Thế giới đêm qua - 15/3

08:48 | 16/03/2019

225 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Quân đội Philippines đụng độ phiến quân, nhiều người thiệt mạng. Anh tăng cường tuần tra xung quanh các đền thờ Hồi giáo. Tổng thống Mỹ phủ quyết dự luật ngăn tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
the gioi dem qua 153Thủ tướng May tức giận ra tối hậu thư cho các nghị sỹ Anh
the gioi dem qua 153"Chuyến bay bí mật" của Ngoại trưởng Venezuela đến Hy Lạp
the gioi dem qua 153
Binh sỹ Philippines điều tra tại hiện trường vụ đánh bom ở Jolo trên đảo Mindanao, miền nam Philippines ngày 27/1. (Ảnh: AFP/TTXVN)

1. Quân đội Philippines đụng độ phiến quân, nhiều người thiệt mạng

Quân đội Philippines ngày 15/3 cho biết, bốn binh sỹ chính phủ và bốn phần tử khủng bố thuộc nhóm phiến quân Maute đã thiệt mạng trong vụ đụng độ ở miền Nam nước này. Vụ đụng độ xảy ra vào lúc 5 giờ chiều (giờ địa phương) ngày 14/3 tại một thị trấn thuộc tỉnh Lanao del Sur, miền Nam Philippines. Trong khi đó, hai binh sỹ khác đã bị thương.

Ông Gerry Besana, người phát ngôn của Bộ chỉ huy quân sự Tây Mindanao cho biết vụ đấu súng đã xảy ra trong 1 tiếng rưỡi và binh sỹ đã phát hiện hàng loạt vũ khí.

Vụ xung đột hôm 14/3 diễn ra chỉ ba ngày sau khi quân đội đụng độ với các chiến binh Maute tại thị trấn Pagawayan và Lanao del Sur khiến hai chiến binh Maute, hai binh sỹ thiệt mạng và một bị thương.

Ông Romeo Brawner, chỉ huy lữ đoàn 103 của quân đội Philippines khẳng định, một trong số những tên khủng bố bị tiêu diệt được cho là Abu Dar - thủ lĩnh nhóm phiến quân Maute.

2. Anh tăng cường tuần tra xung quanh các đền thờ Hồi giáo

Anh quyết định tăng cường lực lượng cảnh sát tuần tra xung quanh các đền thờ Hồi giáo ở nước này sau vụ xả súng đẫm máu tại hai đền thờ ở thành phố Christchurch của New Zealand ngày 15/3 khiến ít nhất 49 người thiệt mạng.

Thị trưởng thành phố London Sadiq Khan cho biết giới chức London đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan chống khủng bố Anh tăng cường an ninh tại các đền thờ Hồi giáo nhằm đảm bảo sự an toàn của các tín đồ đi cầu nguyện vào dịp lễ cuối tuần này. Ngoài ra, lực lượng bảo vệ pháp luật Anh cũng sẽ tích cực thu thập các thông tin tình báo phòng ngừa các nguy cơ cũng như công bố thông tin hướng dẫn cụ thể để người dân có thể đề phòng, cũng như tự bảo vệ mình trong trường hợp xảy ra tấn công.

Trong khi đó, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới tiếp tục lên tiếng chỉ trích vụ tấn công, đồng thời bày tỏ sự chia sẻ trước sự mất mát của người dân và Chính phủ New Zealand.

3. Tổng thống Mỹ phủ quyết dự luật ngăn tuyên bố tình trạng khẩn cấp

Ngày 15/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phủ quyết dự luật ngăn chặn tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia được Thượng viện Mỹ thông qua ngày 14/3. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Trump dùng quyền phủ quyết của mình kể từ khi trở thành ông chủ Nhà Trắng nhằm bảo vệ quan điểm cho rằng mở cửa biên giới sẽ làm tăng tỷ lệ tội phạm, ma túy và buôn lậu vào quốc gia này.

Phát biểu trước phóng viên báo chí tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Trump khẳng định: “Hôm nay, tôi phủ quyết dự luật này. Quốc hội có quyền tự do thông qua nghị quyết này và tôi có nhiệm vụ phủ quyết nó." Tổng thống Trump cũng cho rằng đây là nghị quyết “nguy hiểm” và “thiếu thận trọng".

Theo kế hoạch, dự luật này sẽ được gửi lại Quốc hội Mỹ và để đảo ngược được quyền phủ quyết của Tổng thống Trump, Quốc hội cần đạt được 2/3 số phiếu ủng hộ và dự kiến sẽ có đủ lá phiếu cần thiết từ các nghị sỹ đảng Cộng hòa trong quốc hội. Tuy nhiên, Tổng thống Trump bày tỏ tin tưởng rằng quyền phủ quyết của ông sẽ không bị đảo ngược.

4. Nga coi hoạt động tăng cường của Mỹ, NATO là mối đe dọa quân sự

Ngày 15/3, Phó Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Mikhail Popov cho rằng, nguy cơ quân sự mà Mỹ và NATO gây ra nay đã biến thành mối đe dọa quân sự đối với Nga.

Trả lời phỏng vấn tờ Krasnaya Zvezda, ông Popov nhấn mạnh: "Hành động chống Nga của Mỹ và NATO đã biến thành "mối đe dọa quân sự". Để minh chứng luận điểm này, ông Popov chỉ ra rằng số thành viên của liên minh quân sự này đã tăng gấp đôi trong vòng 20 năm qua. Hơn nữa trong vòng hai năm qua, số binh lính thuộc Lực lượng Phản ứng nhanh của NATO đã tăng thêm 1,6% (từ 25.000 lên 40.000 người).

Ngoài ra, quân số các tiểu đoàn tác chiến đa quốc gia đã đạt tới con số 1.000 người và được triển khai tại các nước Baltic. Trong khi đó, cái gọi là sáng kiến của Mỹ 30-30-30-30 (30 tiểu đoàn trên bộ, 30 phi đội máy bay chiến đấu và 30 tàu hải quân được thiết lập từ các nước thành viên NATO, sẵn sàng triển khai trong vòng 30 ngày) hiện đã có hiệu lực.

5. Mỹ, EU và Canada áp đặt các biện pháp trừng phạt mới với Nga

Ngày 15/3, Bộ Tài chính Mỹ thông báo Mỹ cùng với Liên minh châu Âu (EU) và Canada đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các quan chức và doanh nghiệp Nga nhằm đáp trả những hành động của Nga liên quan tới UKraine.

Các biện pháp trừng phạt trên nhằm vào sáu quan chức Nga, sáu công ty quốc phòng và hai công ty năng lượng và xây dựng. Bốn trong số sáu cá nhân bị Mỹ, EU và Canada trừng phạt là các quan chức thuộc lực lượng bảo vệ biên giới hoặc bảo vệ bờ biển của Nga do có vai trò trong vụ đụng độ giữa tàu chiến của Nga và Ukraine ngày 25/11/2018 tại eo biển Kerch.

Theo các lệnh trừng phạt của Mỹ, tất cả các tài sản và các lợi ích từ tài sản thuộc các cá nhân và thực thể bị chỉ định sẽ bị phong tỏa. Bên cạnh đó, các công dân Mỹ bị cấm giao dịch với những người trong danh sách trừng phạt.

Cùng ngày, Canada thông báo các lệnh trừng phạt nhằm vào 115 người và 15 thực thể của Nga nhằm đáp trả vụ việc xảy ra ở eo biển Kerch, trong khi Liên minh châu Âu thông báo quyết định trừng phạt thêm tám người Nga khác.

Theo thông báo của EU, các lệnh trừng phạt của liên minh này nhằm vào các quan chức an ninh và chỉ huy quân đội Nga bị cáo buộc có liên quan đến vụ việc ở eo biển Kerch

Lâm Anh (t/h)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc