Trung Quốc mập mờ về lượng khí thải CO2

07:00 | 10/03/2021

|
(PetroTimes) - Lượng khí thải carbon dioxide (CO2) của Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm từ năm 2030. Nhưng, vừa qua, kế hoạch được trình bày chi tiết trước Quốc hội lại không nêu rõ cách thức để Bắc Kinh có thể làm được điều này. Mặt khác, quốc gia gây ô nhiễm lớn nhất thế giới này dự kiến sẽ tăng cường đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than.
Trung Quốc mập mờ về lượng khí thải CO2

Bài phát biểu của Thủ tướng Lý Khắc Cường trước Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (PNA) (Quốc hội) không đề cập đến bất kỳ giới hạn tiêu thụ năng lượng nào trong kế hoạch 5 năm mới (2021-2025). Lauri Myllyvirta, từ Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và Không khí sạch (CREA), có trụ sở tại Helsinki, than thở: “Không có mục tiêu kiểm soát tiêu thụ năng lượng, kế hoạch này thậm chí còn ít tham vọng hơn kế hoạch trước. Ông cho biết thêm: “Do đó, không có gì đảm bảo rằng tốc độ tăng phát thải sẽ chậm lại”.

Như thường lệ, Trung Quốc đề cập đến việc giảm cường độ carbon - lượng CO2 được tạo ra trên một đơn vị GDP. Ông Lý Khắc Cường tuyên bố giảm 18% chỉ số ở giai đoạn này, bằng với mục tiêu trong 5 năm qua. Mặt khác, mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt ra cho năm 2021 ít nhất 6%. Có nghĩa là về giá trị tuyệt đối, lượng khí thải gây ô nhiễm nhất sẽ tiếp tục tăng ít nhất trong năm nay.

Cho đến năm 2025, Trung Quốc có kế hoạch tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 20% trên tổng năng lượng, so với 15,9% ở thời điểm hiện tại. Nhưng họ không nêu chi tiết bất kỳ mục tiêu định lượng nào liên quan đến sự phát triển năng lượng gió, năng lượng mặt trời hoặc thủy điện.

Trung Quốc là nguồn phát thải hơn 1/4 lượng khí nhà kính toàn cầu. Các chuyên gia cho biết mục tiêu của họ là đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2060. Nhưng để làm được điều này, họ phải giảm ngay sản lượng của các nhà máy nhiệt điện than.

Ngược lại, vào tháng trước, chính phủ Trung Quốc đã ra chỉ thị kêu gọi "tăng tỷ trọng của các nhà máy nhiệt điện than công suất lớn". Ông Myllyvirta nhận xét: “Sự tương phản rõ rệt giữa tham vọng phát triển không có carbon và đầu tư liên tục vào nhiên liệu hóa thạch”.

Sau khi bị ảnh hưởng nặng nề vào đầu năm 2020 do dịch bệnh, nền kinh tế Trung Quốc đã khởi sắc trở lại nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Các nhà bảo vệ môi trường lo ngại rằng điều này sẽ khiến họ quên đi những lời hứa về khí hậu. Theo Cục Thống kê quốc gia, trong năm ngoái, lượng khí thải CO2 của Trung Quốc đã tăng thêm 1,5% mặc dù các nhà máy đã ngừng hoạt động.

'Phân bua' về luật hải cảnh mới, Trung Quốc 'rủ' Nhật Bản đối thoại xây dựng lòng tin'Phân bua' về luật hải cảnh mới, Trung Quốc 'rủ' Nhật Bản đối thoại xây dựng lòng tin
Biển Đông, cũ và mới, ủng hộ và lo ngạiBiển Đông, cũ và mới, ủng hộ và lo ngại
Người Mỹ lo ngại về nguồn tài trợ của Trung Quốc với châu PhiNgười Mỹ lo ngại về nguồn tài trợ của Trung Quốc với châu Phi

Nh.Thạch

AFP