuối cùng, bà đại sứ Trung Quốc cũng không quên đưa ra lời răn đe EU khi tố cáo Mỹ khiêu khích chính trị và quân sự khiến tình hình hình Biển Đông căng thẳng.

Phản ứng của bà Dương Yến Di được đưa ra nhằm đáp trả những tuyên bố gần đây của lãnh đạo khối EU về Biển Đông.

Đầu tuần trước, nhân chuyến thăm Bắc Kinh, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ lo ngại về cuộc xung đột ở Biển Đông và cho rằng “cần phải sử dụng một loạt cơ chế, kể cả đàm phán đa phương, để tránh làm nẩy sinh những căng thẳng mới”.

Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã tuyên bố là Liên minh châu Âu cần phải có một lập trường rõ ràng về các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc.

Từ lâu, Liên minh châu Âu đã kêu gọi tất cả các bên đòi chủ quyền Biển Đông phải giải quyết tranh chấp một cách hoà bình, và dựa trên luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.

Hồi đầu tháng 6 này, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian còn đề nghị các lực lượng hải quân châu Âu phối hợp để thực hiện các cuộc tuàn hành trên Biển Đông để khẳng định trật tự hàng hải quốc tế. Ông khuyến cáo nếu luật pháp quốc tế trên biển không được tôn trọng trong vùng, thì luật pháp quốc tế tại các vùng biển khác như ở Biển Địa Trung Hải cũng sẽ bị thách thức.

Ngoài ra, việc Trung Quốc lên tiếng yêu cầu châu Âu đứng ngoài chuyện tranh chấp ở Biển Đông diễn ra đúng vào thời điểm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague – Hà Lan dự kiến đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách “đường chín đoạn” ở biển Đông vào ngày 7/7 tới.

Cũng trong ngày hôm qua, 5 quốc gia đã lên tiếng vạch mặt Bắc Kinh khi đưa họ vào danh sách 60 nước ủng hộ Trung Quốc chống PCA.

tin nhap 20160617230316

Bắc Kinh bịa đặt 60 nước ủng hộ chống PCA, 5 nước lên tiếng vạch trần sự dối trá

Ba Lan đã vô cùng sửng sốt khi Bắc Kinh đột nhiên ra tuyên bố nói rằng Ba Lan ủng hộ chính sách của Trung Quốc.

tin nhap 20160617230316

Mỹ và Nga cần phối hợp để trị Trung Quốc

Mỹ nên phối hợp chặt chẽ với Nga để ngăn chặn việc Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, báo The Washington Times viết.

Nh.Thạch

AP, AFP, Reuters