Thế giới lên án thí nghiệm tạo ra em bé đổi gen tại Trung Quốc

20:42 | 29/11/2018

472 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Một sự kiện gây chấn động giới y khoa thế giới: một nhà khoa học Trung Quốc ngày 26/11/2018 thông báo cho ra đời một cặp song sinh bé gái “biến đổi gen”. Kết quả nghiên cứu của nhà khoa học Trung Quốc mặc dù vẫn chưa được kiểm chứng, nhưng đã dấy lên một cuộc tranh luận trong giới nghiên cứu tại Trung Quốc và trên thế giới.

Ngày 26/11/2018, trên mạng Youtube, bác sĩ Hạ Kiến Khuê (He Jiankui), giáo sư của Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam, thành phố Thẩm Quyến, thông báo là cách đó vài tuần, 2 em bé song sinh có gen được chỉnh sửa để miễn nhiễm virus AIDS đã chào đời. Ông nói thêm rằng bố của 2 em bé này là một người bị nhiễm HIV. Các nhà khoa học Trung Quốc đặt tên cho 2 bé gái được chỉnh sửa gen là “Lulu" và "Nana”.

the gioi len an thi nghiem tao ra em be doi gen tai trung quoc
Nhà nghiên cứu Hạ Kiến Khuê tại hội nghị quốc tế ở Hồng Kông ngày 28/11/2018

Giáo sư Hạ Kiến Khuê cho biết ông đã sử dụng kỹ thuật CRISPR-Cas9, còn gọi là kỹ thuật “cắt dán gen”, cụ thể là cắt bỏ và thay thế một phần bộ gen, giống như sửa lỗi đánh máy trên máy vi tính. “Lulu” và “Nana” được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm từ một phôi đã được chỉnh sửa gen trước khi được cấy vào tử cung của người mẹ.

Hiện chưa có nguồn tin độc lập nào xác nhận thông báo nói trên, vì kết quả thí nghiệm của nhóm giáo sư Hạ Kiến Khuê chưa được đăng trên một tạp chí khoa học nào. Thực hư thế nào chưa biết, nhưng thông báo của Hạ Kiến Khuê đã gây phản ứng mạnh từ giới khoa học tại Trung Quốc, kể cả từ những đồng nghiệp của vị giáo sư này trong Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam.

Giới khoa học chỉ trích Hạ Kiến Khuê là đã vi phạm đạo đức y sinh. Sự kiện này đặt thế giới trước một thách thức lớn. “Trẻ biến đổi gen: Tội ác, Lừa dối hay Tiến bộ?” là câu hỏi báo Le Figaro nêu lên trong mục Ý kiến. Nhật báo của Pháp khẳng định việc tiến hành thí nghiệm biến đổi gen trên người sớm muộn cũng sẽ diễn ra, nhất là tại Trung Quốc, quốc gia có những luật lệ ít mang tính ràng buộc hơn.

Kỹ thuật chỉnh sửa gen mà nhà khoa học Trung Quốc sử dụng là có thật. Kỹ thuật CRISPR-Cas9 do hai nhà khoa học Emmanuelle Charpentier, người Pháp và đồng nghiệp Mỹ, Jennifer Doudna, đồng phát hiện năm 2015. Công nghệ này đã từng được sử dụng nhiều lần, đặc biệt là tại Trung Quốc (ở 86 người) nhằm thử nghiệm các phương pháp trị liệu mới chữa trị một số bệnh nặng. Có thể nói, công nghệ “cắt dán gen” mở ra nhiều hướng điều trị đầy hứa hẹn chống lại một số chứng bệnh di truyền hay một số chứng ung thư.

Vấn đề là cho đến lúc này, kỹ thuật CRISPR-Cas9 chỉ dùng để thay đổi một vài tế bào của một cơ quan cụ thể, chưa bao giờ được sử dụng để chỉnh sửa tất cả các tế bào của cả cơ thể, nhất là đối với tế bào mầm để tạo ra tinh trùng hay noãn bào. Việc một phôi thai bị biến đổi gen bằng kỹ thuật CRISPR-Cas9 có nguy cơ truyền tiếp cho những thế hệ sau những gien đã bị chỉnh sửa.

Chính từ mối quan ngại trên mà các nhà khoa học trong lĩnh vực này vào tháng 12/2015, trong một hội thảo quốc tế về gen đã đạt được thỏa thuận: Không sử dụng CRISPR-Cas9 trong mục đích chỉnh sửa các tế bào mầm trước khi có được một đồng thuận cả trên phương diện khoa học lẫn đạo đức. Bởi các nhà khoa học quan ngại rằng lợi ích của những biện pháp chỉnh sửa trên phôi thai này vẫn chưa rõ ràng, và rủi ro tiềm tàng thì lại quá nhiều.

Trước làn sóng chỉ trích lớn của giới khoa học trong và ngoài nước, ngày 28/11/2018, bác sĩ Hạ Kiến Khuê tuyên bố tạm ngưng thí nghiệm về tạo ra em bé bằng biến đổi gen.

the gioi len an thi nghiem tao ra em be doi gen tai trung quocChặn đứng lô hàng kẹo sữa, rau củ cay Trung Quốc tuồn lậu về Hà Nội
the gioi len an thi nghiem tao ra em be doi gen tai trung quocThiếu phụ bị đánh chết vì tỉnh giấc khi nghe tiếng động
the gioi len an thi nghiem tao ra em be doi gen tai trung quocNhà đầu tư Trung Quốc tăng cường mua doanh nghiệp Việt

Th.Long

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc