Tiền mặt đang làm nền kinh tế quá tải!

07:00 | 11/12/2012

2,080 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Đây là nhận xét của chuyên gia tài chính ngân hang Nguyễn Trí Hiếu nhân việc chính phủ ban hành Nghị định về thanh toán không sử dụng tiền mặt với những quy định chặt chẽ. Đây là vấn đề không mới, tuy nhiên để thay đổi được thói quen của người dân nhiều đời nay quả không đơn giản. PV Năng lượng Mới vừa có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Trí Hiếu, xung quanh câu chuyện dài hơi trên...

PV: Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên thế giới, TS có thể chia sẻ quan điểm cá nhân về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt đối với nền kinh tế!?

TS Nguyễn Trí Hiếu: Thanh toán không sử dụng tiền mặt mang lại rất nhiều lợi thế cho Chính phủ, không chỉ về mặt quản lý Nhà nước mà còn trong phát triển nền kinh tế quốc dân. Nhỡn tiền là thuế. Bạn cứ tưởng tượng thế này, thuế của người dân phụ thuộc rất nhiều sự minh bạch trong thu nhập, rồi tự giác của mỗi cá nhân. Như thực tế tại Việt Nam, khi 80% lượng giao dịch còn bằng tiền mặt thì việc trốn thuế trong môi trường này là hết sức dễ dàng. Tiêu biểu như thị trường bất động sản, thị trường chuyển nhượng ôtô, xe máy... nhiều năm nay nằm ngoài sự quản lý của các cơ quan chức năng. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho biết, nền kinh tế ngầm là một hiện tượng phổ biến và phức tạp, xuất hiện ở tất cả các nền kinh tế đang phát triển đến phát triển. Tác động của những giao dịch bằng tiền mặt đối với tất cả các loại thuế, cũng như ảnh hưởng tiêu cực về mặt kinh tế và xã hội đặt ra yêu cầu cho cơ quan thuế các nước phải đưa ra được chính sách, giải pháp hữu hiệu.

TS Nguyễn Trí Hiếu

Ngành Thuế cứ phàn nàn chuyện thất thu, tôi cho rằng nó liên quan chủ yếu đến đến thông tin không rõ ràng về thu nhập của doanh nghiệp và người dân. Tiền mặt không để lại dấu vết, không phải là dấu hiệu để ngành thuế có thể dựa vào đó hoàn thành nhiệm vụ của mình. Doanh thu của doanh nghiệp như thế nào, thu nhập chính xác của người dân là bao nhiêu, thì từ đó mới thu thuế đúng, thu đủ, tránh thất thu cho ngân sách Nhà nước. Tôi phân tích thế để mọi người nhận thấy, thanh toán không sử dụng tiền mặt mang đến lợi ích cho mọi thành phần kinh tế trong xã hội.

PV: Vậy những hạn chế từ thói quen sử dụng tiền mặt thì sao, thưa TS?

TS Nguyễn Trí Hiếu: Tiền mặt đang đè nặng nền kinh tế, gây sức ép to lớn lên nền kinh tế quốc dân. Lúc nào vấn đề thanh khoản cũng cảm thấy ngột ngạt, rồi lạm phát, an ninh, nhân sự phình to.

Thiệt hại thứ nhất, là chi phí cho việc thanh toán bằng tiền mặt từ khâu in ấn, vận chuyển, tính đếm, bảo quản, thất thoát khá tốn kém. Đối với các đồng tiền mệnh giá nhỏ, thì việc in, vận chuyển, tính đếm còn hơn nhiều. Thiệt hại thứ hai, có lẽ còn tốn kém hơn nhiều và không thể đo đếm được, đó là rất dễ dung dưỡng cho kinh tế ngầm, cho buôn gian bán lận, trốn thuế, cho tham nhũng tiêu cực phát sinh, phát triển và rất khó kiểm soát. Đây cũng là một trong những cản trở cho các cuộc điều tra, phát hiện các hiện tượng trên. Thiệt hại thứ ba là, khó kiểm soát chính xác thu nhập để thực hiện Luật Thuế thu nhập đối với cá nhân có thu nhập cao. Thiệt hại thứ tư mà "nền kinh tế tiền mặt" gây ra là chưa bảo đảm cho sự an toàn của đồng tiền mỗi khi thanh toán, vận chuyển, bảo quản..., kể cả đối với các cơ quan, doanh nghiệp, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Đã có không ít các vụ thụt két, cướp tiền của người đi lĩnh tiền hay nộp tiền vào ngân hàng; tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng rửa tiền...

Riêng ở Việt Nam, còn một vấn đề nữa mà tôi ít thấy các nhà chức trách và chuyên gia trong nước lên tiếng, đó là vấn nạn tiền giả. Khi tham gia trong một nền kinh tế nhiều tiền mặt như hiện tại, thật khó tránh khỏi tiền giả. Tất cả đối tượng lưu manh sẵn sàng in, tiêu thụ, trong khi kiến thức nhận biết của người dân còn hạn chế và cơ hội thực hiện hành vi phạm tội còn dễ dàng như hiện tại.

PV: Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng được xác định là lực lượng chính trong nỗ lực đưa nền kinh tế thoát khỏi “ám ảnh” tiền mặt. TS đánh giá như thế nào về vai trò và cách mà toàn hệ thống ngân hàng đang triển khai?

TS Nguyễn Trí Hiếu: Để thực hiện vai trò quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, trong đó có tổ chức thanh toán, xây dựng khung pháp lý về thanh toán bằng tiền mặt và phí tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước cần đảm bảo lợi ích của nền kinh tế, lợi ích của Nhà nước và nhân dân, là cơ sở để mọi thành viên trong xã hội tuân thủ. Vì vậy, khung pháp lý về thanh toán cần tránh việc quy định mang tính hành chính, văn bản pháp lý đó không thể thỏa mãn ý muốn của mọi đối tượng, nhất là những phần tử xấu muốn “đục nước béo cò” trong việc thanh toán qua ngân hàng; Mở rộng thanh toán trong nền kinh tế bằng công nghệ nên chỉ coi là giải pháp hỗ trợ để thúc đẩy nhanh trong giao dịch thanh toán chứ không thể coi là “phao cứu sinh” cho tình trạng thanh toán bằng tiền mặt hiện nay. Kinh nghiệm của một số quốc gia tôi từng làm việc cho thấy, trong lĩnh vực thanh toán qua ngân hàng có nhiều luật khác nhau như Luật Thanh toán bằng tiền mặt, Luật Séc, Luật Hối phiếu, Luật Phòng chống rửa tiền… đều được xây dựng đồng bộ.

Các ngân hàng cũng chẳng thích thú với khối lượng tiền mặt kiểm kê hàng ngày

Khách hàng càng thanh toán nhiều qua dịch vụ của ngân hàng thì ngân hàng càng có thêm lợi nhuận thôi. Với quyền lợi rõ rệt như vậy thì hệ thống Ngân hàng TMCP thường xuyên mở chương trình khuyến mại để kích thích người dân sử dụng tài khoản của mình chi trả chi phí hàng ngày là điều đương nhiên. Phổ biến nhất vẫn là chuyển khoản, thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Tôi cho rằng khi người dân đã sử dụng dịch vụ ngân hàng để đóng thuế thu nhập, chi trả thì tiền sẽ ở lại Ngân hàng trong một thời gian nhất định. Đó là cái lợi lớn nhất cho thanh khoản ngân hàng.

Về phía người dân, họ sẽ không cần phải mang một cọc tiền theo người. Đặc biệt với giá trị hiện tại của đồng tiền Việt Nam, để thanh toán cho một bộ quần áo đắt tiền, một cái đồng hồ hay một bộ trang sức thì người dân cũng phải mang theo cả ba lô tiền. Đó là điều hết sức bất tiện. Ngay như tôi cũng vậy, đi đâu cũng phải “dắt” vài trăm nghìn đến 1 triệu đồng trong túi. Đấy

PV: TS có thể đưa ra lộ trình nào để nền kinh tế Việt Nam bớt phụ thuộc vào tiền mặt trong thời gian ngắn nhất?

TS Nguyễn Trí Hiếu: Theo tôi cần có lộ trình bắt buộc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hành chính sự nghiệp đang sử dụng ngân sách Nhà nước cần phải thực hiện hết sức nghiêm túc và khẩn trương. Món nào, khoản nào, phương thức trả lương... phải được quy định rõ trong những Nghị định đặc thù.

Đối với khu vực tư nhân, vì không bắt ép được nên trước mắt vấn đề đóng thuế, nộp phạt, chi trả báo hiểm xã hội chúng ta phải siết doanh nghiệp theo. Người dân thì không phải ai cũng có tài khoản, nhưng doanh nghiệp tư nhân thì chắc chắn. Bên cạnh đó, các DNNN cũng phải có lộ trình, có hành lang pháp lý đẩy doanh nghiệp vào cái thế buộc phải sử dụng thanh toán điện tử.

Ở nước ngoài, các doanh nghiệp phải chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động. Ngay như Mỹ, không phải người dân nào cũng có cơ hội và điều kiện thanh toán phi tiền mặt, đặc biệt với người lao động phổ thông, lao động chân tay. Trong khi doanh nghiệp sản xuất thép, xi măng... thì Chính phủ hoàn toàn có thể siết chặt vấn đề thương mại điện tử, thanh toán điện tử. Tất cả phụ thuộc vào thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp. Có doanh nghiệp chỉ sản xuất đầu nguồn, có doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp bán sỉ, doanh nghiệp môi giới... làm sao Chính phủ phải phân luồng được doanh nghiệp theo thực tế kinh doanh của từng khu vực để từ đó có quyết định cụ thể.

PV: Xin cảm ơn TS về cuộc trao đổi!

Hữu Tùng (thực hiện)

 

 

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,000 84,000
AVPL/SJC HCM 82,000 84,000
AVPL/SJC ĐN 82,000 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 73,450 74,400
Nguyên liệu 999 - HN 73,350 74,300
AVPL/SJC Cần Thơ 82,000 84,000
Cập nhật: 25/04/2024 07:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 82.500 84.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 25/04/2024 07:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,320 7,525
Trang sức 99.9 7,310 7,515
NL 99.99 7,315
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,295
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,385 7,555
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,385 7,555
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,385 7,555
Miếng SJC Thái Bình 8,240 8,440
Miếng SJC Nghệ An 8,240 8,440
Miếng SJC Hà Nội 8,240 8,440
Cập nhật: 25/04/2024 07:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,500 84,500
SJC 5c 82,500 84,520
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,500 84,530
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 74,900
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 75,000
Nữ Trang 99.99% 72,900 74,100
Nữ Trang 99% 71,366 73,366
Nữ Trang 68% 48,043 50,543
Nữ Trang 41.7% 28,553 31,053
Cập nhật: 25/04/2024 07:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,099.42 16,262.04 16,783.75
CAD 18,096.99 18,279.79 18,866.22
CHF 27,081.15 27,354.69 28,232.26
CNY 3,433.36 3,468.04 3,579.84
DKK - 3,572.53 3,709.33
EUR 26,449.58 26,716.75 27,899.85
GBP 30,768.34 31,079.13 32,076.18
HKD 3,160.05 3,191.97 3,294.37
INR - 304.10 316.25
JPY 159.03 160.63 168.31
KRW 16.01 17.78 19.40
KWD - 82,264.83 85,553.65
MYR - 5,261.46 5,376.21
NOK - 2,279.06 2,375.82
RUB - 261.17 289.12
SAR - 6,753.41 7,023.40
SEK - 2,294.19 2,391.60
SGD 18,200.78 18,384.62 18,974.42
THB 606.76 674.18 700.00
USD 25,147.00 25,177.00 25,487.00
Cập nhật: 25/04/2024 07:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,190 16,210 16,810
CAD 18,233 18,243 18,943
CHF 27,265 27,285 28,235
CNY - 3,437 3,577
DKK - 3,555 3,725
EUR #26,328 26,538 27,828
GBP 31,106 31,116 32,286
HKD 3,115 3,125 3,320
JPY 159.49 159.64 169.19
KRW 16.28 16.48 20.28
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,231 2,351
NZD 14,821 14,831 15,411
SEK - 2,259 2,394
SGD 18,102 18,112 18,912
THB 632.14 672.14 700.14
USD #25,135 25,135 25,487
Cập nhật: 25/04/2024 07:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,185.00 25,187.00 25,487.00
EUR 26,723.00 26,830.00 28,048.00
GBP 31,041.00 31,228.00 3,224.00
HKD 3,184.00 3,197.00 3,304.00
CHF 27,391.00 27,501.00 28,375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16,226.00 16,291.00 16,803.00
SGD 18,366.00 18,440.00 19,000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18,295.00 18,368.00 18,925.00
NZD 14,879.00 15,393.00
KRW 17.79 19.46
Cập nhật: 25/04/2024 07:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25195 25195 25487
AUD 16325 16375 16880
CAD 18364 18414 18869
CHF 27519 27569 28131
CNY 0 3469.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26892 26942 27645
GBP 31326 31376 32034
HKD 0 3140 0
JPY 161.93 162.43 166.97
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0346 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14885 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18459 18509 19066
THB 0 646 0
TWD 0 779 0
XAU 8230000 8230000 8400000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 25/04/2024 07:00