Thời điểm cuối năm là cơ hội để đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng
Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 14/8, tín dụng toàn hệ thống tăng 4,13% so với cuối năm 2019; trong đó, cho vay bằng VND tăng 4,49% và cho vay bằng ngoại tệ giảm 1,77%.
Để đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng trong giai đoạn hiện nay, trong văn bản chỉ đạo triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm, Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các công ty tài chính tiêu dùng và Agribank đẩy mạnh các gói tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân, với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản và phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời, Ngân hàng Chính sách xã hội phải khẩn trương hoàn thành phương án thí điểm mở rộng tín dụng tiêu dùng...
Thời điểm cuối năm là cơ hội để đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng |
Thực hiện chỉ đạo của NHNN đồng thời cũng là triển khai kế hoạch kinh doanh những tháng cuối năm, hiện rất nhiều ngân hàng chọn giải pháp tăng tín dụng tiêu dùng để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm. Hoạt động này một phần cũng để “vớt vát” cho tình hình tín dụng sụt giảm những tháng đầu năm.
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa dành ra 30.000 tỉ đồng cho cá nhân vay với lãi suất từ 5,5%/năm đối với khoản vay có kỳ hạn dưới 6 tháng và 6%/năm cho khoản vay 6-12 tháng. Thời gian áp dụng cho các khoản vay từ nay đến 30/9. Đây là gói vay có mức lãi suất giảm 0,5%/năm so với mức lãi suất được công bố gần đây nhất của BIDV.
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) mới đây triển khai chương trình hướng đến khách hàng cá nhân có nhu cầu mua xe ô tô. Khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi từ 7,99%/năm trong 6 tháng đầu tiên hoặc 9,5%/năm trong 12 tháng đầu tiên. Mức cho vay tối đa lên đến 80% giá trị xe ô tô. Thời gian cho vay lên đến 7 năm.
Hay Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã triển khai chương trình ưu đãi cho vay tiêu dùng. Cụ thể, mức lãi suất vay mua nhà đất điều chỉnh từ 7,5%/năm xuống còn 6,5%/năm; lãi suất vay mua nhà dự án, mua ô tô, tiêu dùng giảm chỉ còn 6,8%/năm.
Thực tế cho thấy, trong báo cáo tài chính quý II/2020 của một số ngân hàng có kết quả lợi nhuận tăng trưởng đều có mảng kinh doanh tín dụng, bán lẻ hoặc tiêu dùng khá lớn trong cơ cấu dư nợ tín dụng.
Trường hợp Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) là ví dụ điển hình, với 85% dư nợ là cho vay cá nhân, thu nhập từ hoạt động tín dụng của VIB vẫn tăng trưởng 24% trong quý II, lãi từ dịch vụ cũng tăng mạnh nên dù tăng các loại chi phí, lợi nhuận trước thuế vẫn tăng gần 30% so với cùng kỳ.
Đánh giá về tín dụng tiêu dùng, TS Cấn Văn Lực cho rằng các ngân hàng, công ty tài chính cần phải thay đổi chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thiết kế những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân. Chẳng hạn, tập trung vào xu hướng mua hàng hóa thiết yếu nhiều hơn là hàng xa xỉ, đồng thời đẩy mạnh các kênh số hóa.
Với tình hình trên, TS Cấn Văn Lực dự báo, tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm sẽ khả quan hơn so với 8 tháng đầu năm và khả năng sẽ tăng trưởng mỗi tháng thêm 1%, để tăng trưởng tín dụng cả năm đạt 8-9%.
Có thể thấy, trong giai đoạn nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi, tín dụng tiêu dùng sẽ góp phần kích thích tổng cầu, hỗ trợ tăng trưởng. Ngoài ra, nhu cầu vay vốn của người dân hiện nay vẫn rất lớn, tín dụng đen có dấu hiệu tăng nhanh. Vì vậy, phát triển tín dụng tiêu dùng sẽ hạn chế và đẩy lùi được tín dụng đen.
M.L
Ảnh hưởng dịch bệnh, tín dụng tiêu dùng có dễ trở thành nợ xấu? |
Dân Việt “giàu” lên, vay mua nhà, xe có “cơ” bùng nổ? |
Dư địa cho tín dụng tiêu dùng nằm ở đâu? |
-
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô vượt 6,2% dự toán trong 10 tháng 2024
-
Giá vàng hôm nay (7/11): Đồng loạt giảm mạnh
-
VPBank giữ vững vị trí Top 20 doanh nghiệp có điểm ESG cao nhất rổ VNSI
-
Giá vàng hôm nay (6/11): Thị trường thế giới tăng nhẹ
-
MBBank lãi sau thuế hơn 16.000 tỷ đồng, nợ xấu vượt 15.000 tỷ đồng