Sơn La phối hợp về quản lý, bảo vệ cát sỏi với 3 tỉnh lân cận

14:09 | 26/06/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Tỉnh Sơn La vừa ký quy chế phối hợp về quản lý, bảo vệ cát sỏi với các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu. Việc thực hiện quy chế nhằm thiết lập cơ chế đồng bộ, hiệu quả về chuyên môn và thông tin, góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, đặc biệt là quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông theo quy định của Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 của Chính phủ.
Bắc Giang siết quản lý khai thác cát, sỏiBắc Giang siết quản lý khai thác cát, sỏi
Đồng Nai: Chuyển đổi mục đích hơn 7.600m2 đất để khai thác đá xây dựngĐồng Nai: Chuyển đổi mục đích hơn 7.600m2 đất để khai thác đá xây dựng
Sơn La phối hợp về quản lý, bảo vệ cát sỏi với 3 tỉnh lân cận
Việc thực hiện Quy chế phối hợp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cát, sỏi lòng sông.

Theo đó, quy chế này quy định về nguyên tắc, phương thức và nội dung phối hợp trong công tác quản lý khoáng sản, quản lý cát, sỏi lòng sông, lòng suối, hồ và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông tại các khu vực giáp ranh giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu.

Cụ thể, khu vực giáp ranh giữa tỉnh Sơn La và Hòa Bình gồm các huyện Vân Hồ, Phù Yên (Sơn La) và cac huyện Mai Châu, Đà Bắc (Hòa Bình).

Khu vực giáp ranh giữa tỉnh Sơn La và Điện Biên gồm các huyện Sốp Cộp, Sông Mã, Thuận Châu (Sơn La) với các huyện Điện Biên Đông, Mường Ảng và Tuần Giáo (Điện Biên).

Giữa tỉnh Sơn La và Lai Châu gồm các huyện Quỳnh Nhai, Mường La (Sơn La) với các huyện Sìn Hồ, Tân Uyên, Than Uyên (Lai Châu).

Các nội dung phối hợp chính gồm: Phối hợp trao đổi thông tin liên quan đến quản lý khoáng sản; Phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát nắm tình hình; Phối hợp phát hiện, ngăn chặn, giải tỏa hoạt động khoáng sản trái phép; Phối hợp trong công tác xử lý vi phạm; Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản; Phối hợp giải quyết các vấn đề khác liên quan đến khoáng sản.

Tùy theo tính chất, nội dung cần phối hợp, 3 hình thức phối hợp gồm: Bằng văn bản đề nghị phối hợp, trường hợp khẩn cấp có thể thông báo qua điện thoại, sau đó có văn bản đề nghị, hoặc trực tiếp làm việc để thông báo, trao đổi thông tin, tài liệu; Thành lập đoàn công tác liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện hoặc cấp xã giáp ranh giữa hai tỉnh; Tổ chức các cuộc họp, hội nghị.

Thông qua thực hiện Quy chế phối hợp còn hướng tới mục đích kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định và chấm dứt đối với hành vi khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản và nhân dân trong việc thực hiện quy định của pháp luật về khoáng sản và công tác bảo vệ khoáng sản tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh. Giải quyết các khó khăn, vướng mắc có liên quan trong công tác quản lý khoáng sản tại khu vực giáp ranh.

Về chế độ báo cáo kết quả thực hiện quy chế, UBND cấp xã trước ngày 10 tháng 1 hàng năm gửi báo cáo về UBND cấp huyện (qua Phòng TN&MT), đồng thời gửi UBND cấp xã của tỉnh giáp ranh.

UBND cấp huyện và Công an tỉnh trước ngày 15 tháng 1 hàng năm gửi báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường), đồng thời gửi UBND cấp huyện và Công an tỉnh của tỉnh giáp ranh.

Sở TN&MT trước ngày 10 tháng 2 hàng năm gửi báo cáo về UBND tỉnh, đồng thời gửi Sở TN&MT và UBND tỉnh giáp ranh để biết, cùng theo dõi, quản lý.

Ngoài ra, khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do nhiệm vụ đột xuất, các cơ quan liên quan phải báo cáo kịp thời công tác quản lý khoáng sản, quản lý cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Bộ TNMT

vietinbank
ajinomoto