Thương vụ lớn nhất của Chevron thời khủng hoảng

14:53 | 21/07/2020

|
(PetroTimes) - Chevron thông báo hôm thứ Hai 20/7, công ty này đã nhất trí mua toàn bộ cổ phần của công ty dầu khí Noble Energy có trụ sở tại thành phố Houston (Texas, Mỹ) với giá 5 tỷ USD. Có thể nói, đây là thỏa thuận năng lượng lớn đầu tiên của Mỹ sau đại dịch.    
chevron quyet dinh mua noble energyBản tin Dầu khí sáng 17/7: Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ phục hồi đáng kể trong tháng 8
chevron quyet dinh mua noble energyChevron lên kế hoạch cắt giảm số lượng lớn nhân sự
chevron quyet dinh mua noble energy

Theo thỏa thuận này, các cổ đông của Noble Energy sẽ nhận được 0,1191 cổ phiếu của Chevron cho mỗi cổ phiếu của Noble Energy. Chevron cho biết, tổng giá trị giao dịch giữa hai công ty lên tới 13 tỷ USD bao gồm cả nợ.

Sở dĩ Chevron quyết định mua Noble Energy là vì giá mua thấp và trữ lượng dầu khí của công ty này phù hợp với các kế hoạch chiến lược của Chevron trong lĩnh vực dầu đá phiến tại Mỹ và ở nước ngoài.

Hội đồng quản trị của Chevron và Noble Energy đã nhất trí thông qua thỏa thuận, dự kiến ​​sẽ chốt vào quý 4 năm 2020, nhưng còn tùy thuộc vào sự hợp tác của các cổ đông thuộc Noble Energy, nhiều phê duyệt theo quy định và các điều kiện chốt theo thông lệ khác.

Năm ngoái, Chevron đã đấu thầu để mua Anadarko, nhưng lại để tuột vào tay Occidental. Giờ đây, theo một số nhà phân tích, việc mua Anadarko là quyết định không sáng suốt, quá sức đối với Occidental.

Thỏa thuận giữa Chevron-Noble dự kiến ​​sẽ tăng danh mục tài sản của Chevron tại các lưu vực Permian, DJ và Eagle Ford, Đông Địa Trung Hải và Tây Phi.

Michael Wirth, chủ tịch và CEO của Chevron nói: “Nhờ bảng cân đối kế toán và nguyên tắc tài chính hợp lý, nên chúng tôi có thể trở thành khách hàng mua tài sản thông thái trong những lúc cam go thế này”.

Việc Chevron mua lại Noble Energy được kỳ vọng không những khôi phục lại giá trị cho các cổ đông, mà còn mang lại khoản tiết kiệm chi phí hằng năm dự kiến ​​khoảng 300 triệu đô la cho công ty.

Các nhà sản xuất đá phiến đã bị ảnh hưởng nặng nề khi giá dầu sụp đổ vào tháng 4 do đại dịch và cuộc chiến giá cả giữa Ả Rập Saudi và Nga, khiến nhiều công ty tìm cách không để bị phá sản.

Mặc dù giá đã hồi phục từ mức thấp, tuy nhiên các công ty đá phiến vẫn chán nản khi số ca nhiễm Covid-19 mới tăng, đe dọa đến viễn cảnh phục hồi nhu cầu nhiên liệu.

Yến Anh