Tối 19/11, diễn ra nguyệt thực lịch sử trong 580 năm qua

07:04 | 19/11/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Tối 19/11 theo giờ Việt Nam, nhiều nước trên thế giới sẽ được quan sát nguyệt thực một phần dài nhất trong 580 năm qua. Việt Nam cũng sẽ có thể quan sát giai đoạn cuối của nguyệt thực một phần này.
SpaceX đưa phi hành đoàn dân sự đầu tiên lên quỹ đạoSpaceX đưa phi hành đoàn dân sự đầu tiên lên quỹ đạo
Hai mẫu đá sao Hỏa của NASA tiết lộ từng tiếp xúc với nước thời gian dàiHai mẫu đá sao Hỏa của NASA tiết lộ từng tiếp xúc với nước thời gian dài
Tối 19/11, diễn ra nguyệt thực lịch sử trong 580 năm qua
Mô tả thời gian diễn ra nguyệt thực. Nguồn: NASA.

Và mặc dù đây không phải là nguyệt thực đầu tiên trong năm nay vì tháng 5 vừa qua đã xảy ra nguyệt thực toàn phần, nhưng nguyệt thực lần này vẫn sẽ là một hiện tượng đặc biệt.

Toàn bộ sự kiện sẽ kéo dài hơn sáu giờ và mặt trăng sẽ đi qua phần tối nhất của Trái đất trong ba giờ, 28 phút và 24 giây, điều này khiến nó trở thành nguyệt thực một phần dài nhất kể từ năm 1441 cho đến nay.

Nguyệt thực xảy ra khi Trái đất đi qua giữa mặt trời và mặt trăng, phủ bóng lên mặt trăng. Mặt trăng không tối hoàn toàn giống như cách mặt trời bị che khuất trong nhật thực toàn phần. Thay vào đó, một ít ánh sáng mặt trời uốn cong xuyên qua bầu khí quyển của Trái đất, tạo cho mặt trăng một màu đỏ kỳ lạ. Màu đỏ này khiến nguyệt thực còn được gọi là "trăng máu".

Nguyệt thực gần toàn phần lần này sẽ có thể quan sát được ở phía đêm của Trái đất, gồm Bắc Mỹ, Hawaii và một phần của Nga và Nam Mỹ. Các nước Australia, New Zealand, Nhật Bản, Trung Quốc và Đông Nam Á sẽ có thể quan sát nguyệt thực vào tối thứ Sáu, ngày 19/11.

Tại Mỹ, nguyệt thực sẽ diễn ra vào đêm muộn 18/11 và vào đầu giờ sáng 19/11. Theo tính toán của NASA, nguyệt thực này sẽ gần như gần toàn phần, với hơn 99% trăng tròn bị bóng của Trái đất chuyển thành màu đỏ.

Tối 19/11, diễn ra nguyệt thực lịch sử trong 580 năm qua
Việt Nam chỉ quan sát được giai đoạn cuối của nguyệt thực một phần.

Theo Hội Thiên văn Việt Nam (VACA), chiều tối mai, Việt Nam sẽ có thể có cơ hội quan sát giai đoạn cuối của nguyệt thực một phần.

Việt Nam nằm trong khu vực mà phần lớn hiện tượng diễn ra vào thời điểm mặt trăng còn chưa mọc lên, có nghĩa là vào lúc đó người ở Việt Nam không thể theo dõi hiện tượng.

Tại Hà Nội, mặt trăng sẽ mọc vào lúc 17 giờ 14 phút. Như vậy, người quan sát ở khu vực này và các vùng lân cận sẽ có khoảng 30 phút để theo dõi giai đoạn cuối của nguyệt thực toàn phần trước khi nó chuyển sang giai đoạn nguyệt thực nửa tối (khác biệt không đáng kể so với trăng tròn thông thường) vào lúc 17 giờ 47 phút. Độ che phủ cực đại tại Hà Nội là 0,382 (tức là 38,2% đĩa sáng của mặt trăng nằm trong vùng bóng tối hoàn toàn của Trái đất).

Tại TP Hồ Chí Minh, 17 giờ 26 phút mặt trăng mới mọc và nó ở rất gần chân trời vào thời điểm đó. Do đó người dân tại đây cũng như ở khu vực phía nam nói chung sẽ gần như không quan sát được hiện tượng này, trừ khi có góc nhìn thấp tới sát chân trời phía Đông. Độ che phủ cực đại ở khu vực này chỉ là 0,192 (19,2% đĩa sáng mặt trăng nằm trong vùng bóng tối.)

Theo VACA, các khu vực khác của Việt Nam có thể được suy ra từ 2 thành phố nêu trên. Càng đi lên phía bắc thì khoảng thời gian quan sát được càng dài và độ che phủ càng lớn. Trên thực tế, người quan sát ở khu vực phía nam sẽ có rất ít khả năng quan sát được.

Sau pha một phần, nguyệt thực sẽ chuyển sang pha nửa tối vào lúc 17 giờ 47 phút và kết thúc vào lúc 19 giờ 3 phút. Người quan sát ở Việt Nam có thể quan sát trọn vẹn pha này. Tuy nhiên, ở pha nửa tối, mặt trăng có sự khác biệt không đáng kể với trăng tròn thông thường, nhất là với những nơi ô nhiễm ánh sáng. (Mặt trăng chỉ tối hơn một chút và hơi có màu đỏ rất nhạt ở pha này).

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Nhandan.vn

vietinbank
ajinomoto