Tái cơ cấu kinh tế: Chi phí ở đâu ra?

14:26 | 19/04/2012

481 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 19/4, đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế sẽ được "mổ xẻ" tại phiên họp của UBTVQH. Không nhận diện thẳng thắn mô hình kinh tế hiện tại, lại chưa rõ sẽ dựa vào nguồn lực nào để triển khai, đề án đang khiến nhiều chuyên gia kinh tế cảm thấy thiêu thiếu và có phần mông lung.

Dự kiến Chính phủ sẽ trình đề án tái cơ cấu kinh tế ra Quốc hội ở kỳ họp vào tháng 5 tới.

Sau 3/4 chặng đường CNH-HĐH, ngành dệt may VN vẫn gia công thuê là chủ yếu

Xuất phát điểm còn mù mờ

"Không có gì mới. Đề án tái cơ cấu tổng thể kinh tế vẫn mang dáng vẻ của kế hoạch 5 năm hay to hơn nữa là chiến lược 10 năm vừa được thông qua trong Đại hội XI vừa rồi”, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh bình luận.

Lý giải điều này, TS Vũ Đình Ánh nói, Hội nghị Trung ương 3 đặt vấn đề triển khai tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung nhấn mạnh 3 bộ phận: đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống tài chính – ngân hàng. Nhưng rõ ràng, đã tái cơ cấu thì không thể tách bạch ra từng bộ phận được.

Do đó, đề án này ít nhất phải là một dạng tổng hợp của cả 3 đề án "lẻ” kia và đưa ra các nguyên tắc chủ đạo để xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận. Vì lẽ đó, bản đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế giống như bản hệ thống lại các vấn đề và giải pháp đã và đang triển khai trên từng lĩnh vực là tất yếu.

Tuy nhiên, ở tầm vóc tổng thể, muốn có đột phá, thay đổi căn bản về chất, đề án tái cơ cấu kinh tế sẽ phải mô tả được hiện nay, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam là gì? Bản nghiên cứu đó sẽ phải chứng minh được rằng, mô hình hiện nay là không còn thích hợp, những ưu điểm đã khai thác hết rồi và do đó phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

"Điểm này vẫn chưa rõ ràng. Người ta nói nhiều về đổi mới nhưng cái hiện tại thì lại không sáng rõ”, ông Ánh chia sẻ.

Có lẽ bởi thế, hình dung tương lai về kết quả tái cơ cấu – một mô hình tăng trưởng thay thế, khắc phục được các khuyết tật của mô hình hiện tại cũng chưa rõ ràng.

Theo ông Ánh, khi nhận diện rõ vấn đề, dựa vào đó, 3 đề án cụ thể cho 3 lĩnh vực mới có nền tảng thực thi.

Thực ra, hiện trạng nền kinh tế Việt Nam có khiếm khuyết gì, cần khắc phục ra sao đã được xới xáo rất nhiều trên các diễn đàn. Tuy vậy, e ngại của TS Vũ Đình Ánh là ở tinh thần xuất phát điểm "tự nhận ra chính mình” liệu đã đầy đủ, toàn diện chưa, khi mà bản đề án tái cơ cấu tổng thể có tầm quan trọng tựa như một văn kiện lớn đánh dấu mốc bước ngoặt lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam về sau.

"Tôi cảm giác là đề án vẫn chưa nghiêm túc”, ông Ánh thẳng thắn nói.

Ông cho rằng, trong các tổng kết kế hoạch 5 năm, không thấy ai phân tích rõ những việc mình chưa làm được và chỉ rõ cụ thể nguyên nhân vì sao chưa đạt yêu cầu. Các bản tổng kết này đều đánh giá chung chung.

TS Ánh lấy ví dụ: Như chuyển dịch tái cơ cấu ngành nghề ở khu vực nông thôn chẳng hạn, mục tiêu đến năm 2010, khu vực nông nghiệp phải giảm tỉ trọng xuống 15% trong GDP thì hiện, vẫn còn trên 21% GDP. Vấn đề là chúng ta không giải quyết được câu hỏi, vì sao chuyển dịch mãi mà không đạt yêu cầu? Rõ ràng, trong câu chuyển dịch cơ cấu đó, chúng ta còn hời hợt trong nhìn nhận.

Mặc dù năm 2020, Việt Nam được đặt mục tiêu cơ bản là nước công nghiệp hiện đại nhưng đến nay, chúng ta vẫn còn rất mù mờ về mục tiêu muốn đạt tới. Quả là rất khó đánh giá chuyển dịch cơ cấu ở từng giai đoạn thì liệu tới năm 2020, Việt Nam có là nước công nghiệp hay không thì không rõ.

Bày tỏ quan điểm về đề án tái cơ cấu, TS Lê Đăng Doanh chia sẻ, điểm quan trọng nhất là cần phải cải cách thể chế, bộ máy Nhà nước, luật pháp mới tái cấu trúc được nền kinh tế. Đề án tái cơ cấu tổng thể sẽ phải bổ sung phần này và gắn kết với các phần khác. Ông nói: "Nếu không có Luật Đầu tư công thì khó khắc phục được căn bệnh của đầu tư công hiện nay. Nếu Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban giám sát tài chính Nhà nước không có cải cách, bổ sung, phối hợp tốt hơn thì tái cấu trúc ngân hàng thương mại có tốt lên không? Các loại thuế, ngân sách phải sửa thì mới khắc phục được nạn tiêu xài, lãng phí”.

"Ba lĩnh vực tái cấu trúc có liên hệ mật thiết với nhau nên cần phải giải quyết các vấn đề liên ngành như giữa tái cấu trúc DNNN với tái cấu trúc ngân hàng, với tái cấu trúc đầu tư công. Nói cách khác, sẽ cần phải xây dựng một đề án tái cấu trúc kinh tế tổng thể, bao gồm cả tái cấu trúc và cải cách thể chế, có bước đi, trình tự thứ tự ưu tiên rõ ràng để Quốc hội thông qua”, TS Lê Đăng Doanh kiến nghị.

Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước cũng sẽ tốn một khoản chi phí

Vốn "mồi” ở đâu?

Một vấn đề quan trọng mà bản đề án dường như chưa đề cập, đó là ai sẽ thực hiện tái cơ cấu với nguồn lực nào? Ai sẽ tái cơ cấu thì có thể dễ thấy câu trả lời nhưng dựa vào nguồn lực nào thì dường như khó xác định.

TS Lê Đăng Doanh cho rằng, muốn tái cấu trúc, cần có một khoản vốn "mồi” hoặc "bắc cầu” không nhỏ. Đơn cứ như đó là nguồn lực để giải quyết nợ xấu của Ngan hàng thương mại, của thị trường bất động sản, của thị trường chứng khoán, của doanh nghiệp Nhà nước.

"Không có khoản tiền đó làm sao tái cấu trúc ngân hàng thương mại, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước được. Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân, do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức mới đây tại Đà Nẵng, đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự đoán số vốn đó từ 5-15% GDP. Nhưng số vốn lấy từ đâu ra, đề án phải trình ra Quốc hội tường minh vấn đề này”, TS Doanh nói.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Ánh cho biết, hiện nay các nước thường vẫn tính một khoản là chi phí cải cách, chi phí vượt qua khủng hoảng. Con số này thường là 5-10% GDP, có nước tính 30-40% GDP. Nhưng tại Việt Nam, nếu nói tới chi phí tái cơ cấu thì chẳng ai tính toán cả.

Như vậy, đề án tổng thể và 3 đề án lẻ đều chưa nói rõ cả hai việc, thứ nhất là đánh giá tác động của câu chuyện tái cơ cấu và thứ hai là khoản chi phí cơ cấu lại.

"Dựa trên nguồn lực nào để tái cơ cấu, tôi nghĩ đây là một bài toán đơn giản. Giống như một gia đình nghèo, muốn trong 10 năm chuyển lên sống ở một căn biệt thự cao cấp thì mỗi năm, gia đình này sẽ phải làm được việc gì, đạt được mức nào để 10 năm tới toại nguyện ước muốn. Cấp quốc gia cũng vậy”, TS Ánh bày tỏ.

Chính phủ không làm "đơn thương độc mã” mà còn bao gồm cả đội ngũ các doanh nghiệp Nhà nước, FDI. Theo đề án, doanh nghiệp có vai trò quyết định trong đổi mới và chuyển dịch từng bước tiệm tiến nhưng với chuyển dịch tăng tốc, đột phá thì vai trò của Nhà nước là quan trọng hơn. Nhà nước sẽ kiến tạo và hỗ trợ phát triển bằng việc xác định các ngành ưu tiên, trực tiếp xây dựng hạ tầng, lôi kéo các nhà đầu tư…

Tuy nhiên, theo TS Ánh, chính vì nhận diện chung chung về vai trò như vậy, vẫn còn chưa xác định rõ vai trò của kinh tế Nhà nước và tư nhân nên đề án tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư công hãy còn yên ắng.

TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Tp HCM nhìn nhận, cốt lõi của tái cơ cấu nền kinh tế là phải chuyển được nền công nghiệp từ gia công sang sản xuất thật sự. Quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đã đi 2/3 đoạn đường do Đại hội VII (1991) đề ra với 4 kế hoạch 5 năm, nhưng giờ đây, nền kinh tế chưa ra khỏi giai đoạn 1 của 4 giai đoạn trong quá trình này, tức là vẫn gia công, lắp ráp, xuất khẩu thô, lao động rẻ và dựa vào nước ngoài.

Giai đoạn 2 của công nghiệp hóa tiên tiến hơn là hình thành công nghiệp phụ trợ, sản xuất linh kiện phụ kiện, xuất khẩu tinh, phụ thuộc một phần nước ngoài (như Thái lan, Malaisia..) mới dừng ở mong muốn chứ chưa thành hiện thực.

Với đà chậm chạp chuyển đổi như vậy thì làm gì để 8 năm nữa, Việt Nam có thể tăng tốc đột phá lên giai đoạn 3, làm chủ công nghệ và quản lý, có năng lực tự sản xuất hàng hóa chất lượng cao, quan hệ tương thuộc với nước ngoài?

{lang: 'vi'}

Theo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 79,000 81,000
AVPL/SJC HCM 79,000 81,000
AVPL/SJC ĐN 79,000 81,000
Nguyên liệu 9999 - HN 68,850 69,450
Nguyên liệu 999 - HN 68,750 69,350
AVPL/SJC Cần Thơ 79,000 81,000
Cập nhật: 29/03/2024 05:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 68.500 69.800
TPHCM - SJC 79.100 81.100
Hà Nội - PNJ 68.500 69.800
Hà Nội - SJC 79.100 81.100
Đà Nẵng - PNJ 68.500 69.800
Đà Nẵng - SJC 79.100 81.100
Miền Tây - PNJ 68.500 69.800
Miền Tây - SJC 79.000 81.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 68.500 69.800
Giá vàng nữ trang - SJC 79.100 81.100
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 68.500
Giá vàng nữ trang - SJC 79.100 81.100
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 68.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 68.400 69.200
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 50.650 52.050
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 39.230 40.630
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 27.540 28.940
Cập nhật: 29/03/2024 05:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 6,835 6,990
Trang sức 99.9 6,825 6,980
NT, 3A, ĐV Thái Bình 6,900 7,020
NT, 3A, ĐV Nghệ An 6,900 7,020
NT, 3A, ĐV Hà Nội 6,900 7,020
NL 99.99 6,830
Nhẫn tròn ko ép vỉ TB 6,830
Miếng SJC Thái Bình 7,930 8,115
Miếng SJC Nghệ An 7,930 8,115
Miếng SJC Hà Nội 7,930 8,115
Cập nhật: 29/03/2024 05:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 79,000 81,000
SJC 5c 79,000 81,020
SJC 2c, 1C, 5 phân 79,000 81,030
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 68,500 69,750
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 68,500 69,850
Nữ Trang 99.99% 68,400 69,250
Nữ Trang 99% 67,064 68,564
Nữ Trang 68% 45,245 47,245
Nữ Trang 41.7% 27,030 29,030
Cập nhật: 29/03/2024 05:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,660.26 15,818.45 16,326.56
CAD 17,743.11 17,922.33 18,498.03
CHF 26,676.40 26,945.86 27,811.41
CNY 3,357.08 3,390.99 3,500.45
DKK - 3,515.18 3,649.93
EUR 26,018.34 26,281.16 27,446.04
GBP 30,390.95 30,697.93 31,684.00
HKD 3,086.91 3,118.09 3,218.25
INR - 296.34 308.20
JPY 158.69 160.29 167.96
KRW 15.84 17.60 19.20
KWD - 80,359.61 83,575.55
MYR - 5,182.84 5,296.09
NOK - 2,236.99 2,332.06
RUB - 255.43 282.77
SAR - 6,588.96 6,852.65
SEK - 2,268.45 2,364.86
SGD 17,871.79 18,052.31 18,632.18
THB 599.73 666.36 691.91
USD 24,580.00 24,610.00 24,950.00
Cập nhật: 29/03/2024 05:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,843 15,863 16,463
CAD 18,010 18,020 18,720
CHF 26,994 27,014 27,964
CNY - 3,362 3,502
DKK - 3,498 3,668
EUR #25,902 26,112 27,402
GBP 30,756 30,766 31,936
HKD 3,039 3,049 3,244
JPY 159.66 159.81 169.36
KRW 16.17 16.37 20.17
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,205 2,325
NZD 14,555 14,565 15,145
SEK - 2,240 2,375
SGD 17,816 17,826 18,626
THB 626.97 666.97 694.97
USD #24,555 24,595 25,015
Cập nhật: 29/03/2024 05:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,610.00 24,635.00 24,955.00
EUR 26,298.00 26,404.00 27,570.00
GBP 30,644.00 30,829.00 31,779.00
HKD 3,107.00 3,119.00 3,221.00
CHF 26,852.00 26,960.00 27,797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15,877.00 15,941.00 16,428.00
SGD 18,049.00 18,121.00 18,658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17,916.00 17,988.00 18,519.00
NZD 14,606.00 15,095.00
KRW 17.59 19.18
Cập nhật: 29/03/2024 05:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24593 24643 24983
AUD 15883 15933 16343
CAD 18015 18065 18469
CHF 27159 27209 27624
CNY 0 3394.2 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26474 26524 27027
GBP 31019 31069 31522
HKD 0 3115 0
JPY 161.65 162.15 166.68
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 18.4 0
LAK 0 1.0264 0
MYR 0 5340 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14574 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18196 18196 18548
THB 0 638.7 0
TWD 0 777 0
XAU 7930000 7930000 8070000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 29/03/2024 05:00