Trong thế giới đa cấp: Quần lót giá 11 triệu đồng

16:57 | 04/03/2016

2,208 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thiếu hiểu biết, lòng tham và sự mụ mị của “hoa hồng khủng”, nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số “hồn nhiên” trở thành con mồi béo bở của giới kinh doanh đa cấp. Vòi bạch tuộc đa cấp tỏa đi khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn và cả vùng sâu, vùng xa… đâu đâu cũng có mặt của những tên lừa đảo mang tên “đa cấp”.
gan 11 trieu cai quan lot van co nguoi muaBộ Công Thương đưa khuyến cáo về bán hàng đa cấp
gan 11 trieu cai quan lot van co nguoi mua'Nữ quái' đa cấp lừa đảo hơn 20 tỷ đồng
gan 11 trieu cai quan lot van co nguoi muaĐại tá "dỏm" và những chiêu lừa tinh quái

Mỗi khi cơn bão đa cấp đi qua là nơi đó để lại nước mắt, thậm chí là những hình ảnh tan cửa nát nhà. Mặc dù cuộc sống nghèo túng “ăn bữa trưa lo bữa tối”, nhưng vì lợi nhuận “hứa hẹn” nên vẫn không ít người đã bỏ ra cả trăm triệu đồng mua sản phẩm quần áo lót, nồi cơm điện, bình lọc nước… với hy vọng mua càng nhiều thì sau vài năm sẽ có tiền tỷ trong tay mà không cần phải làm gì.

Thời gian qua, địa bàn vùng cao Đắk Glei (Kon Tum) là một trong những tâm điểm của kinh doanh đa cấp nhằm tới. Tuy nhiên, các mặt hàng mà các công ty đa cấp đưa về các bản, làng vùng cao lại là các mặt hàng đồ gia dụng, các mặt hàng điện lạnh như bếp từ, nồi cơm điện, máy lọc nước nano và sản phẩm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm… Thế nhưng, chúng lại được bán với cái giá trên trời.

gan 11 trieu cai quan lot van co nguoi mua
Hợp đồng mua hàng và thẻ thành viên của vợ chồng Y Dinh.

Một người dân tộc Giẻ Triêng tại xã Đắk Kroong (huyện Đắk Glei) mua bộ áo ngực nano lên tới 5,2 triệu đồng, trong khi đó cũng với tên gọi bộ áo ngực nano xuất xứ Trung Quốc có giá trên thị trường chỉ khoảng 500.000 đồng. Bộ nồi cơm điện và bếp từ giá trị thực không quá 2 triệu thì được bán cho dân tới 8,8 triệu đồng.

Tương tự, anh A Krõ (ở xã Đắk Pét, Đắk Glei) mua chiếc quần lót nữ với giá 10,7 triệu đồng, hai chiếc nồi áp suất giá 11,7 triệu đồng. Để anh A Krõ bỏ tiền ra mua các sản phẩm trên, nhân viên phát triển thị trường đa cấp dụ dỗ “một vài tháng sau sẽ nhận được 75 triệu đồng”.

Như thế cũng chưa thấm thoát vào đâu, hai hộ A Nhót và A Nic, mỗi người cùng bỏ ra 260 triệu đồng mua sản phẩm quần áo lót, nồi cơm điện, bình lọc nước… với hy vọng mua càng nhiều thì sau vài năm sẽ có tiền tỷ trong tay mà không phải làm gì.

Đưa ra 4 gói cà phê, một gói trà, ông A Lan (ở làng Kon Riêng, xã Đắk Choong, Đắk Glei) cho biết, ông mua số sản phẩm này với giá 36,6 triệu đồng.

“Trước có ông anh họ bán hàng của công ty đa cấp rỉ tai là mua số hàng trên để tham gia góp vốn kinh doanh chuỗi cửa hàng, siêu thị rất to ở thành phố. Tôi phải bán trâu, rẫy mì để bỏ ra 36,6 triệu mua sản phẩm và được cấp một thẻ VIP kèm theo lời hứa sau 9 tháng được công ty trả 99 triệu đồng tiền lợi tức kèm theo tiền vốn ban đầu” - ông A Lan nói.

Liên quan đến hoạt động đa cấp càn quét vùng cao Tây Nguyên, Sở Công thương tỉnh Kon Tum cho hay, hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum có khoảng 4.100 người dân tham gia vào hoạt động của trên 20 tổ chức, doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Ngoài phát triển mạng lưới ở các khu trung tâm, các doanh nghiệp đa cấp còn cử các nhân viên đi vào các khu dân cư, tập hợp người dân tham gia mua hàng, góp vốn và lôi kéo những người khác cùng tham gia để hưởng doanh số.

Trước tình hình phức tạp về hoạt động đa cấp, UBND tỉnh Kon Tum đã gửi văn bản lên Bộ Công thương và Ban Chỉ đạo 138 Quốc gia mở chuyên án điều tra, xét xử nghiêm các tổ chức cố tình lừa đảo người dân.

Liên quan đến vấn đề này, Công an tỉnh Kon Tum cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có hàng trăm người dân tham gia góp vốn đa cấp với số tiền hàng tỷ đồng. Phương thức chủ yếu là các đơn vị huy động vốn sẽ tổ chức ký hợp đồng với người dân và cấp một mã số. Cứ giới thiệu được một người vào đường dây, người giới thiệu sẽ được hưởng 10% giá trị hợp đồng và hưởng theo cấp số nhân tương ứng với số người lôi kéo được.

Minh Tùng

tổng hợp