Lạm dụng kháng sinh trong nông nghiệp, ngư nghiệp

Tai họa khôn lường

08:25 | 12/08/2017

348 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tồn dư kháng sinh trong gia súc, gia cầm và thủy sản là vấn nạn nhức nhối bấy lâu nay, góp phần làm cho an toàn thực phẩm vốn nghiêm trọng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phải khởi động Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản 2017-2020.  

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong một số đợt kiểm tra Cục Thú y đã kiểm tra 139 hộ nuôi cá tra thương phẩm tại Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang và kết quả cho thấy, gần 83% hộ sử dụng kháng sinh. Đặc biệt, trong các loại kháng sinh và nguyên liệu kháng sinh được sử dụng rộng rãi có cả những loại cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng trong thủy sản như amoxicillin, ampicilin, colistin, cephalosporin, doxycycline, enrofloxacin, sunfa, tetracyclin...

Tương tự, cũng kiểm tra 139 cơ sở sản xuất cá giống tại 3 địa phương này, cơ quan chức năng phát hiện có gần 76% cơ sở sử dụng kháng sinh, trong đó có nhiều loại kháng sinh cấm sử dụng. Thậm chí, hơn 42% số hộ được hỏi cho biết không rõ mình sử dụng thuốc thú y hay thuốc cho người!

Theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), thời gian qua hàng loạt lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã bị một số thị trường trả về với lý do có lượng tồn dư kháng sinh vượt mức cho phép. Cụ thể những lô bị cảnh báo gồm: Nhật Bản (24 lô), EU (11 lô), Australia (3 lô) và Hàn Quốc (2 lô)…

tai hoa khon luong
Chế biến tôm trước khi xuất khẩu

Ông Dương Tiến Thể, Phó cục trưởng Cục Thú y, cho biết: “Kháng sinh vào đầm nuôi từ 3 con đường chính: Từ các công ty nhập khẩu thuốc, chỉ đưa vào sản xuất một phần, một phần bán trực tiếp cho các đầm nuôi; người nuôi mua thuốc trực tiếp từ cửa hàng dược phẩm; từ nhập lậu qua đường tiểu ngạch (chỉ là số ít)”. Việc lạm dụng kháng sinh này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản, mà còn cả đến sức khỏe con người. Bởi nó có thể làm xuất hiện các chủng kháng thuốc nên khi điều trị bệnh cho người sẽ không có hiệu quả. Hơn nữa, những chủng kháng thuốc từ động vật có thể lây truyền sang người, tạo thành gánh nặng cho ngành y tế, cho cộng đồng, gây tổn thất lớn cho người dân.

Trước thực trạng trên, Bộ NN&PTNT đã phải khởi động Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh (SDKS) và phòng chống kháng kháng sinh (KKS) trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017-2020. Kế hoạch này được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO) nhằm định hướng cho các hoạt động ngành nông nghiệp, các cơ quan trực thuộc Bộ NN&PTNT, đồng thời bổ sung cho Kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc của Bộ Y tế giai đoạn 2013-2020.

Theo kế hoạch, với 5 mục tiêu cụ thể bao gồm: Rà soát, sửa đổi và thi hành các quy định và chính sách liên quan đến KKS và SDKS trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; Nâng cao nhận thức về SDKS và nguy cơ về sự hình thành KKS cho cán bộ kỹ thuật, người làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, cho nông dân và người tiêu dùng; Thực hiện các thực hành tốt trong khám chữa bệnh, thực hành tốt trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thực hành tốt trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản… sẽ góp phần giảm thiểu các nguy cơ kháng thuốc cho cộng đồng. "Để triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia, Bộ NN&PTNT coi trọng tầm quan trọng của các hành động phối hợp liên ngành NN&PTNT, Y tế, Công Thương, Tài nguyên & Môi trường và UBND các tỉnh.

Ông Craig Hart, Phó giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam cho rằng: “Việc khởi động kế hoạch hành động là một bước đi rất quan trọng, nhưng sự thành công của nó phụ thuộc vào việc thực hiện hiệu quả, vào việc tuân thủ và thực thi pháp luật khi cần thiết. Các hành động cần phải dựa trên bằng chứng tốt nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế”.

Chính vì vậy, với kế hoạch này, các chuyên gia trong nước và ngoài nước hy vọng sẽ cải thiện được tình hình lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Theo TS Chu Vân Hải, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm (CASE), những loại kháng sinh tồn dư trong tôm cũng như các loại thủy sản nhiều nhất hiện nay là: enrofloxacin, oxytetracycline, chloramphenicol, ciprofloxacin… Trong đó enrofloxacin gây mù lòa vĩnh viễn, chroramphenicol gây thiếu máu và oxytetraxycline gây dị ứng đường tiêu hóa.

Nguyễn Anh

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

(PetroTimes) - Đợt khảo sát tháng 3/2024, đoàn thám hiểm hang động Anh - Việt đã ghi nhận thêm 22 hang động mới và 3 hang động khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.