Trung Quốc nỗ lực thoát khỏi phụ thuộc công nghệ phương Tây
Trung Quốc khởi động lò phản ứng Hualong One |
Theo Tổng công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC), lò phản ứng, đã được kết nối với lưới điện quốc gia vào thứ Sáu, có thể sản xuất khoảng 10 tỷ kWh điện mỗi năm và giảm lượng khí thải carbon 8,16 triệu tấn.
CNNC cho biết Trung Quốc đang phá vỡ "thế độc quyền của công nghệ hạt nhân nước ngoài".
Theo Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc chỉ cung cấp 5% nhu cầu điện của đất nước vào năm 2019, nhưng tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên với mục tiêu trở thành trung hòa carbon của Trung Quốc vào năm 2060.
Giảm sự phụ thuộc vào công nghệ phương Tây trong các lĩnh vực chiến lược, chẳng hạn như điện hạt nhân, là mục tiêu trọng tâm của chiến lược Trung Quốc được xác định trong kế hoạch "Sản xuất tại Trung Quốc 2025".
Hàng tỷ đô la viện trợ công đã được đổ vào các công ty Trung Quốc để đạt được mục tiêu này, một chính sách khiến các đối tác thương mại của Trung Quốc tức giận và châm ngòi cho cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Công việc phát triển Hualong One bắt đầu vào năm 2015 và sáu lò phản ứng khác hiện đang được xây dựng ở Trung Quốc và nước ngoài, CNNC cho biết.
Trung Quốc có 47 nhà máy điện hạt nhân với tổng công suất 48,75 triệu KW, đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và Pháp.
Nh.Thạch
AFP
-
Quan hệ Việt Nam - Lào là yếu tố sống còn với sự nghiệp cách mạng của hai nước
-
Vừa làm, vừa hoàn thiện thị trường carbon trong nước
-
Doanh nghiệp Nhà nước cần được tăng cường phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả kinh doanh
-
Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông
-
Hướng tới một Cộng đồng ASEAN kết nối hơn, tự cường hơn