Sri Lanka: Nạn đói lan rộng trên đảo Slave

19:20 | 18/07/2022

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Mái tóc chải gọn gàng, gương mặt hốc hác cùng đôi gò má hóp lại làm nổi rõ những đường gân trên khung xương gầy gò của Milton Pereira - người đàn ông 74 tuổi trụ cột của một gia đình. Giống như nhiều người Sri Lanka khác, Pereira cũng không có đủ tiền mua thức ăn.
Vẻ đẹp kỳ bí của thung lũng Vẻ đẹp kỳ bí của thung lũng "cây thân vuông" ở Panama
Độc đáo quán bar ở Tokyo chỉ dành riêng cho “dân FA”Độc đáo quán bar ở Tokyo chỉ dành riêng cho “dân FA”

Từng là một triển vọng kinh tế thế giới nhưng hiện tại hàng triệu người dân Sri Lanka đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ trước đến nay, “quay cuồng” với lạm phát tăng cao cùng làn sóng biểu tình phản đối Tổng thống vào tuần trước.

Người dân Sri Lanka đã không còn đủ chi phí và khả năng để chi trả cho sinh hoạt. Đến nay, chưa có dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng này sẽ sớm kết thúc.

Sri Lanka: Nạn đói lan rộng trên đảo Slave
Milton Pereira và gia đình không có đủ khả năng để mua lương thực vì cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay ở Sri Lanka (Ảnh: Arun SANKAR/AFP)

“Rất khó để chúng tôi sống qua ngày vì ngay cả một ổ bánh mì cũng rất đắt”, Pereira nói với AFP trong căn nhà lụp xụp của mình trên đảo Slave - một vùng đất nghèo ở thủ đô Colombo.

“Ăn bữa này thì bỏ bữa khác”.

Người đàn ông 74 tuổi đang là trụ cột trong một gia đình có 6 người con, ông luôn cố gắng lựa chọn ra những gì tốt nhất mà họ có đủ khả năng mua được. Trong những tuần gần đây, ông thường xuyên mua cá về tích trữ, khi ăn sẽ cắt thành từng miếng nhỏ để chia cho mọi người.

“Bởi vì chúng tôi không có nhiều tiền nên thỉnh thoảng mới cho con ăn một bữa cá, ngày thường chỉ ăn cơm với nước thịt”.

Các nhà phê bình cho rằng đại dịch COVID-19 đã làm cho khủng hoảng tài chính của đất nước càng trở nên trầm trọng hơn, nguyên nhân hàng đầu là do chính sách quản lý còn nhiều hạn chế của chính phủ. Tình hình này khiến Sri Lanka có nguy cơ cao rơi vào tình trạng khẩn cấp, nhất là khi đất nước này vẫn đang trong quá trình phục hồi sau đại dịch.

“Giá thực phẩm tăng lên mỗi ngày. Sự tăng giá theo cấp số nhân này là điều khủng khiếp nhất mà tôi từng gặp phải và đang phải đối mặt”, con trai của Peirera, BG Rajitkumar là một thợ điện đã thất nghiệp trong nhiều tháng cho biết.

Sri Lanka: Nạn đói lan rộng trên đảo Slave
Giá lương thực tăng cao, một số người dân ở Sri Lanka đã tự trồng rau để nuôi gia đình (Ảnh: Arun SANKAR/AFP)

Theo số liệu chính thức, lạm phát lương thực ở Sri Lanka đã đạt mức 80,1% tính đến tháng 6 năm nay.

Tại một cửa hàng rau gần đó, người dân phải bỏ ra 1000 rupee (2,80 USD) cho 1 kg bầu, gấp đôi so với 3 tháng trước. Ông Mohamad Faizal - chủ cửa hàng cho biết một số khách hàng của ông bây giờ chỉ đủ khả năng để mua 100 gram bầu.

“Giá cả đã tăng. Nguyên nhân chính là do không có cách nào để vận chuyển những mặt hàng đó vì thiếu nhiên liệu”.

“Không có sự lựa chọn”

Sự bất ổn về kinh tế, không có dự trữ ngoại hối để nhập khẩu cùng với việc vỡ nợ nước ngoài 51 tỷ USD, Sri Lanka đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nhiên liệu, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác một cách trầm trọng.

Theo WFP, gần 5 triệu người (khoảng 22% dân số) ở đất nước này cần được viện trợ về lương thực.

Trong đánh giá mới nhất cho biết sẽ có 5 trong số 6 gia đình lựa chọn bỏ bữa, cắt giảm khẩu phần ăn hoặc ăn những thực phẩm kém chất lượng. Tuy nhiên vấn đề ở đây không phải là thiếu lương thực thực phẩm mà là do đa phần người dân không có đủ tiền để mua.

Trước kia, chợ rau New Manning của thành phố lúc nào cũng nhộn nhịp, tấp nập người mua kẻ bán vào mỗi Chủ nhật hàng tuần. Tuy nhiên trong tình trạng bây giờ, các hoạt động kinh doanh đã giảm hơn một nửa kể từ tháng 3 năm nay.

Sri Lanka: Nạn đói lan rộng trên đảo Slave
Tình trạng thiếu nhiên liệu, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác đã thúc đẩy các cuộc biểu tình (Ảnh: AFP)

“Giá cả của mọi mặt hàng đã tăng lên hơn gấp đôi. Một số loại rau không bán được sẽ bị hỏng gây lãng phí. Người nghèo đói sẽ đến và lấy đi ngay sau khi chợ đóng cửa.

Đôi khi tôi bán cho người nghèo với giá thấp hơn nhiều để tránh lãng phí thức ăn và coi như bù đắp phần nào cho cuộc sống khó khăn hiện tại”, nhà giao dịch MM Mufeed cho biết doanh số bán hàng của anh cũng đã giảm 70%.

Một thương nhân khác tên Jeeva cho biết: “Nguồn cung cấp thực phẩm không phải là vấn đề. Không có đủ nhiên liệu chính là lý do chính gây ra khủng hoảng và mọi thứ dường như trở nên đắt đỏ hơn”.

Nhiều người đã phải đi bộ đường dài đến chợ New Manning vào sáng sớm chỉ để mua một ít rau về nấu cho cả gia đình.

“Tôi thực sự không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đi bộ 10 km đến khu chợ này vì thực phẩm ở đây rẻ hơn so với các cửa hàng bán lẻ khác ở gần nhà”, một người tên Howzy 50 tuổi chia sẻ.

Hy vọng vào sự cải thiện xa vời

Phong trào phản đối với hàng nghìn người lao vào tấn công đã hạ gục Rajapaksa. Bên ngoài trụ sở chính, nơi hàng chục tình nguyện viên vẫn đang miệt mài làm việc trong những chiếc lều chắp vá dọc ven biển.

Sri Lanka: Nạn đói lan rộng trên đảo Slave
Thiếu lương thực không phải là vấn đề mà là do đa phần người dân không có đủ tiền để mua (Ảnh: Arun SANKAR/AFP)

Với tình hình đất nước cơ bản đã vỡ nợ, hy vọng cải thiện trong hoàn cảnh này của người dân Sri Lanka dường như còn rất xa vời.

Tại đảo Slave, gia đình Pereira cùng với người dân ở đây cũng không có chút hy vọng nào.

“Gota đã bỏ trốn, nhưng sẽ không có một ứng cử viên nào sáng giá có thể giúp chúng tôi thoát khỏi tình trạng tồi tệ này.

Các chính trị gia đang bị chia rẽ. Vậy chuyện tồi tệ nào sẽ xảy ra tiếp theo?”.

https://dulich.petrotimes.vn/

Ánh Ngọc

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]