Tin ngân hàng ngày 18/3: 8 ngân hàng cấp 35 nghìn tỷ đồng cho dự án gang thép lớn nhất của Hòa Phát tại Dung Quất

09:27 | 18/03/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
TPBank thanh lý nhiều xe ô tô để xử lý nợ; Truy tìm giao dịch viên ngân hàng liên quan vụ chiếm đoạt 7,6 tỷ đồng; Năm 2022, Ngân hàng ACB đặt mục tiêu lãi sau thuế hơn 12.000 tỷ đồng …là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Tin ngân hàng ngày 17/3: Yêu cầu ngân hàng thương mại  Tin ngân hàng ngày 17/3: Yêu cầu ngân hàng thương mại "thu xếp vốn" cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Tin ngân hàng ngày 16/3: VPBank và AIA Việt Nam nâng hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền lên 19 nămTin ngân hàng ngày 16/3: VPBank và AIA Việt Nam nâng hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền lên 19 năm

8 ngân hàng cấp 35 nghìn tỷ đồng cho dự án gang thép lớn nhất của Hòa Phát tại Dung Quất

Theo đó, ngân hàng Vietcombank là đầu mối cùng các ngân hàng tham gia tài trợ Dự án gồm BIDV, Agribank, Vietinbank, MB, TPBank, VPBank, MSB.

Tin ngân hàng ngày 18/3: 8 ngân hàng cấp 35 nghìn tỷ đồng cho dự án gang thép lớn nhất của Hòa Phát tại Dung Quất
Tập đoànHòa Phát được 8 ngân hàng cấp 35 nghìn tỷ đồng cho dự án gang thép lớn nhất tại Dung Quất/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Tại buổi ký kết Hợp đồng cấp tín dụng, Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cho biết, Dự án Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 là dự án lớn nhất của Tập đoàn Hòa Phát, với công suất thiết kết 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC)/năm và tổng mức đầu tư 85.000 tỷ đồng.

Dự kiến khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động sẽ đưa sản lượng thép của Hòa Phát đạt 14 triệu tấn/năm và giải quyết thêm hơn 8.000 lao động tại địa phương. Với việc triển khai Dự án Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, Tập đoàn Hòa Phát hướng tới sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) chất lượng cao để trở thành doanh nghiệp nội địa sản xuất thép HRC lớn nhất tại Việt Nam.

Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank khẳng định, với tư cách là Ngân hàng đầu mối, Vietcombank đã thực hiện thu xếp thành công khoản cam kết cấp tín dụng trị giá 35 nghìn tỷ đồng cho Dự án cùng 7 tổ chức tín dụng có năng lực và uy tín tại Việt Nam. Tổ hợp ngân hàng tham gia tài trợ bao gồm 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và 4 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân hàng đầu Việt Nam.

Vietcombank và các ngân hàng tham gia đồng tài trợ tin tưởng, với kinh nghiệm đã triển khai và vận hành thành công Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 1, cùng ưu thế về công nghệ và con người vượt trội, tư duy đầu tư chiến lược và bài bản, Dự án Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 sẽ mang lại thành công to lớn cho Tập đoàn Hòa Phát nói riêng và ngành thép Việt Nam nói chung.

Vietcombank và các Ngân hàng đồng tài trợ cũng cam kết sẽ dành những nguồn lực tối ưu cũng như hỗ trợ các giải pháp tài chính và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho Tập đoàn Hòa Phát.

Được biết, trước đó, Vietcombank là ngân hàng tài trợ vốn vay cho nhiều dự án lớn của Hoà Phát như Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát (Hải Dương); Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 1; Dự án Cảng tổng hợp Hòa Phát… cũng như đồng hành tài trợ vốn lưu động cho 35 công ty thành viên trong Tập đoàn Hòa Phát.

TPBank thanh lý nhiều xe ô tô để xử lý nợ

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) mới đây đã rao bán 3 chiếc xe ô tô chở tiền, là tài sản của ngân hàng. Cả 3 chiếc đều là nhãn hiệu Huyndai, số loại Santafe, màu bạc, sản xuất năm 2010.

Trong đó, chiếc đã chạy 139.287 km, hiện đặt ở Hà Nội có giá khởi điểm 286 triệu đồng. Chiếc đã chạy 261.911 km, hiện đặt ở TP. Biên Hòa, Đồng Nai có giá khởi điểm 263 triệu đồng. Chiếc đã chạy 123.192 km, đang ở TP. Hải Phòng có giá từ 286 triệu đồng.

Giá khởi điểm nêu trên chưa bao gồm các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật. Người mua được tài sản phải chịu tất cả các loại thuế, phí, lệ phí,…theo quy định của pháp luật.

Khi xe ô tô chuyên dụng chở tiền sử dụng được một thời gian dài, ngân hàng thường sẽ thanh lý để đổi sang xe mới an toàn và có trang bị hiện đại hơn. Xe chuyên dụng chở tiền tại Việt Nam thường là Mitsubishi Pajero, Hyundai, Ford Everest, Toyota Fortuner,…có đặc điểm chung là rộng rãi, thích hợp để có khoang chở tiền đủ rộng và an toàn.

Bên cạnh xe chở tiền của ngân hàng, TPBank cũng đang rao bán loạt tài sản bảo đảm là xe ô tô để thu hồi nợ.

Chẳng hạn, chiếc ô tô cũ nhãn hiệu Teraco Tera được rao bán với giá từ 300 triệu đồng. Xe đã qua sử dụng, bị trầy xước xung quanh xe và lốp mòn.

Hay chiếc ô tô tải nhãn hiệu Universe Noble đã qua sử dụng, bị trầy nhẹ xung quanh và lốp mòn có giá khởi điểm 2,045 tỷ đồng.

Hồi đầu tháng 3, TPBank rao bán xe sang Mercedes GLC200 với giá khởi điểm 1,27 tỷ, xe Ford Transit giá 313 triệu đồng.

Truy tìm giao dịch viên ngân hàng liên quan vụ chiếm đoạt 7,6 tỷ đồng

Công an TPHCM vừa thông báo truy tìm Vũ Thị Bích Dịu, giao dịch viên ngân hàng Đông Á do liên quan đến vụ chiếm đoạt 7,6 tỷ đồng của người gửi tiết kiệm tại ngân hàng này.

Ngày 17/3, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đang điều tra vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á.

Cơ quan điều tra xác định, từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2015, Lê Mỹ Thuận, Kiểm soát viên kế toán của Ngân hàng Đông Á đã lợi dụng tên đăng nhập, mật khẩu của các giao dịch viên (trong đó có Vũ Thị Bích Dịu, 31 tuổi) để thực hiện việc chiếm đoạt trên 7,6 tỷ đồng của Ngân hàng Đông Á thông qua các sổ tiết kiệm khách hàng gửi tại ngân hàng.

Công an xác định thời điểm trên Dịu là giao dịch viên Phòng Giao dịch Bến xe Miền Tây của Ngân hàng TMCP Đông Á nhưng đã nghỉ việc từ tháng 6/2021. Người này cũng đã rời khỏi nơi cư trú.

Để phục vụ công tác điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM thông báo truy tìm Vũ Thị Bích Dịu. Người dân biết nơi ở của Dịu có thể thông báo về Cơ quan CSĐT Công an TPHCM (Đội 8 - Phòng cảnh sát Kinh tế), số 674 đường 3/2, quận 10, TPHCM hoặc số điện thoại 0983.335.799.

Năm 2022, Ngân hàng ACB đặt mục tiêu lãi sau thuế hơn 12.000 tỷ đồng

Theo tài liệu Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2022 vừa được công bố, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) lên kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 27.019 tỷ đồng lên hơn 33.774 tỷ đồng; đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt hơn 12.000 tỷ đồng.

Tin ngân hàng ngày 18/3: 8 ngân hàng cấp 35 nghìn tỷ đồng cho dự án gang thép lớn nhất của Hòa Phát tại Dung Quất
Năm 2022, Ngân hàng ACB đặt mục tiêu lãi sau thuế hơn 12.000 tỷ đồng/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Trong khi đó, năm 2021, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 11.998 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020 và hoàn thành 113% kế hoạch đã trình ĐHĐCĐ (10.602 tỷ đồng).

Năm 2022, ACB đặt mục tiêu tổng tài sản năm 2022 tăng 11% lên 588.187 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng 11% lên 421.897 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng dự kiến tăng 10% lên 398.299 tỷ đồng theo chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao hồi đầu năm.

ACB cũng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng 25% lên 15.018 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Theo Hội đồng quản trị (HĐQT) ACB, hoạt động ngân hàng năm 2022 mặc dù khó khăn hơn nhưng vẫn có cơ hội xuất phát từ kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi và kinh tế trong nước đã xuống đáy sẽ đi lên nhanh hơn. Nhu cầu tín dụng sẽ tăng cao, nhất là từ quý 2/2022 và do đó đòi hỏi một sự chuẩn bị dài hạn hơn về nguồn vốn. Việc quản trị và điều hành để vừa tiết giảm hợp lý chi phí vốn, vừa bảo đảm thanh khoản và nắm bắt cơ hội mở rộng cho vay là một vấn đề mà các ngân hàng sẽ đối diện thường trực trong năm 2022.

Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của ACB đạt 527.770 tỷ đồng, tăng 18,7% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 16,2% lên 361.913 tỷ đồng.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/H)