Tiết kiệm năng lượng bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới

11:36 | 20/09/2022

287 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Nhằm thảo luận về các chính sách, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phục vụ chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh và bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức diễn đàn “Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022” với chủ đề "Giải pháp tiết kiệm năng lượng bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới". Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petrovietnam) tham gia đồng hành cùng chương trình.
Tiết kiệm năng lượng bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại diễn đàn

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022 nhận được sự quan tâm tham dự của trên 600 đại biểu trong nước và quốc tế dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến, trong đó khoảng 300 đại biểu tham dự trực tiếp và hơn 300 đại biểu tham dự trực tuyến với nhiều đại sứ quán các nước như: Pháp, Úc, Isrel, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Séc, Thái Lan, Đan Mạch...

Thông qua diễn đàn sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các đơn vị quản lý nhà nước, chuyên gia tư vấn chiến lược và cộng đồng nhà khoa học trong và ngoài nước cùng thảo luận và chia sẻ chính sách, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích trong các chương trình hỗ trợ sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm phục vụ chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh, góp phần thực hiện các mục tiêu cam kết tại Hội nghị COP26. Cùng với đó, các nhà khoa học, công nghệ trong và ngoài nước cũng sẵn sàng tiếp nhận các đặt hàng từ các nhà quản lý, địa phương và doanh nghiệp của Việt Nam. Đồng thời, giới thiệu các xu hướng công nghệ mới tới cộng đồng giúp sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong bối cảnh mới.

Tiết kiệm năng lượng bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu tại diễn đàn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An khẳng định, chủ đề về công nghệ - năng lượng được đưa ra rất phù hợp trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đang nỗ lực xây dựng kế hoạch đảm bảo hai mục tiêu lớn, một là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cung cấp đủ điện cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Song song đó Việt Nam cũng tiếp tục với mục tiêu lớn hơn mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

“Việt Nam là một quốc gia phụ thuộc vào nguồn năng lượng sơ cấp từ nước ngoài. Bắt đầu từ năm 2015 chúng ta đã chính thức nhập than và trong tương lai gần sẽ phải nhập cả khí hóa lỏng”- Thứ trưởng nêu và cho rằng, hiện khu vực ASEAN từ một khu vực xuất khẩu ròng năng lượng đã trở thành khu vực nhập khẩu ròng về năng lượng, dự báo từ năm 2025 toàn khối ASEAN sẽ là khu vực nhập khẩu ròng về năng lượng.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết, cường độ sử dụng năng lượng của nền kinh tế Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực và các quốc gia phát triển có thể thấy chúng ta đang sử dụng quá nhiều năng lượng cho một đơn vị GDP. “20 năm gần đây tăng trưởng điện của Việt Nam luôn đứng đầu khu vực ở mức 2 con số”- Thứ trưởng nói và nhấn mạnh, những năm qua, để đảm bảo nguồn cung cho năng lượng, Đảng, Chính phủ, Nhà nước và các doanh nghiệp cũng đã đầu tư khổng lồ. Cho đến nay, Việt Nam là quốc gia có gần 100 triệu dân, nhưng quy mô hệ thống điện với 78.121 MW đứng đầu Đông Nam Á, vượt cả Indonesia - quốc gia có 200 triệu dân.

Tiết kiệm năng lượng bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới
Tiết kiệm năng lượng bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới

Trong khuôn khổ Diễn đàn diễn ra 2 phiên thảo luận. Trong đó, phiên 1 có chủ đề “Chính sách và chương trình hỗ trợ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh” và phiên 2 có chủ đề “Giải pháp công nghệ hỗ trợ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới”.

Tiết kiệm năng lượng bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới
Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng vụ Tiết kiệm năng lương và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương chia sẻ tại diễn đàn

Khẳng định cường độ sử dụng năng lượng tăng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) Trịnh Quốc Vũ cho hay, trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế.

Tổng nhu cầu năng lượng trong giai đoạn 2001-2010 đã tăng trung bình 10% và tăng 7% trong giai đoạn 2011-2019. Việt Nam đã nhập khẩu than cho phát điện và sẽ nhập khẩu LPG từ năm 2023. Hiện tại, phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải của Việt Nam năm 2010 và sẽ chiếm khoảng 73% và 80% vào năm 2030 và 2045.

Samsung Electronics đầu tư hơn 5 tỷ USD để đạt mục tiêu net-zero vào năm 2050
Nỗ lực của Pháp trong “điều hòa” các tòa nhà
Giải pháp của các quốc gia dẫn đầu về tiết kiệm năng lượng
Đức áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng mới

DMCA.com Protection Status