TP. HCM thu hồi, đấu giá đất hai bên đường mới

03:04 | 24/02/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong đề án "Quản lý và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả" vừa được UBND TP. HCM phê duyệt.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong Top 5 địa điểm thu hút nhà đầu tư bất động sản tại châu Á - Thái Bình DươngThành phố Hồ Chí Minh nằm trong Top 5 địa điểm thu hút nhà đầu tư bất động sản tại châu Á - Thái Bình Dương
TP.HCM hướng dẫn cấp sổ hồng cho nhà sở hữu chungTP.HCM hướng dẫn cấp sổ hồng cho nhà sở hữu chung
TP. HCM thu hồi, đấu giá đất hai bên đường mới
Ảnh minh họa

Theo đó, nhà nước sẽ thu hồi đất có diện tích lớn hơn hai bên hạ tầng đường mới để tái định cư cho người bị thu hồi đất, người có đất kề bên dự án.

Phần đất dôi dư sau khi bị thu hồi sẽ được bán đấu giá để phục vụ triển khai, thực hiện dự án. Những người bị thu hồi đất sẽ được lấy ý kiến đối với phương án trên. Nếu đa số đồng thuận (tỷ lệ khoảng 2/3), phương án sẽ được phê duyệt. Đây là cơ chế mang tên "đồng thuận cộng đồng theo đa số" được đề án đánh giá "bảo đảm công bằng cao nhất và tiết kiệm chi phí đầu tư phát triển".

Theo đề án, khi nhà nước đầu tư dự án mở đường, những hộ bị giải phóng mặt bằng không được lợi. Ngược lại các hộ dân kề bên dự án và không thuộc diện giải phóng mặt bằng hưởng lợi từ việc đất tăng giá. Nhà nước không có cơ chế thu lại khoản chênh lệch từ việc tăng giá đất. Ngoài ra, nhiều dự án triển khai xảy ra khiếu kiện, tố cáo khi các hộ dân cho rằng việc bồi thường, hỗ trợ bằng tiền không tương xứng giá thị trường...

Đề án sẽ được thực hiện trong năm 2021. Quá trình triển khai đề án phải đảm bảo đúng quy trình, quy định pháp luật; luôn cập nhật các quy định pháp luật sửa đổi liên quan; phát huy vai trò giám sát của HĐND các cấp. Định kỳ 6 tháng, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng hợp, điều chỉnh phù hợp thực tế và báo cáo UBND thành phố, Thành ủy.Trong tổng thu ngân sách của TP. HCM giai đoạn 2016 - 2020 ước tính gần 1.873.000 tỷ đồng. Số thu từ đất tại thành phố chỉ chiếm 3-5% tổng thu địa phương và được đánh giá quá khiêm tốn so với tiềm năng.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP. HCM (HoREA), nhận xét điều này đã được quy định trong luật Quy hoạch đô thị, luật Đất đai. Hiệp hội BĐS cũng đã nhiều lần kiến nghị nhưng lâu nay TP. HCM cũng như cả nước đều chưa làm được.

Hiện nay, khi nhà nước đầu tư công trình hạ tầng như mở đường cũ hoặc làm đường mới thì giá đất hai bên đường và cả khu vực tăng lên rất nhiều lần. Khoản tiền chênh lệch này thường vào túi người dân có nhà trong hẻm trở thành nhà mặt tiền sau khi làm hạ tầng và một phần thuộc về doanh nghiệp phát triển các dự án dọc tuyến đường, gọi là chênh lệch lợi thế địa tô. Các đối tượng này không phải đóng thêm bất kỳ một khoản thuế, phí nào, trong khi những người bị thu hồi đất để làm đường thường không được hưởng lợi từ việc mở đường. Ngay cả nhà nước, đối tượng bỏ tiền ra làm đường cũng không được hưởng lợi gì từ việc đầu tư hạ tầng.

“TP áp dụng làm đúng luật sẽ đảm bảo 3 yếu tố, không thất thoát tài sản công; tạo môi trường kinh doanh công khai minh bạch trong đấu thầu, đấu giá và sẽ không tạo ra khiếu kiện vì chênh lệch địa tô sẽ rơi vào ngân sách nhà nước thay vì vào túi doanh nghiệp hay người dân. Luật cho 3 phương thức tái định cư gồm tái định cư tại chỗ, tái định cư ở một vị trí khác và nhận tiền mặt. Trong đó, tái định cư tại chỗ sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho người bị thu hồi đất khi bù đắp được quyền lợi và có giá trị gia tăng khi dự án được đầu tư. Đối với quỹ đất dôi dư khi làm xong hạ tầng, tái định cư, cần đấu giá công khai, đấu thầu đất để lựa chọn chủ đầu tư mới đảm bảo được quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, nhà nước. Mô hình này đảm bảo được tất cả nguyên tắc trên”, ông Châu phân tích.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Diệp Vấn/KTCK.vn

vietinbank
ajinomoto