Tin ngân hàng ngày 7/1/2022: Lợi nhuận riêng lẻ VietinBank vượt kế hoạch 16.800 tỷ

06:25 | 07/01/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Năm 2021 cổ phần hóa, thoái vốn không đạt kế hoạch đề ra; Lợi nhuận riêng lẻ VietinBank vượt kế hoạch 16.800 tỷ…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Tin ngân hàng ngày 6/1/2022: Các tổ chức tín dụng đồng loạt kỳ vọng lợi nhuận tăng trong năm 2022Tin ngân hàng ngày 6/1/2022: Các tổ chức tín dụng đồng loạt kỳ vọng lợi nhuận tăng trong năm 2022

Tin ngân hàng ngày 5/1/2022: Năm 2021, TPBank đạt lợi nhuận trước thuế 6.038 tỷ đồngTin ngân hàng ngày 5/1/2022: Năm 2021, TPBank đạt lợi nhuận trước thuế 6.038 tỷ đồng

Năm 2021, giao dịch rút tiền ATM giảm so với năm trước

Theo Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) trong năm 2021, NAPAS đã bảo đảm cam kết về chất lượng dịch vụ (SLA) đạt 99,99% và năng lực xử lý của hệ thống đáp ứng nhu cầu tăng trưởng đột biến về số lượng giao dịch trong ngày cao điểm hệ thống Napas đã xử lý hơn 11 triệu giao dịch/ngày.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua hệ thống NAPAS trong năm 2021 tăng trưởng 94% về số lượng giao dịch và 131% về giá trị giao dịch so với năm 2020.

Tin ngân hàng ngày 7/1/2022: Lợi nhuận riêng lẻ VietinBank vượt kế hoạch 16.800 tỷ
Giao dịch rút tiền ATM giảm so với năm trước/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đặc biệt, giao dịch rút tiền mặt ATM xử lý qua hệ thống NAPAS trong năm 2021 lần đầu tiên giảm -5% so với 2020. Điều này thể hiện những nỗ lực của ngành Ngân hàng trong việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong kỷ nguyên số.

Năm 2021 cũng là năm NAPAS phối hợp với các Ngân hàng thành viên đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới như: Cổng thanh toán trực tuyến NAPAS đã tích hợp với cổng Dịch vụ công quốc gia kết nối với 64 Bộ ngành, địa phương để cung cấp dịch vụ công cấp độ 4 cho Doanh nghiệp, người dân; Các sản phẩm Thẻ tín dụng nội địa, Thẻ trả trước nội địa,...

Bên cạnh đó, sản phẩm chuyển tiền nhanh liên ngân hàng bằng mã VietQR được 14 ngân hàng đầu tiên triển khai vào 15/6/2021 đến hết năm 2021 đã có 34 ngân hàng chiếm 90% lượng giao dịch qua Napas đã tích hợp thanh toán, chuyển khoản mã VietQR trên ứng dụng ngân hàng số, Mobile Banking của các ngân hàng. Giải pháp thanh toán bằng mã VietQR mang lại giải trải nghiệm thuận tiện, đơn giản và an toàn cho người dân cũng như góp phần hạn chế tiếp xúc trực tiếp phòng tránh sự lây nhiễm của dịch bệnh.

Để góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, trong năm 2021 NAPAS đã thực hiện 04 đợt miễn, giảm phí dịch vụ chuyển mạch và bù trừ , tiếp tục triển khai việc miễn 100% phí dịch vụ thanh toán qua Cổng dịch vụ công quốc gia và các giao dịch chuyển tiền đến ủng hộ Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 của Chính phủ. Tổng số phí NAPAS đã giảm trong năm 2021 lên đến hơn 1.200 tỷ đồng.

Năm 2021 cổ phần hóa, thoái vốn không đạt kế hoạch đề ra

Theo Bộ Tài chính, trong năm 2021 về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025; Quyết định về danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, làm cơ sở để thực hiện công tác thoái vốn, cổ phần hóa trong giai đoạn 2021-2025.

Bộ Tài chính khẳng định, công tác cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2021 không đạt kế hoạch đề ra; mới thoái vốn nhà nước tại 18 doanh nghiệp với giá trị sổ sách là 1.665 tỷ đồng, thu về 4.402 tỷ đồng; phê duyệt phương án cổ phần hóa t4 doanh nghiệp, trong đó có 03 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, với tổng giá trị doanh nghiệp là 333 tỷ đồng, trong đó phần vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty là 196 tỷ đồng.

Đáng chú ý, 3 doanh nghiệp trên không thuộc danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Số doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa theo kế hoạch là 89 doanh nghiệp, trong đó những địa phương còn nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa lớn như: Hà Nội (13 doanh nghiệp, chiếm 14% kế hoạch); TP. Hồ Chí Minh (38 doanh nghiệp, chiếm 40% kế hoạch).

Trong năm 2022, Bộ Tài chính sẽ đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; bảo đảm dự toán thu ngân sách nhà nước.

Lợi nhuận riêng lẻ VietinBank vượt kế hoạch 16.800 tỷ

Tại Hội nghị "Tổng kết công tác Đảng, tổng kết hoạt động kinh doanh (HĐKD) năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022" được VietinBank tổ chức, Phó Tổng Giám đốc phụ trách BĐH Nguyễn Hoàng Dũng đã trình bày Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2021 và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2022.

Tin ngân hàng ngày 7/1/2022: Lợi nhuận riêng lẻ VietinBank vượt kế hoạch 16.800 tỷ
Lợi nhuận riêng lẻ VietinBank vượt kế hoạch 16.800 tỷ/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo đó, tính đến hết ngày 31/12/2021, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt và vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao. Trước đó, hồi đầu năm, VietinBank đặt mục tiêu lãi riêng lẻ 16.800 tỷ đồng.

Dư nợ bình quân của VietinBank tăng 12,3% so với năm 2020. Trong đó, tỷ trọng dư nợ bán lẻ và KHDN vừa và nhỏ đạt 57%, cải thiện tích cực so với năm 2020; thu ngoài lãi tăng trên 20%; nguồn vốn CASA tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Tỷ trọng tiền gửi CASA/tổng nguồn vốn năm 2021 đạt 20%.

Tính đến hết năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank được kiểm soát ở mức 1,3%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu 171% - cao hơn so với năm 2020.

Trong năm 2021, VietinBank cắt giảm hơn 7.000 tỷ đồng lợi nhuận để triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ về tín dụng, cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng KH vượt qua khó khăn.

Bên cạnh đó, ngân hàng tiếp tục thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng khi dành hơn 500 tỷ đồng để thực hiện an sinh xã hội; trong đó có hơn 166 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Bước sang năm 2022, VietinBank đặt ra một số mục tiêu chính trong hoạt động kinh doanh để trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể, lợi nhuận riêng lẻ và hợp nhất trước thuế tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, tăng 10% - 20%. Tổng tài sản dự kiến tăng trưởng khoảng 5% - 10%; nguồn vốn huy động tăng 10% - 12%; Tín dụng tăng khoảng 10% - 14% với tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/H)