Tin Thị trường: Mỹ có thể phải cắt giảm xuất khẩu khí đốt sang châu Âu

11:47 | 25/08/2022

8,635 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Mỹ có thể buộc phải cắt giảm xuất khẩu khí đốt sang châu Âu do giá khí đốt trong nước đạt mức cao kỷ lục; sản lượng dầu của Nga trên đà giảm lần đầu tiên sau 4 tháng...
Tin Thị trường:

Mỹ có thể buộc phải cắt giảm xuất khẩu khí đốt sang châu Âu

Giá khí đốt tự nhiên tại Mỹ đạt mức cao nhất trong 14 năm vào tuần này, khi chuẩn Henry Hub tạm thời vượt 10 USD cho một triệu đơn vị nhiệt Anh (mmbtu) trong khi nhu cầu sẽ không sớm đi xuống.

Mỹ đã nổi lên là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho châu Âu khi khu vực này lần đầu tiên rơi vào tình trạng khủng hoảng khí đốt sau khi nhu cầu vượt xa nguồn cung vào năm ngoái. Sau đó, EU đã áp bảy gói trừng phạt đối với Nga do liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine.

Khí đốt của Mỹ được hóa lỏng và được vận chuyển đến các trạm nhập khẩu LNG ở châu Âu, là công cụ giúp lấp đầy các kho chứa của châu Âu trước kế hoạch. Điều này cũng phản ánh điểm yếu của châu Âu trong nguồn cung khí đốt khi khối này hầu như không có lựa chọn thay thế cho khí đốt ngoài Mỹ, qua đó đẩy hóa đơn khí đốt trong khu vực cao gấp 10 lần so với mức mà các nước châu Âu thường chi cho khí đốt.

Giá khí đốt ở Mỹ tăng cao là một tin xấu đối với không chỉ nước Mỹ. Châu Âu thực sự đang phụ thuộc vào khí đốt hóa lỏng của Mỹ khi nước này tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga.

Nhưng nếu giá khí đốt tiếp tục tăng, việc hạn chế xuất khẩu có thể được thực hiện vì khí đốt vẫn được sử dụng rộng rãi ở Mỹ để sản xuất điện, và không ai muốn cử tri có hóa đơn tiền điện cao ngất trời trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ diễn ra vào tháng 11.

Sản lượng dầu Nga trên đà giảm lần đầu tiên

Sản lượng dầu thô và condensate của Nga trong tháng này đã thấp hơn 1,9% so với tháng 7. Nếu xu hướng đó được duy trì, tháng 8 sẽ là tháng đầu tiên trong 4 tháng mà sản lượng của Nga sẽ giảm so với tháng trước, theo dữ liệu của Bộ năng lượng Nga.

Nga đã cố gắng khôi phục sản lượng dầu và condensate của mình lên mức trong tháng 2 năm nay, ngay trước thời điểm xảy ra xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên, Moscow đang bị tụt hậu trong hạn ngạch OPEC+, vốn yêu cầu mức tăng hàng tháng từ 100.000 thùng/ngày trở lên.

Sản lượng thấp hơn trong tháng 8, ước tính trung bình 10,56 triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian từ ngày 1/8 đến 23/8, có thể là kết quả của sản lượng condensate thấp hơn từ tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom, công ty đã giảm sản lượng khí và condensate do cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Trong báo cáo hàng tháng, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, sản lượng và xuất khẩu dầu của Nga đã được duy trì ổn định trong những tháng gần đây, với mức giảm ít hơn nhiều so với dự kiến ​​ban đầu. Tuy nhiên, báo cáo của cơ quan này cảnh báo sản lượng của Nga sẽ giảm 20% nếu dầu của nước này không tìm được người mua khi lệnh cấm vận của EU có hiệu lực vào tháng 2 năm 2023.

Giá dầu diesel tại Mỹ lần đầu tiên tăng trong hai tháng

Giá dầu diesel tại Mỹ đã tăng trở lại vào đêm 23/8, sau chuỗi giảm dài nhất trong hai năm nhờ nông dân nước này tích trữ nhiên liệu để sử dụng trong mùa thu hoạch.

Giá dầu diesel trung bình trên toàn quốc của Mỹ đã tăng lên 4,977 USD/gallon, đánh dấu lần tăng đầu tiên kể từ khi đạt đỉnh 5,816 USD vào giữa tháng 6, theo dữ liệu của AAA. Tuy nhiên, sự thay đổi mới nhất về giá gây ít ngạc nhiên hơn khi các hợp đồng dầu diesel tương lai đã tăng hơn 20% trong vòng hơn hai tuần.

Các chủ sở hữu xe chạy động cơ xăng được xem là may mắn hơn khi giá xăng giảm trong 71 ngày liên tiếp xuống còn 3,883 USD/gallon.

Trên thực tế, vấn đề giá xăng cao là tâm điểm trong chính quyền của Tổng thống Biden, thì chính dầu diesel mới thực sự tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế Mỹ. Do đó, rủi ro lớn là giá dầu diesel tăng sẽ dẫn đến chi phí vận tải cao hơn và cuối cùng tác động đến hàng tiêu dùng.

Bình An

DMCA.com Protection Status