Tin nhanh về kinh tế đối ngoại Việt Nam 24h qua Cập nhật tin kinh tế nổi bật biến động của thị trường trong tuần qua cùng với đó là những phân tích chuyên sâu về kinh tế Việt Nam https://petrotimes.vn/kinh-te-hoi-nhap Fri, 29 Mar 2024 15:21:45 +0700 https://petrotimes.vn/bo-tai-chinh-to-chuc-hop-bao-thuong-ky-quy-i-2024-708374.html Bộ Tài chính tổ chức họp báo thường kỳ quý I 2024 Chiều 29 3 tại Hà Nội Bộ Tài chính tổ chức họp báo thường kỳ quý I 2024 Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì hội nghị Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì hội nghị

Nguyên nhân 1 cá nhân có nhiều mã số thuế

Trả lời trước vấn đề Tổng cục Thuế nhận được phản ánh của một số cơ quan báo chí về việc còn khó khăn trong thực hiện thủ tục đóng mã số thuế, ảnh hưởng đến việc thực hiện các thủ tục hành chính trong nộp thuế của người dân.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn cho biết, hiện nay, qua quá trình rà soát chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân theo Đề án 06/QĐ-TTg, cơ quan thuế phát hiện các trường hợp một cá nhân (một số định danh) tương ứng với nhiều mã số thuế, do cá nhân hoặc tổ chức chi trả thu nhập khi thực hiện nghĩa vụ thuế đã sử dụng số giấy tờ tùy thân khác số giấy tờ đã đăng ký mã số thuế, dẫn đến cá nhân được cấp thêm mã số thuế mới khác với mã số thuế đã được cấp trước đó.

Thực tế có trường hợp, người nộp thuế đến thực hiện thủ tục hành chính về thuế, cơ quan thuế xác định người nộp thuế có 2 mã số thuế. Cơ quan thuế đã hướng dẫn người nộp thuế thực hiện thay đổi thông tin giấy tờ tùy thân.

Tuy nhiên, tại thời điểm tháng 12/2023, ứng dụng quản lý thuế TMS không cho phép ghi nhận thay đổi khi số CMND/CCCD trùng với số giấy tờ tùy thân khác của cá nhân đã tồn tại trên hệ thống. Do vậy, để người nộp thuế có thể thực hiện thủ tục kê khai, nộp lệ phí trước bạ nhà đất, ô tô xe máy, phi nông nghiệp, cơ quan thuế đã hướng dẫn người nộp thuế đóng 1 mã số thuế.

Để tạo thuận lợi cho người dân thực hiện thủ tục thuế, từ tháng 1/2024, Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn các Cục Thuế xử lý trường hợp 1 người nộp thuế có nhiều mã số thuế theo hướng: Hệ thống quản lý thuế TMS đã bỏ chặn điều kiện kiểm tra trùng số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, do vậy người nộp thuế có thể đồng thời thực hiện thủ tục hành chính về thuế, nộp thuế vào ngân sách nhà nước để hoàn thành các thủ tục hành chính về chuyển nhượng đất đai, mua xe... trong trường hợp có nhiều hơn 1 mã số thuế.

Đồng thời, Tổng cục Thuế hướng dẫn người dân thực hiện đóng/hủy mã số thuế theo quy định hoặc thực hiện cập nhật thông tin chính xác của các mã số thuế đang tồn tại.

Ổn định, an toàn thị trường chứng khoán vô cùng quan trọng

Trả lời câu hỏi về ảnh hưởng của sự việc Công ty chứng khoán VNDirect bị tin tặc tấn công, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, ngay khi sự cố xảy ra, các đơn vị từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 2 sở giao dịch chứng khoán và công ty chứng khoán đã nhanh chóng có giải pháp đúng, trúng để giải quyết. Thứ trưởng nhấn mạnh, việc ổn định, an toàn thị trường chứng khoán vô cùng quan trọng.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi thông tin rằng, ngay sau sự việc Công ty chứng khoán VNDirect bị tin tặc tấn công, Bộ Tài chính đã nhắc nhở các thành viên thị trường nâng cao ý thức về bảo mật thông tin. “Việc công ty chứng khoán bị tấn công là sự nhắc nhở cho cả thị trường cần tiếp tục giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống”.

Thông tin thêm, ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về sự cố, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu VNDirect khẩn trương khắc phục nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng. Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện ngay các nội dung nhằm đảm bảo sự hoạt động an toàn, ổn định, thông suốt của thị trường chứng khoán.

Sẽ tiếp tục thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm

Bà Phạm Thu Phương, Phó Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết, năm 2023, đơn vị đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 3 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và 2 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Bà Hương cho biết, tháng 2/2024, Cục đã phát đi thông báo trên cổng thông tin điện tử. Theo đó, đơn vị đã công bố công khai kết luận thanh tra 1 doanh nghiệp là Công ty Bảo hiểm Dai-ichi.

Phó Cục trưởng cũng cho biết, theo quy định về thanh tra, có thể lựa chọn 1 trong 3 hình thức, trong đó có hình thức công khai tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Sau khi thực hiện thanh tra các doanh nghiệp bảo hiểm, các sai phạm được phát hiện chủ yếu liên quan đến việc ban hành quy chế, quy trình giám sát đại lý bảo hiểm chưa tuân thủ đúng quy định; công tác quản lý và sử dụng đại lý bảo hiểm còn sai phạm; công tác hạch toán, kế toán.

Theo đó, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã thanh tra, rà soát kỹ, xử phạt các vi phạm hành chính và phối hợp với cơ quan Thuế xử lý những sai phạm liên quan đến xử lý thuế.

Tính đến ngày 31/12/2021, tổng doanh thu bảo hiểm bán qua ngân hàng thương mại là khoảng 5.000 tỉ đồng. Song, có công ty có đến 70% khách hàng mua bảo hiểm hủy sau đợt đóng phí lần đầu, chấp nhận mất hoàn toàn số phí bảo hiểm đã đóng.

Theo kế hoạch năm 2024, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm, liên quan đến việc triển khai bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 2 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là: Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir và Công ty TNHH bảo hiểm Cathay Life Việt Nam.

Xây dựng chính sách thuế phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu có tiếp tục đề xuất chính sách giãn, giảm thuế, phí và lệ phí cho người dân và doanh nghiệp. Ông Trương Bá Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết, năm 2024, cơ quan quản lý đang khẩn trương tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) như đã áp dụng năm 2023 đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% vừa được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.

Ngoài ra, Bộ Tài chính trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tiếp tục giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như đã áp dụng của năm 2023. Các chính sách này đã nhận được sự đồng tình, đánh giá cao của các doanh nghiệp và người dân.

“Thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục theo sát diễn biến tình hình kinh tế - xã hội; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chính sách về thu ngân sách, từ đó có các giải pháp về chính sách thuế phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” - ông Trương Bá Tuấn cho hay.

Ông Tuấn cũng thông tin thêm, năm 2024 Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi 3 luật thuế quan trọng đó là Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thuế TNCN được đề xuất sửa đổi vào năm 2025. Theo đó, đối với Luật Thuế TNCN, cùng với việc xem xét mức giảm trừ gia cảnh phù hợp thì cũng sẽ nghiên cứu các quy định khác như: ngưỡng thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh; các mức thuế suất lũy tiến từng phần và mức độ giãn cách giữa các mức thuế khi tính toán nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công.

]]>
https://petrotimes.vn/bo-tai-chinh-to-chuc-hop-bao-thuong-ky-quy-i-2024-708374.html Minh Châu Fri, 29 Mar 2024 14:04:50 +0700
https://petrotimes.vn/tin-tuc-kinh-te-ngay-293-tin-dung-co-dau-hieu-tang-truong-708372.html Tin tức kinh tế ngày 29 3 Tín dụng có dấu hiệu tăng trưởng Tín dụng có dấu hiệu tăng trưởng Việt Nam trúng thầu 108 000 tấn gạo từ Indonesia 98 9 cửa hàng bán lẻ xăng dầu xuất hóa đơn điện tử cho từng lần bán là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 29 3 Tín dụng có dấu hiệu tăng trưởng (Ảnh minh họa).

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 29/3, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 2233,1 USD/ounce, tăng 44,91 USD so với cùng thời điểm ngày 28/3.

Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 29/3, giá vàng SJC trong nước được niêm yết tại TP HCM ở mức 79-81 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 100.000 đồng ở chiều mua và giữ nguyên ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 28/3.

Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 79 -81 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 200.000 đồng ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 28/3.

Việt Nam trúng thầu 108.000 tấn gạo từ Indonesia

Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) vừa chốt hợp đồng 300.000 tấn gạo với các nhà cung cấp. Theo thứ tự, các doanh nghiệp Thái Lan trúng thầu với sản lượng nhiều nhất 117.000 tấn, đứng thứ 2 là Việt Nam 108.000 tấn, phần còn lại từ Pakistan và Myanmar.

Trong đợt thầu này, xét về giá C&F (chi phí và cước phí), gạo Myanmar cao nhất khi đạt mức 626 USD/tấn, tiếp theo là Pakistan có giá 623 USD/tấn. Gạo Thái Lan đứng vị trí thứ 3, có giá từ 611,5 - 617 USD/tấn, còn Việt Nam có giá từ 609 - 616 USD/tấn, thấp nhất trong các nước dự thầu.

98,9% cửa hàng bán lẻ xăng dầu xuất hóa đơn điện tử cho từng lần bán

Theo Tổng cục Thuế, đến ngày 28/3/2024, toàn quốc có 15.762 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng, đạt tỷ lệ 98,9%.

Hiện chỉ còn khoảng hơn 100 cửa hàng chưa thực hiện việc xuất hoá đơn điện tử, chiếm 1,1%.

Đã có 40 địa phương hoàn thành 100% tiến độ. Theo báo cáo của các Cục Thuế, phấn đấu đến 31/3/2024 về cơ bản các cửa hàng xăng dầu trên cả nước sẽ thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng.

Tín dụng có dấu hiệu tăng trưởng

Báo cáo của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/3 cho thấy tính đến thời điểm 25/3/2024, tín dụng của nền kinh tế tăng 0,26% so với cuối năm 2023 (riêng tháng 3 tăng 0,98%) sau 2 tháng tăng trưởng âm.

Như vậy, sau gần 3 tháng, tín dụng cuối cùng cũng đã có dấu hiệu tăng trưởng so với thời điểm cuối năm 2023.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cho hay đến ngày 29/2/2024, tín dụng nền kinh tế giảm 0,72% so với cuối năm 2023. Như vậy tín dụng tháng 2 giảm chậm hơn so với tháng 1 (giảm 0,6%).

Sản xuất công nghiệp có nhiều tín hiệu tích cực

Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Công Thương) cho biết, tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%).

Kết quả này đã đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế (GDP quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023).

3 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 8,08 tỷ USD

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 3/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35,6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý I/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Tin tức kinh tế ngày 28/3: Gần 74.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong quý I

Tin tức kinh tế ngày 28/3: Gần 74.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong quý I

Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ; Gần 74.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong quý I/2024; 3 tháng đầu năm, xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng gần 22%… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 28/3.

]]>
https://petrotimes.vn/tin-tuc-kinh-te-ngay-293-tin-dung-co-dau-hieu-tang-truong-708372.html P.V (t/h) Fri, 29 Mar 2024 13:40:38 +0700
https://petrotimes.vn/quy-i2024-gia-vang-tang-1823-708370.html Quý I 2024 giá vàng tăng 18 23 Tổng cục Thống kê cho biết bình quân quý I 2024 chỉ số giá vàng tăng 18 23 Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới Quý I/2024, giá vàng tăng 18,23% (Ảnh minh họa)

Trong báo cáo cáo tình hình kinh tế-xã hội quý I/2024 phát hành sáng 29/3, Tổng cục Thống kê cho biết chỉ số giá vàng tháng 3/2024 tăng 4,59% so tháng trước; tăng 9,41% so tháng 12/2023 và tăng 22,71% so cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I/2024, chỉ số giá vàng tăng 18,23%.

Tính đến ngày 25/3/2024, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.139,64 USD/ounce, tăng 5,21% so tháng 2/2024. Ngày 28/3/2024, giá vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới, đẩy giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên cùng chiều với giá vàng thế giới.

Lý giải về việc giá vàng liên tục lập đỉnh, bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho biết, nguyên nhân giá vàng thế giới tăng cao chủ yếu do các nhà giao dịch kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ sau chiến dịch tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát; căng thẳng địa chính trị kéo dài và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn.

Ngoài ra, ở trong nước, lãi suất tiết kiệm đang duy trì mức thấp nhất so nhiều năm trở lại đây; thị trường bất động sản không ổn định, thị trường trái phiếu có nhiều hoài nghi của người dân nên chưa tạo sự an tâm đầu tư khiến vàng trở thành kênh trú ẩn an toàn và giá tăng cao.

Bà Oanh nhìn nhận, giá vàng tăng liên tục gây hệ lụy đến nền kinh tế, nhà đầu tư chuyển vốn vào vàng, với mục tiêu đa dạng danh mục sinh lợi nhuận, khiến nền kinh tế khan hiếm tiền vào đầu tư, sản xuất.

“Lượng tiền lớn không được đưa vào sản xuất kinh doanh, điều này khiến chính sách phục hồi kinh tế đang trở nên khó khăn hơn”, bà Oanh nói.

Giá vàng hôm nay (29/3): Thị trường thế giới tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (29/3): Thị trường thế giới tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng thế giới hôm nay (29/3) tăng khi được thúc đẩy bởi kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Mỹ và nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn mạnh mẽ từ phía các nhà đầu tư.

]]>
https://petrotimes.vn/quy-i2024-gia-vang-tang-1823-708370.html P.V Fri, 29 Mar 2024 13:22:56 +0700
https://petrotimes.vn/doanh-nghiep-duoc-tu-quyet-nhung-khong-tha-noi-gia-xang-dau-708371.html Doanh nghiệp được tự quyết nhưng không thả nổi giá xăng dầu Ngày 29 3 tại họp báo Bộ Công Thương quý I 2024 trả lời báo chí về việc để doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự quyết định giá bán lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định vẫn khống chế bằng giá trần Trong dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mà Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi, chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ, một trong những vấn đề được quan tâm là giá bán xăng dầu sẽ được "giao" cho doanh nghiệp tự quyết định.

Họp báo thường kỳ quý I/2024 của Bộ Công Thương.

Lý giải vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân - người phát ngôn Bộ Công Thương khẳng định, liên Bộ Công Thương - Tài chính vẫn đưa ra giá trần, yêu cầu các doanh nghiệp không được phép bán cao hơn. Bộ sẽ giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Việc giao cho các doanh nghiệp tự định giá bán sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh, phân phối các nguồn lực. Trong tương lai, có thể không đưa giá trần mà Bộ Công Thương sẽ cung cấp "công thức" tính giá xăng dầu và để doanh nghiệp hoàn toàn chủ động.

Nếu việc để doanh nghiệp tự định giá xăng dầu được thông qua, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng giá xăng dầu không thống nhất như hiện nay. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nào quản lý tốt từ chất lượng sản phẩm, hệ thống đại lý, chi phí kinh doanh sẽ chắc chắn có giá xăng thấp hơn và được người tiêu dùng tín nhiệm hơn.

Người dân có thể được mua xăng rẻ hơn giá trần nếu doanh nghiệp được tự quyết về giá bán.

Mặt khác, khi doanh nghiệp được phép tự định giá bán xăng dầu thì việc tồn tại của Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã không còn ý nghĩa. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm với tình trạng kinh doanh của mình "lời ăn - lỗ chịu" nên không cần sự can thiệp của Nhà nước.

Có thể thấy rằng, việc mạnh dạn đề xuất những thay đổi về kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương là khá phù hợp với quy luật cạnh tranh của thị trường. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, để thực sự "thả nổi" về giá trong kinh doanh xăng dầu, Nhà nước phải dự trữ đủ về xăng dầu đề phòng các trường hợp biến động lớn về nguồn cung cũng như các trường hợp thiên tai, địch họa.

Thành Công

Giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt tăng nhẹGiá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ
Bộ Công Thương yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp không xuất hóa đơn điện tử khi bán lẻ xăng dầuBộ Công Thương yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp không xuất hóa đơn điện tử khi bán lẻ xăng dầu
]]>
https://petrotimes.vn/doanh-nghiep-duoc-tu-quyet-nhung-khong-tha-noi-gia-xang-dau-708371.html Fri, 29 Mar 2024 13:21:33 +0700
https://petrotimes.vn/bo-cong-thuong-quy-binh-on-xang-dau-ton-tai-nhieu-bat-cap-708369.html Bộ Công Thương Quỹ Bình ổn xăng dầu tồn tại nhiều bất cập Chiều 29 3 tại họp báo Thường kỳ quý I 2024 của Bộ Công Thương Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết Quỹ Bình ổn xăng dầu đang bộc lộ nhiều bất cập Bộ muốn xin ý kiến rộng rãi về việc bỏ hay không quỹ này Tại họp báo, trả lời báo chí liên quan đến các đề xuất mới trong xây dựng Dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu. Trong đó, việc giữ hay bỏ Quỹ Bình ổn xăng dầu sau khi có nhiều lỗ hổng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì họp báo.

Bà Nguyễn Thuý Hiền - Phó vụ trưởng Vụ Thị trường Trong nước cho biết, Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan đang xây dựng dự thảo mới theo hướng tiến gần hơn cơ chế thị trường. Trong đó, các đề xuất Bộ đang được công bố để lấy ý kiến rộng rãi từ các doanh nghiệp, chuyên gia. Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ ngành khác để tổng hợp các đề xuất gửi Bộ Tài chính báo cáo chính phủ xem xét quyết định chủ trương.

Nhận định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, bà Nguyễn Thúy Hiền cho rằng thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập, trong đó có việc giá biến động thường xuyên nhưng không chi Quỹ hỗ trợ, lúc giá biến động quá lớn lại không đủ khả năng chi bù, gây tình trạng khó khăn về vốn kinh doanh cho doanh nghiệp... Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Trong nước nhấn mạnh, cơ quan soạn thảo sẽ lấy ý kiến để đưa ra cơ chế phù hơp. Đảm bảo đúng với Luật Giá và các quy định pháp luật liên quan.

Bà Nguyễn Thuý Hiền - Phó vụ trưởng Vụ Thị trường Trong nước trả lời báo chí.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết thêm, có rất nhiều ý kiến xung quanh việc bỏ hay không bỏ quỹ này. "Chúng tôi sẽ tiếp tục lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp", ông Tân nói.

Lý giải về một sớm bất cập trong thu chi quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ, việc trích lập và chi quỹ được thực hiện theo Thông tư 103 của Bộ Tài chính. Thực tế cho thấy những bất cập, ban soạn thảo sẽ thảo luận thêm về một số vấn đề xung quanh và sẽ đưa ra ý kiến sau. Thông thường sẽ mất ít nhất khoảng 60 ngày bởi vướng nhiều quy trình...

Tùng Dương

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn hơn 7.000 tỷ đồngQuỹ Bình ổn giá xăng dầu còn hơn 7.000 tỷ đồng
Bộ Công Thương yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp không xuất hóa đơn điện tử khi bán lẻ xăng dầuBộ Công Thương yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp không xuất hóa đơn điện tử khi bán lẻ xăng dầu
]]>
https://petrotimes.vn/bo-cong-thuong-quy-binh-on-xang-dau-ton-tai-nhieu-bat-cap-708369.html Fri, 29 Mar 2024 13:19:35 +0700
https://petrotimes.vn/ban-tin-nang-luong-xanh-cac-nha-may-nang-luong-mat-troi-cua-my-dat-duoc-thoa-thuan-san-xuat-tam-pin-made-in-usa-708361.html Bản tin Năng lượng xanh Các nhà máy năng lượng mặt trời của Mỹ đạt được thỏa thuận sản xuất tấm pin Made in USA Hôm thứ Tư 27 3 hai nhà sản xuất năng lượng mặt trời nhỏ cho biết họ đang hợp tác để sản xuất các tấm pin cho phép khách hàng của họ các nhà phát triển dự án năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ nhận được khoản trợ cấp sinh lợi mới của liên bang cho thiết bị năng lượng sạch do Mỹ sản xuất Bản tin Năng lượng xanh: Các nhà máy năng lượng mặt trời của Mỹ đạt được thỏa thuận sản xuất tấm pin 'Made in USA'

Các nhà máy năng lượng mặt trời của Mỹ đạt được thỏa thuận sản xuất tấm pin 'Made in USA'

Thỏa thuận giữa nhà sản xuất pin mặt trời Suniva có trụ sở tại Georgia và Heliene của Canada, công ty có hoạt động sản xuất tấm pin ở Minnesota, đang được chính quyền Tổng thống Biden coi là bằng chứng cho thấy các khoản trợ cấp của Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) đang thành công trong việc xây dựng ngành sản xuất năng lượng mặt trời trong nước để cạnh tranh với Trung Quốc.

Trong một thông báo với Reuters, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, người sẽ đến thăm cơ sở Norcross, Georgia của Suniva, cho biết, dưới thời các Chính quyền trước, các công ty năng lượng mặt trời trên khắp Hoa Kỳ đang gặp khó khăn, từ ​​năm 2016 đến năm 2020, 20% ​​việc làm trong lĩnh vực sản xuất năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ đã bị mất. Bộ trưởng Yellen nói thêm: “Bây giờ, mặc dù vẫn còn những thách thức đáng kể, các khoản tín dụng thuế theo Đạo luật Giảm phát đang giúp thay đổi cuộc chơi”.

Bản thân Suniva đang khởi động lại một nhà máy ngừng hoạt động trước đó. Theo thỏa thuận kéo dài 3 năm trị giá 400 triệu USD, Suniva sẽ cung cấp pin cho Heliene để lắp ráp chúng thành các tấm pin mặt trời. Theo Suniva, các sản phẩm này sẽ có thể cung cấp khoảng 2 gigawatt cho các dự án năng lượng mặt trời. Công suất đó sẽ đủ để cung cấp điện cho khoảng 350.000 ngôi nhà.

Theo quy định của Bộ Tài chính Mỹ được công bố gần một năm trước, các nhà xây dựng dự án năng lượng mặt trời sử dụng các tấm pin do Mỹ sản xuất sẽ có thể yêu cầu khoản tín dụng thuế 10% khi sử dụng sản phẩm trong nước. Khoản tín dụng thưởng đó, được tạo ra theo Đạo luật IRA năm 2022. Một số nhà sản xuất năng lượng mặt trời đã vận động hành lang để có các quy định nội địa nghiêm ngặt hơn nhằm chống lại làn sóng sản phẩm do Trung Quốc sản xuất trên thị trường toàn cầu.

Giám đốc điều hành Suniva Cristiano Amoruso cho biết: “Hợp đồng này là minh chứng cho tính hiệu quả của Đạo luật Giảm phát và hướng dẫn nội địa tháng 5/2023 của Bộ Tài chính”. "Chúng tôi tự hào thực hiện lời hứa lâu dài của mình là đưa hoạt động sản xuất tấm pin năng lượng trở lại Hoa Kỳ tại cơ sở Norcross của chúng tôi".

Khoản tín dụng thưởng cho các sản phẩm trong nước nằm ngoài khoản tín dụng thuế IRA 30% cho các cơ sở năng lượng tái tạo.

EDP ​​cho biết thị trường năng lượng gió ngoài khơi được cải thiện sau khi thiết lập lại giá

Giám đốc điều hành của công ty điện gió lớn nhất Bồ Đào Nha Energias de Portugal (EDP) cho biết thị trường toàn cầu cho các dự án gió ngoài khơi đang được cải thiện khi các chính phủ và công ty hiện đưa ra mức giá đủ cao để giúp các dự án có hiệu quả kinh tế.

Nhiều quốc gia đang dựa vào việc xây dựng nhanh chóng và quy mô lớn các trang trại gió ngoài khơi để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu vốn có chi phí ban đầu cao nhưng về lâu dài có thể cung cấp năng lượng rẻ hơn so với các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Chi phí tăng vọt trong bối cảnh lạm phát cao đã khiến các nhà phát triển hủy bỏ hoặc tạm dừng các dự án ở Mỹ và Anh vào năm ngoái do dự kiến ​​không còn sinh lãi, dẫn đến lo ngại về triển vọng dài hạn của lĩnh vực này.

Giám đốc điều hành EDP Miguel Stillwell D'Andrade cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại một sự kiện năng lượng ở Oxford: “Chúng tôi đang chứng kiến ​​sự điều chỉnh lớn về giá PPA (hợp đồng mua bán điện) và CfD (hợp đồng được chính phủ hỗ trợ), giúp các dự án trở nên khả thi”.

Liên doanh ngoài khơi 50/50 của EDP với ENGIE có tên Ocean Winds tham gia phát triển một số dự án trên toàn cầu.

D'Andrade cho biết về cơ bản, thị trường nước ngoài đang có vẻ mạnh mẽ và các dự án ở Hoa Kỳ vẫn hấp dẫn. Sự đồng thuận dường như là Đạo luật giảm phát (IRA) nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng và phần lớn nguồn tài trợ sẽ được chuyển đến các bang thuộc Đảng Cộng hòa".

Cuộc đấu thầu gió ngoài khơi New England thu hút nhiều nhà thầu

Hôm thứ Tư (27/3), một số nhà phát triển năng lượng gió ngoài khơi đã tham gia đấu thầu trong một cuộc chào mời thầu năng lượng gió ngoài khơi kết hợp giữa Connecticut-Massachusetts-Rhode , bao gồm các đơn vị của các công ty năng lượng châu Âu Iberdrola và Orsted.

Ngành công nghiệp gió ngoài khơi của Hoa Kỳ đang bùng nổ trong năm nay, với một số dự án đang ở các giai đoạn phát triển và xây dựng khác nhau, sau thảm họa năm 2023 khi các nhà phát triển hủy hợp đồng và nhận khoảng 9,1 tỷ USD tiền nợ và suy giảm giá trị đối với các dự án của Hoa Kỳ.

Cho đến nay, Avangrid, Orsted và Vineyard Offshore đã đưa ra đề xuất trong cuộc đấu giá ba bang, dự kiến ​​sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các kế hoạch của liên bang và tiểu bang nhằm khử cacbon trong lưới điện và chống biến đổi khí hậu.

Avangrid, một thành viên của Tập đoàn Iberdrola, đã đệ trình nhiều đề xuất, bao gồm New England Wind 1 công suất 791 megawatt (MW) và New England Wind 2 1.080 MW. Nếu kết hợp lại, hai dự án này có thể tạo ra đủ điện để cung cấp cho gần 1 triệu người. nhà cửa.

“Avangrid đã sẵn sàng hoạt động,” Giám đốc điều hành Avangrid Pedro Azagra cho biết trong một thông cáo báo chí, đồng thời cho biết thêm rằng việc xây dựng New England Wind 1 có thể bắt đầu vào đầu năm tới. Công ty cho biết New England Wind 1 có thể đạt được hoạt động thương mại vào năm 2029.

Trong một cuộc đấu thầu riêng biệt, Orsted, công ty điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới, đã đề xuất dự án Starboard Wind có công suất 1.184 megawatt, có thể cung cấp điện cho Connecticut và/hoặc Rhode Island. Vineyard Offshore cho biết họ đề xuất nhà máy Vineyard Wind 2 có công suất 1.200 megawatt (MW), nằm cách Nantucket ở Massachusetts 29 dặm (46,7 km) về phía nam. Dự án có thể bắt đầu vào năm 2031.

Vineyard Offshore được nắm giữ bởi các quỹ do Đối tác cơ sở hạ tầng Copenhagen quản lý./.

]]>
https://petrotimes.vn/ban-tin-nang-luong-xanh-cac-nha-may-nang-luong-mat-troi-cua-my-dat-duoc-thoa-thuan-san-xuat-tam-pin-made-in-usa-708361.html Thanh Bình Fri, 29 Mar 2024 12:10:05 +0700
https://petrotimes.vn/tong-tai-san-he-thong-ngan-hang-giam-gan-530000-ty-dong-708367.html Tổng tài sản hệ thống ngân hàng giảm gần 530 000 tỷ đồng strong Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHNN cho biết tổng tài sản toàn hệ thống các tổ chức tín dụng tính đến cuối tháng 1 2024 đạt gần 19 546 triệu tỷ đồng giảm 527 609 tỷ đồng so với hồi đầu năm tương đương mức giảm 2 63 strong 13 ngân hàng có quy mô vốn điều lệ trên 1 tỷ USD13 ngân hàng có quy mô vốn điều lệ trên 1 tỷ USD Phê duyệt 14 ngân hàng quan trọng nhất hệ thống năm 2024Phê duyệt 14 ngân hàng quan trọng nhất hệ thống năm 2024
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo dữ liệu của NHNN, tổng tài sản toàn hệ thống thu hẹp sau khi tăng thêm gần 996.500 tỷ đồng trong tháng 12/2023, tương đương mức tăng 5,22%.

Mặt khác, diễn biến giảm của tổng tài sản cũng có cùng xu hướng với tín dụng (cấu phần chiếm tỷ trọng lớn nhất của tổng tài sản các ngân hàng) khi dư nợ toàn hệ thống giảm 0,6% trong tháng 1/2024. Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, việc tín dụng toàn hệ thống suy giảm trong tháng đầu năm một mặt cho thấy có tính chất quy luật (dịp trước và trong Tết Nguyên đán tăng trưởng tín dụng có xu hướng chững lại), mặt khác cũng cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế còn chậm, khiến khả năng hấp thụ vốn tín dụng yếu. Do đó, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, các TCTD cần tập trung vào các giải pháp cụ thể, đơn cử như có thể định hướng dòng vốn tín dụng vào những lĩnh vực ưu tiên và có khả năng phục hồi tốt theo như chỉ đạo của Chính phủ.

Đi sâu vào từng khối ngân hàng, nhóm NHTM Cổ phần có tổng tài sản giảm mạnh nhất khi thu hẹp gần 347.450 tỷ đồng (-3,87%), đứng sau là nhóm NHTM Nhà nước với mức giảm 127.707 tỷ đồng (-1,49%). Khối ngân hàng liên doanh giảm 53.623 tỷ đồng (-2,87%) và nhóm các công ty tài chính giảm 6.903 tỷ đồng (-2,28%).

Ngân hàng Chính sách là khối duy nhất ghi nhận tổng tài sản tăng trong tháng 1/2024 khi mở rộng thêm 4.934 tỷ đồng, tương đương tăng 1,41%.

Về vốn điều lệ, tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống vào cuối tháng 1/2024 đạt 1.003.601 triệu tỷ đồng, tăng nhẹ so với cuối năm 2023. Trong đó, nhóm NHTM nhà nước có tổng vốn điều lệ đạt 217.882 tỷ đồng, giữ nguyên so với cuối năm 2023; nhóm NHTM cổ phần có tổng vốn điều lệ đạt 543.191 tỷ đồng, tăng 0,12% so với cuối năm 2023; nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài 163.165 tỷ đồng....

Cũng theo NHNN, tính đến ngày 31/1/2024, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn toàn hệ thống đạt 28,09%, tăng so với mức 27,74% vào cuối năm trướ. Trong đó, nhóm NHTM nhà nước có tỷ lệ là 23,22%; nhóm NHTM cổ phần có tỷ lệ là 40,07%; nhóm công ty tài chính, cho thuê có tỷ lệ là 36,67%...

Tính đến ngày 31/3/2024, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi đạt 77,87%, tăng so với mức 76,04% vào cuối năm 2023. Trong đó, nhóm NHTM nhà nước đạt 81,31%; nhóm NHTM cổ phần đạt 80,88%; nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài đạt 44,41%...

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

]]>
https://petrotimes.vn/tong-tai-san-he-thong-ngan-hang-giam-gan-530000-ty-dong-708367.html Huy Tùng Fri, 29 Mar 2024 11:50:36 +0700
https://petrotimes.vn/tim-giai-phap-thuc-day-phat-trien-kinh-te-so-o-viet-nam-708342.html Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam Hội thảo Phát triển kinh tế số và hoàn thiện chính sách về công nghệ Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam nhằm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng chính sách thể chế pháp lý thúc đẩy phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam Đồng thời nhận diện thách thức rào cản chính sách tác động tới phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo Ngày 28/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp Viện Nghiên cứu công nghệ vì cộng đồng (TFGI-Singapore) tổ chức hội thảo “Phát triển kinh tế số và hoàn thiện chính sách về công nghệ: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”.

Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc, TS Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh CIEM nhấn mạnh, chuyển đổi số là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm tạo sự bứt phá, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tại Việt Nam, kinh tế số đã có những bước phát triển và được xem là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước. Hiện nay, Chính phủ đã và đang thực hiện các bước đi cần thiết tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế số như thực hiện sửa đổi, bổ sung thể chế, quy định pháp luật cho các ngành, trong đó có những ngành đang có nhiều mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thực hiện cải cách thể chế để thu hút đầu tư cho các công nghệ số, hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư nguồn lực cho thi hành pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, cải cách nền hành chính theo hướng số hoá và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với những cấu phần đã đi vào vận hành như: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, đăng ký doanh nghiệp…

Đáng lưu ý, Chính phủ cũng giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu tạo lập khuôn khổ pháp lý để triển khai các cơ chế thí điểm, thử nghiệm và cơ chế đặc thù đối với các loại hình, mô hình kinh tế mới dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận các nội dung như: những sáng kiến đổi mới thể chế, chính sách thời gian qua và dự kiến tới đây; vai trò của các cơ quan xây dựng và thực thi chính sách; vai trò của các bên liên quan; lĩnh vực có triển vọng hợp tác trong khu vực Đông Nam Á. Các chủ thể nào trong nền kinh tế có vai trò trong quá trình thúc đẩy hoàn thiện thể chế hướng tới phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo…

TS. Ming Tan - Giám đốc điều hành sáng lập, Viện Nghiên cứu công nghệ vì cộng đồng (TFGI) cho rằng, sự cần thiết và những vấn đề liên quan đến xây dựng và triển khai các cơ chế thế điểm, thử nghiệm và đặc thù đối với các loại hình, mô hình kinh tế mới dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chia sẻ kết quả nghiên cứu về giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở Đông Nam Á, ông Keith Detros - Giám đốc chương trình (TFGI) đã nêu bật những điểm chung của chính sách phát triển công nghệ giữa các quốc gia. Đó là duy trì cạnh tranh nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ dữ liệu cá nhân để tạo dựng niềm tin và tăng cường an ninh mạng. Tuy nhiên, chính sách phát triển công nghệ rất khác nhau giữa các quốc gia.

Các xu hướng chủ yếu mà Chính phủ ở 6 quốc gia Đông Nam Á (SEA-6) ban hành quy định để phù hợp bối cảnh thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế số có các nội dung chủ yếu: vai trò ngày càng tăng của các cơ quan quản lý; các cơ quan chuyên trách được thành lập với những nhiệm vụ mới; yêu cầu phối hợp ngày càng tăng giữa các cơ quan và đổi mới các phương pháp tiếp cận chính sách.

Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để thúc đẩy phát triển kinh tế số và hoàn thiện thể chế về công nghệ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Chính phủ thông qua các kênh “mềm” giúp tăng cường hiệu quả quản trị số bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ hội phối hợp, liên kết và hợp tác.

N.H

Kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh nhất ASEANKinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh nhất ASEAN
Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoànĐẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đề xuất phát triển theo hướng thông minh và kinh tế sốQuy hoạch Thủ đô Hà Nội đề xuất phát triển theo hướng thông minh và kinh tế số
Làm thế nào để bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số?Làm thế nào để bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số?
]]>
https://petrotimes.vn/tim-giai-phap-thuc-day-phat-trien-kinh-te-so-o-viet-nam-708342.html Fri, 29 Mar 2024 04:22:43 +0700
https://petrotimes.vn/van-hanh-thi-truong-ban-buon-dien-canh-tranh-can-cong-bang-minh-bach-708340.html Vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh cần công bằng minh bạch Cần đảm bảo sự công bằng minh bạch trong huy động và điều tiết các nguồn điện là vấn đề đặt ra khi xây dựng các quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh Nhà máy điện có công suất đặt lớn hơn 30 MW có trách nhiệm hoàn thành thủ tục đăng ký và được trực tiếp tham gia thị trường điện. Nhà máy điện sử dụngnăng lượng tái tạocó công suất đặt lớn hơn 10 MW được quyền lựa chọn trực tiếp tham gia thị trường. Đây là những điểm mới trong dự thảo thông tư quy định vận hànhthị trường bán buôn điệncạnh tranh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc huy động như thế nào để đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong huy động và điều tiết các nguồn điện.

Triển khai từ năm 2019, sau hơn 5 năm, đến nay đã có 108 nhà máy điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường bán buôn điện cạnh tranh với tổng công suất khoảng 31.000 MW. Tuy nhiên theo đánh giá, tỷ lệ này là khá thấp so với tổng công suất toàn hệ thống.

PGS Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính cho biết: "Một nhà đầu tư về điện người ta phải có lợi nhuận, mà lợi nhuận thu được dựa trên 2 yếu tố: Yếu tố quan trọng thứ nhất là trên cơ sở giá; yếu tố thứ 2 là trên cơ sở sản lượng điện được phát tối đa và đồng thời mức rủi ro trong đầu tư là cần lưu ý".

Ông Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng: "Cần phải thay đổi, cần phải có tư duy đột phá, tức các chủ thể của các nhà máy điện là họ được đàm phán với các hộ tiêu thụ cuối cùng, EVN là một trong những người mua, chứ không phải tất cả chỉ có mỗi EVN là người mua điện".

Vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh cần công bằng, minh bạch - Ảnh 1.
Đến nay đã có 108 nhà máy điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Ảnh minh họa.

Yêu cầu đặt ra là thiết lập một thị trường bán buôn điện cạnh tranh bình đẳng, cũng như sự minh bạch trong việc huy động nguồn. Những quy định mới về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh quy định: Đối với nhiệt điện thì giá sàn là 1 đồng/kWh, giá trần được xác định hàng năm, điều chỉnh hàng tháng; Đối với thuỷ điện giá sàn là 0 đồng/kWh, giá trần được xác định hàng tuần… đã tối ưu hoá chi phí mua điện và tăng tính chủ động cho các nhà máy điện khi tham gia thị trường.

Ông Phạm Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết: "Chúng ta đã điều chỉnh chu kỳ giao dịch cũng như chu kỳ điều độ giảm từ 60 phút xuống 30 phút và nâng số cặp chào giá từ 5 cặp chào giá lên 10 cặp chào giá để phù hợp với định hướng cho chương trình mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng với các đơn vị phát điện".

"Chúng ta sẽ phải đổi mới cách hạch toán trong sản xuất điện và trong cả dây chuyền cung ứng điện, do vậy chúng tôi kiến nghị là trong năm 2024 thì chúng ta sẽ tính đúng, tính đủ giá thành sản xuất, tính đúng, tính đủ giá truyền tải và phân phối", TS Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho hay.

Như vậy một cơ chế giá huy động điện minh bạch, đảm bảo hoạt động theo thị trường sẽ chính là những giải pháp hiệu quả để thu hút đầu tư vào phát triển các dự án năng lượng, qua đó đảm bảo mục tiêu người sử dụng và nhà đầu tư các dự án điện đều hưởng lợi và giảm áp lực với nền kinh tế.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam

[PetroTimesTV]  Ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án Lô B - Ô Môn[PetroTimesTV] Ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án Lô B - Ô Môn
Bộ Công Thương yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp không xuất hóa đơn điện tử khi bán lẻ xăng dầuBộ Công Thương yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp không xuất hóa đơn điện tử khi bán lẻ xăng dầu
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Luật Điện lựcBộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Luật Điện lực
]]>
https://petrotimes.vn/van-hanh-thi-truong-ban-buon-dien-canh-tranh-can-cong-bang-minh-bach-708340.html Fri, 29 Mar 2024 04:15:15 +0700
https://petrotimes.vn/bo-cong-thuong-lay-y-kien-ve-du-thao-luat-dien-luc-708337.html Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Luật Điện lực Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa phát hành công văn văn bản số 2034 BCT ĐTĐL xin ý kiến đối với dự án Luật Điện lực sửa đổi Trong đó có nhiều nội dung quan trọng như giá điện điều tiết điện lực điều chỉnh phụ tải điện và thị trường điện phù hợp với lộ trình thực hiện thị trường điện cạnh tranh Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 02 tháng 10 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 140/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ, trong đó, tại điểm a khoản 2 Phần II có giao Bộ Công Thương: “Nghiên cứu, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định trong Luật Điện lực và các văn bản có liên quan về giá điện, điều tiết điện lực, chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện, chương trình điều chỉnh phụ tải điện và thị trường điện phù hợp với lộ trình thực hiện thị trường điện cạnh tranh".

Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi) nhiều nội dung quan trọng như giá điện, điều tiết điện lực...

Tại Nghị quyết số 203/NQ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương trình Chính phủ dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trước tháng 7 năm 2024. Để đảm bảo tiến độ Chính phủ giao, căn cứ Công văn số 1111/VPCP-PL ngày 21 tháng 02 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về việc về việc thành lập Ban soạn thảo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương đã triển khai công tác xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Để hoàn thiện dự án Luật Điện lực (sửa đổi) theo quy định tại Điều 57 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương trân trọng đề nghị Quý cơ quan, đơn vị tham gia ý kiến đối với dự thảo Luật và dự thảo Tờ vình. Nội dung dự thảo Luật và dự thảo Tờ trình và các tài liệu liên quan được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ http://www.moit.gov.vn.

Ý kiến tham gia của Quý cơ quan, đơn vị xin gửi bằng văn bản về Bộ Công Thương (qua Cục Điều tiết điện lực, địa chỉ: D10 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội) trước ngày 21 tháng 4 năm 2024 và gửi qua địa chỉ email MyLTT@moit.gov.vn hoặc OanhNTL@moit.gov.vn để tổng hợp, hoàn thiện dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

P.V

Luật Điện lực sửa đổi: Tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh ra saoLuật Điện lực sửa đổi: Tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh ra sao
Bám sát 6 chính sách lớn để xây dựng dự thảo Luật Điện lựcBám sát 6 chính sách lớn để xây dựng dự thảo Luật Điện lực
Đóng góp Luật Điện lực: Đóng góp Luật Điện lực: "Nóng" thủy điện và phát điện cạnh tranh!
]]>
https://petrotimes.vn/bo-cong-thuong-lay-y-kien-ve-du-thao-luat-dien-luc-708337.html Fri, 29 Mar 2024 02:45:42 +0700
https://petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-293-dau-tho-tiep-tuc-tang-gia-708320.html Giá dầu hôm nay 29 3 Dầu thô tiếp tục tăng giá Giá dầu thế giới hôm nay 29 3 tăng khi OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng Các cuộc tấn công liên tục của Ukraine vào cơ sở năng lượng của Nga và việc thắt chặt số lượng giàn khoan của Mỹ đang hỗ trợ xu hướng tăng giá dầu Giàn công nghệ Trung tâm số 2 mỏ Bạch Hổ, Lô 09-1. Giàn công nghệ Trung tâm số 2 mỏ Bạch Hổ, Lô 09-1. Nguồn: Tư liệu

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 29/3/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 83,11 USD/thùng, tăng 1,76 USD trong phiên và tăng 1,35 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 28/3.

Giá dầu Brent giao tháng 6/2024 đứng ở mức 86,97 USD/thùng, tăng 1,56 USD trong phiên và tăng 1,26 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 28/3.

Giá dầu thế giới hôm nay (29/3) tăng khi OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng. Các cuộc tấn công liên tục của Ukraine vào cơ sở năng lượng của Nga và việc thắt chặt số lượng giàn khoan của Mỹ đang hỗ trợ xu hướng tăng giá dầu.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) trong tháng này đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng khoảng 2,2 triệu thùng/ngày đến cuối tháng 6, mặc dù Nga và Iraq đã phải nỗ lực nhiều để giải quyết tình trạng dư thừa sản lượng.

Alex Hodes, nhà phân tích năng lượng tại StoneX cho biết: “Việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận, đặc biệt liên quan đến tình trạng khai thác quá mức của Iraq trong 2 tháng qua”.

Ông Hodes nhấn mạnh: “Việc theo dõi dòng dầu của Nga trong quý tới sẽ rất quan trọng đối với các nhà quan sát thị trường”.

Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong phiên trước, giá dầu đã chịu áp lực do tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ bất ngờ tăng vào tuần trước, do nhập khẩu dầu thô tăng và nhu cầu xăng chậm. Cụ thể, tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 3,2 triệu thùng trong khi tồn kho xăng tăng 1,3 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 22/3. Dữ liệu EIA cũng cho thấy nhu cầu xăng giảm tuần thứ 2 liên tiếp, xuống 8,7 triệu thùng/ngày, nhỏ hơn mức tăng Viện Dầu khí Mỹ dự kiến.

Nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB cho biết: “Chúng tôi dự kiến tồn kho của Mỹ sẽ tăng ít hơn bình thường do thị trường dầu mỏ toàn cầu đang bị thâm hụt nhẹ. Điều này có thể sẽ hỗ trợ giá dầu thô Brent trong tương lai”.

Tỷ lệ sử dụng nhà máy lọc dầu của Mỹ đã tăng 0,9 điểm phần trăm trong tuần trước.

Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số giàn khoan dầu và khí đốt của Mỹ, một chỉ số sớm của sản lượng tương lai, đã giảm 3 giàn xuống 621 giàn trong tuần tính đến ngày 28/3.

Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến khi được thúc đẩy nhờ chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ và đầu tư kinh doanh các cấu trúc phi dân cư như nhà máy và cơ sở chăm sóc sức khỏe. Trong ước tính về GDP quý IV, Cục Phân tích Kinh tế của Bộ Thương mại Mỹ cho biết tổng sản phẩm quốc nội đã tăng với tốc độ 3,4% hàng năm so với tốc độ 3,2% được báo cáo trước đó.

Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh cùng dữ liệu lạm phát trước đó càng củng cố kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

Jim Ritterbusch của công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates cho biết: “Sức mạnh của thị trường chứng khoán cho thấy thu nhập dự báo mạnh mẽ, từ đó cho thấy nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ đáng ngạc nhiên và có lợi cho nhu cầu sản phẩm năng lượng tốt hơn dự kiến”.

Thống đốc Fed cho biết hôm thứ Tư (27/3) rằng dữ liệu lạm phát đáng thất vọng gần đây khẳng định khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ trì hoãn việc cắt giảm mục tiêu lãi suất ngắn hạn, nhưng không loại trừ khả năng cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết: “Thị trường đang tập trung vào việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6 của Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu vì lãi suất thấp hơn hỗ trợ nhu cầu dầu”.

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi các tín hiệu từ cuộc họp vào tuần tới của Ủy ban Giám sát chung Bộ trưởng của nhóm sản xuất Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Rủi ro địa chính trị gia tăng đã làm tăng kỳ vọng về khả năng gián đoạn nguồn cung, nhưng OPEC+ khó có thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào về chính sách sản lượng dầu cho đến cuộc họp cấp bộ trưởng đầy đủ vào tháng 6.

John Kilduff, đối tác của Again Capital LLC cho biết các cuộc tấn công của Ukraine vào cơ sở năng lượng của Nga đã thúc đẩy tâm lý xung quanh việc nguồn cung dầu thô toàn cầu đang thắt chặt và giúp hỗ trợ giá dầu.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.625 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 24.816 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 20.693 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 20.879 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.145 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều ngày 28/3. Trong đó, giá xăng RON 95-III tăng 532 đồng/lít; giá xăng E5 RON 92 tăng 406 đồng/lít. Giá dầu hỏa giảm 387 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 321 đồng/lít; giá dầu mazut tăng 46 đồng/kg.

Giá dầu hôm nay (25/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuầnGiá dầu hôm nay (25/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá dầu hôm nay (26/3): Dầu thô tiếp tục tăng giáGiá dầu hôm nay (26/3): Dầu thô tiếp tục tăng giá
Giá dầu hôm nay (27/3): Dầu thô quay đầu giảm giáGiá dầu hôm nay (27/3): Dầu thô quay đầu giảm giá
Giá dầu hôm nay (28/3): Dầu thô tăng trở lạiGiá dầu hôm nay (28/3): Dầu thô tăng trở lại
]]>
https://petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-293-dau-tho-tiep-tuc-tang-gia-708320.html Minh Đức Fri, 29 Mar 2024 02:43:06 +0700
https://petrotimes.vn/ban-tin-nang-luong-quoc-te-293-cac-nha-phat-trien-hydro-cua-my-muon-mo-rong-cac-quy-tac-tin-dung-thue-708331.html Bản tin Năng lượng Quốc tế 29 3 Các nhà phát triển hydro của Mỹ muốn mở rộng các quy tắc tín dụng thuế PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về các lĩnh vực năng lượng thế giới

1. Tính đến đầu giờ sáng nay 29/3 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 83,17 USD/thùng - tăng 2,24%, trong khi chuẩn Brent dừng lại ở mức 87,48 USD/thùng - tăng 1,61%.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28-3, giá dầu tăng khoảng 2% do triển vọng OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng, các cuộc tấn công liên tục vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga, và việc thắt chặt số lượng giàn khoan của Mỹ.

2. Báo cáo mới nhất của CitiGroup cho thấy, hơn 40% khách hàng của ngân hàng này thiếu "kế hoạch thực chất" để cắt giảm lượng khí thải của họ để phù hợp với tham vọng không khí thải hoặc hoàn toàn không có khả năng chuyển đổi.

Trong lĩnh vực năng lượng, theo Citigroup, 42% khách hàng của họ có sự đồng thuận với kế hoạch chuyển đổi ở mức thấp.

3. Nhập khẩu dầu thô Nga tăng tại các nhà nhập khẩu hàng đầu châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ, ước tính sẽ đẩy tổng lượng dầu nhập khẩu của châu Á lên mức cao nhất trong 10 tháng vào tháng 3, theo dữ liệu từ LSEG Oil Research.

Trong tháng này, lượng dầu thô từ Nga đến các thị trường nhập khẩu hàng đầu ở châu Á tăng sẽ thúc đẩy nhập khẩu dầu thô của châu Á lên 27,48 triệu thùng/ngày, đây sẽ là mức cao nhất trong 10 tháng.

4. Reuters đưa tin, nhà máy lọc dầu Kuibyshev ở phía tây nam nước Nga do tập đoàn dầu mỏ nhà nước Rosneft sở hữu và vận hành đã buộc phải ngừng một nửa công suất xử lý dầu thô do thiệt hại sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái từ Ukraine vào tuần trước.

Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu ở Nga trong những tuần gần đây, làm giảm công suất lọc dầu của Nga và được cho là khiến Nhà Trắng lo ngại về giá quốc tế tăng.

5. Các nhà phát triển dự án hydro và các hiệp hội ngành đang tìm kiếm các khoản tín dụng thuế mở rộng theo Đạo luật Giảm lạm phát, cho biết trong các phiên điều trần tuần này rằng các quy định về năng lượng sạch để sản xuất hydro cần phải được nới lỏng để cho phép ngành này phát triển.

Vào cuối năm ngoái, Bộ Tài chính Mỹ cuối cùng đã công bố các khoản tín dụng thuế được đề xuất từ ​​lâu để sản xuất hydro sạch theo Đạo luật Giảm phát (IRA), một động thái được các nhà môi trường hoan nghênh nhưng bị những người khác chỉ trích là quá hẹp và không rõ ràng.

]]>
https://petrotimes.vn/ban-tin-nang-luong-quoc-te-293-cac-nha-phat-trien-hydro-cua-my-muon-mo-rong-cac-quy-tac-tin-dung-thue-708331.html Bình An Fri, 29 Mar 2024 02:41:58 +0700
https://petrotimes.vn/bo-cong-thuong-yeu-cau-xu-ly-nghiem-doanh-nghiep-khong-xuat-hoa-don-dien-tu-khi-ban-le-xang-dau-708332.html Bộ Công Thương yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp không xuất hóa đơn điện tử khi bán lẻ xăng dầu Bộ Công Thương yêu cầu lực lượng chức năng xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Công điện nêu rõ, thời gian qua, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp triển khai thực hiện các công điện, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu và đã đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên đến nay vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu chưa thực hiện nghiêm túc quy định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Công Thương.

Triển khai thực hiện Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 26/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu; Tiếp theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Chỉ thị số 01/CT-BCT ngày 02/01/2024 và Văn bản số 1656/BCT-TTTN ngày 18/3/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường tại các công điện, chỉ thị, kế hoạch, công văn chỉ đạo liên quan đến công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.

Thứ hai, tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trên địa bàn quản lý chấp hành đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu; thực hiện nghiêm túc quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, đặc biệt là trong việc lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho các khách hàng theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.

"Chủ động phối hợp với cơ quan thuế và các lực lượng chức năng trên địa bàn trong quá trình kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 5/3/2024 và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Văn bản số 1656/BCT-TTTN ngày 18/3/2024", Công điện Bộ Công Thương nêu.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí; cơ quan thuế trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh xăng dầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Tích cực tuyên truyền đến người tiêu dùng về việc nâng cao ý thức trách nhiệm, yêu cầu xuất hóa đơn bán lẻ khi mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, tạo lập thói quen tiêu dùng văn minh, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 26/3/2024 về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

]]>
https://petrotimes.vn/bo-cong-thuong-yeu-cau-xu-ly-nghiem-doanh-nghiep-khong-xuat-hoa-don-dien-tu-khi-ban-le-xang-dau-708332.html P.V Fri, 29 Mar 2024 01:45:48 +0700
https://petrotimes.vn/de-xuat-bo-doc-quyen-vang-mieng-quyet-liet-nang-hang-thi-truong-chung-khoan-708329.html Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán Các chuyên gia thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC đề nghị triển khai các giải pháp quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng; quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán- Ảnh 1. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia. Ảnh VGP

Thanh khoản dồi dào và dư địa tăng trưởng tín dụng còn nhiều

Chiều 28/3, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã chủ trì cuộc họp toàn thể của Hội đồng. Dự phiên họp có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch Hội đồng cùng các thành viên hội đồng.

Tại phiên họp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trình bày báo cáo về diễn biến kinh tế vĩ mô, hoạt động ngân hàng quý I/2024; đề xuất tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tình hình thị trường vàng và các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Trình bày báo cáo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà cho biết, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, điều tiết thanh khoản, cân bằng lãi suất - tỷ giá, hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát.

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng; quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán- Ảnh 2.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao các chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng đã thảo luận, phát biểu nhiều ý kiến với tinh thần trách nhiệm cao, sôi nổi, nhiều đóng góp rất quan trọng. Ảnh VGP

Lãi suất bình quân huy động và cho vay đối với các giao dịch phát sinh mới lần lượt ở mức 3,1%/năm và 6,5%/năm, giảm tương ứng khoảng 0,4%/năm và 0,6%/năm so với cuối năm 2023. Tỷ giá diễn biến phù hợp với xu hướng các đồng tiền quốc tế so với USD.

Tín dụng đầu năm tăng thấp chủ yếu do yếu tố mùa vụ của dịp Tết Nguyên đán và khả năng hấp thụ vốn chưa cao, tuy nhiên đã phục hồi trong tháng 3/2024. Thanh khoản dồi dào và dư địa tăng trưởng tín dụng còn nhiều để các tổ chức tín dụng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế trong thời gian tới.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 và đang rà soát để sửa đổi, bổ sung, gia hạn Thông tư; tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng như chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng, chương trình cho vay lâm sản, thủy sản...

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng; quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán- Ảnh 3.

Thị trường vàng miếng được sắp xếp lại căn bản, trật tự, kỷ cương

Thị trường vàng miếng được sắp xếp lại căn bản, trật tự, kỷ cương; mạng lưới kinh doanh mua, bán vàng miếng được kiện toàn theo hướng thu hẹp dần; hoạt động huy động, cho vay vốn bằng vàng chấm dứt.

Trong nhiều thời điểm giá vàng biến động phức tạp nhưng hoạt động của thị trường vẫn tương đối ổn định so với giai đoạn trước, không gây áp lực sang thị trường ngoại tệ chính thức như trước đây; thói quen, nhận thức của người dân đối với vàng miếng có sự thay đổi; một phần nguồn lực vàng trong dân đã được chuyển hóa để phát triển kinh tế.

Vướng mắc, khó khăn được Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà nêu ra là triển vọng kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều bất trắc, khó lường, giá hàng hóa thế giới tăng trở lại, rủi ro lạm phát tiềm ẩn, lãi suất USD và tỷ giá USD quốc tế ở mức cao nên tạo thách thức lớn cho việc điều hành cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá, tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.

Nợ xấu có xu hướng tăng trong bối cảnh tỷ lệ tín dụng/GDP cuối năm 2023 là 133%, tiềm ẩn rủi ro tài chính. Khả năng huy động vốn trung, dài hạn của tổ chức tín dụng còn thấp so với nhu cầu vốn đầu tư dài hạn của nền kinh tế.

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng; quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán- Ảnh 4.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà: Thị trường vàng miếng được sắp xếp lại căn bản, trật tự, kỷ cương; mạng lưới kinh doanh mua, bán vàng miếng được kiện toàn theo hướng thu hẹp dần; hoạt động huy động, cho vay vốn bằng vàng chấm dứt. Ảnh VGP

Những kết quả đạt được là rất đáng mừng, lạm phát không đáng lo ngại

Tại cuộc họp, các chuyên gia thống nhất đánh giá tình hình kinh tế đất nước tiếp tục có những chuyển biến tích cực; nhấn mạnh thực tiễn đã chứng minh các kết quả đạt được về chính sách tiền tệ, tài khóa thời gian qua là rất đáng mừng; cho rằng "tình hình lạm phát năm nay không đáng lo ngại"...

Phân tích tình hình thế giới và trong nước, các chuyên gia đề xuất các giải pháp liên quan đến chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng; chính sách đầu tư, xây dựng trong đó có nhà ở xã hội; chính sách kích cầu nội địa, thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư tư nhân; "bơm máu" cho doanh nghiệp,…

Các chuyên gia cũng đề nghị sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý để bắt kịp với sự dịch chuyển của kinh tế thế giới nhất là trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất lao động; khẳng định mục tiêu "chống vàng hóa" đã thành công, đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC,…

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng; quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán- Ảnh 5.
TS. Võ Trí Thành: Cần phải có đột phá chính sách nhất là về khơi thông các nguồn lực, đẩy mạnh tiêu dùng, đầu tư tư nhân, quản lý thị trường vàng… để phát triển vững chắc. Ảnh VGP

Cần đột phá chính sách để khơi thông các nguồn lực phát triển

Sau khi nghe các ý kiến, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao các chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng đã thảo luận, phát biểu nhiều ý kiến với tinh thần trách nhiệm cao, sôi nổi, nhiều đóng góp rất quan trọng.

Theo đó, các ý kiến tán đồng với các đề xuất kiến nghị của ngân hàng nhà nước; thống nhất nhận định thực tiễn đã chứng minh các chính sách điều hành tiền tệ, tài khóa được triển khai thời gian qua là phù hợp, đạt kết quả rất đáng mừng. Không chỉ giữ vững được mục tiêu đề ra mà còn giúp nền kinh tế đứng vững trước những "cú sốc" tưởng như không thể vượt qua được.

Tuy nhiên các chuyên gia cũng nhận định, nền kinh tế đất nước vẫn còn đối mặt với không ít khó khăn, cần phải có đột phá chính sách nhất là về khơi thông các nguồn lực, đẩy mạnh tiêu dùng, đầu tư tư nhân, quản lý thị trường vàng… để phát triển vững chắc.

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng; quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán- Ảnh 6.
Qua 12 năm thực hiện, Nghị định 24 đã đạt những thành công và hoàn thành sứ mệnh.

Trước hết, việc điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ trong thời gian tới cần tiếp tục kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, hiệu quả; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thu hút vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao; bảo đảm cung ứng hàng hóa, thúc đẩy tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước; triển khai hiệu quả các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu.

Về quản lý thị trường vàng, ý kiến của các chuyên gia cho rằng qua 12 năm thực hiện, Nghị định 24 đã đạt những thành công và hoàn thành sứ mệnh. Các ý kiến bày tỏ đồng tình với đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ghi nhận và giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan thường trực của Hội đồng nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến phát biểu tại cuộc họp để tổng hợp, hoàn thiện báo cáo, đề xuất các giải pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, các cơ chế, chính sách liên quan đến thị trường vàng để phát triển thị trường vàng minh bạch, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng; quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán- Ảnh 7.
Cần tiếp tục có các giải pháp "mạnh dạn hơn"; quyết liệt thực hiện các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán. Ảnh VGP

Quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán; cần có giải pháp "mạnh dạn hơn" đối với chính sách tài khóa

Về chính sách tài khóa, các chuyên gia đề nghị cần tiếp tục có các giải pháp "mạnh dạn hơn"; quyết liệt thực hiện các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán "không vì một số sự cố mà làm chậm tiến trình này", đồng thời cũng cần thúc đẩy nhanh hơn nữa các giải pháp liên quan đến "tài chính xanh",… Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính tiếp thu, nghiên cứu đề xuất các giải pháp để sử dụng hiệu quả dư địa chính sách tài khóa, nhất là các giải pháp liên quan đến thuế, phí,…

Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, cơ quan theo chức năng nhiệm vụ được giao theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực và trong nước, nhất là lạm phát, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu, vật tư chiến lược, việc điều chỉnh chính sách của các nước, đối tác để chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cập nhật, hoàn thiện các phương án, kịch bản chỉ đạo, điều hành phù hợp, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân….

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, trong nước, tiếp tục có những ý kiến đóng góp đối với công tác điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.

Theo Báo điện tử Chính phủ

Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

]]>
https://petrotimes.vn/de-xuat-bo-doc-quyen-vang-mieng-quyet-liet-nang-hang-thi-truong-chung-khoan-708329.html Fri, 29 Mar 2024 01:22:29 +0700
https://petrotimes.vn/canh-giac-truoc-cac-xu-huong-gian-lan-tai-chinh-trong-nam-2024-708327.html Cảnh giác trước các xu hướng gian lận tài chính trong năm 2024 Lừa đảo và gian lận tài chính đang trở thành vấn đề nóng trên thị trường gần đây nhà đầu tư cần tự trang bị cho mình những biện pháp phòng chống để tránh rơi vào các tình huống thiệt hại Trên thị trường gần đây đã xảy ra một số sự kiện liên quan đến gian lận, mà điển hình là toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của một công ty chứng khoán Top đầu tại Việt Nam đã bị “hacker” truy cập và tạo ra ảnh hưởng có tác động khá lớn tới thị trường.

Cảnh giác trước các xu hướng gian lận tài chính trong năm 2024 | DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH
Nhà đầu tư cần hình dung được trên thị trường hiện nay đang có những “cạm bẫy” gì cần phải tránh

Ngoài ra, cũng có rất nhiều thông tin, số liệu công bố, hay các báo cáo tài chính có dấu hỏi được đặt ra với nhiều doanh nghiệp niêm yết, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu.

Theo báo cáo cập nhật Top 5 xu hướng liên quan tới gian lận đầu năm 2024 từ tổ chức ACFE - Hiệp hội Điều tra và Phát hiện gian lận quốc tế, chúng ta có thể hình dung được trên thị trường hiện nay đang có những “cạm bẫy” gì cần phải tránh.

Thứ nhất, một hiện tượng ngày càng phổ biến và gây quan ngại đối với cộng đồng là sự xuất hiện của các hình thức lừa đảo sử dụng công nghệ cao, đặc biệt thông qua trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ tạo sinh (GenAI). Một trong những phương thức lừa đảo phổ biến là việc sử dụng công nghệ Deepfake, cho phép tạo ra các video giả mạo với độ chân thực cao, từ đó lừa và chiếm đoạt tài sản của nhiều nạn nhân.

Thứ hai, là gian lận tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số, trong bối cảnh Bitcoin đã có sự tăng giá rất mạnh, đâu đó có liên quan đến một số trường hợp tại thị trường Việt Nam vừa rồi. Trong đó, các hackers đã chiếm tiền từ các ví tiền điện tử hay đánh cắp các tài khoản kỹ thuật số. Có một thống kê rất thú vị rằng, hơn 50% các hackers liên quan đến việc chiếm quyền tài khoản tiền điện tử đến từ khu vực Bắc Triều Tiên.

Thứ ba, trong lĩnh vực tài chính và đầu tư, một trong những thách thức lớn mà nhà đầu tư đối mặt chính là sự không minh bạch và gian lận từ phía các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong đó, một số công ty đã sử dụng các phương pháp "kế toán sáng tạo" để bịa đặt kết quả kinh doanh hoặc nâng khống giá trị tài sản. Các hành vi này bao gồm khai báo không chính xác về vốn điều lệ, nâng khống doanh thu, tạo ra các báo cáo kết quả kinh doanh sai lệch nhằm thu hút đầu tư và tăng giá cổ phiếu một cách không hợp lý.

Hậu quả của những hành động này không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức khi họ đưa ra quyết định dựa trên thông tin sai lệch, mà còn ảnh hưởng đến niềm tin vào sự công bằng, minh bạch của thị trường tài chính. Đồng thời đặt ra một bài toán khó cho các cơ quan quản lý thị trường, buộc họ phải tìm kiếm các giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường giám sát và kiểm soát, đồng thời phát triển các công cụ phân tích tài chính tiên tiến để phát hiện và ngăn chặn gian lận kịp thời.

Báo cáo của ACFE nhấn mạnh rằng, các phương pháp kế toán sáng tạo hay kế toán lừa đảo gắn nhiều đến các doanh nghiệp khởi nghiệp và sau đó niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tôi cho rằng, dù thị trường Việt Nam hay toàn cầu, thì chúng ta đều phải quan tâm đến các yếu tố này, vì sau những sự kiện gian lận sẽ dẫn đến sự sụp đổ của cả một doanh nghiệp hoặc một công ty lớn.

Thứ, là xu hướng tăng cường quy định và trách nhiệm pháp lý để ngăn chặn và phát hiện gian lận. Ngoài việc cải thiện và áp dụng những biện pháp pháp lý từ bên ngoài, các doanh nghiệp cũng cần phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán mạnh mẽ hơn.

Mục tiêu của việc này không chỉ nhằm tuân thủ pháp luật mà còn tạo dựng niềm tin với cổ đông, đối tác và khách hàng, giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro cũng như giữ uy tín trên thị trường.

Thứ năm, một xu hướng mà chúng ta đã quên đi nhưng lại đang xuất hiện mạnh mẽ tại Mỹ đó là các hành vi gian lận liên quan đến Covid. Mặc dù Covid đã qua được khoảng 2 năm nay, song việc lừa đảo liên quan đến Covid để trục lợi vẫn tiếp diễn tại đất nước này.

Trong bối cảnh đại dịch đã làm thay đổi nhiều khía cạnh của xã hội, vấn đề gian lận liên quan đến Covid như một lời nhắc nhở rằng, sự cảnh giác và trách nhiệm là cần thiết không chỉ trong giai đoạn khủng hoảng mà còn trong quá trình phục hồi và hướng tới tương lai.

Quý 1/2024 đã chuẩn bị qua, nhưng Hiệp hội Điều tra và Phát hiện Gian lận Quốc tế vẫn đưa ra các cảnh báo để chúng ta thấy rằng việc chiếm quyền tài khoản, đánh cắp tài sản kỹ thuật số hay gian lận báo cáo tài chính ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một trong những xu hướng cần phải lưu tâm, trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang có nhiều bất định.

Chúng tôi hy vọng, các nhà đầu tư sẽ có thêm thông tin, hiểu biết để có thể tự trang bị cho mình những biện pháp phòng chống, tránh rơi vào các tình huống thiệt hại do lừa đảo hay do gian lận gây ra.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Bài cuối: Những

Bài cuối: Những "tuyệt chiêu" phòng ngừa tội phạm online

Trên thế giới, từ nhiều năm qua tội phạm trực tuyến được xếp vào nhóm những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất đối với các quốc gia, ngang hàng với tấn công khủng bố, vũ khí hóa học... và là một trọng tâm mới trong công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia. Ở nước ta, tội phạm online cũng gây nhiều bất ổn về an ninh, trật tự an toàn xã hội; cần những biện pháp cấp bách kịp thời để ngăn chặn, đẩy lùi.

]]>
https://petrotimes.vn/canh-giac-truoc-cac-xu-huong-gian-lan-tai-chinh-trong-nam-2024-708327.html Fri, 29 Mar 2024 01:19:59 +0700
https://petrotimes.vn/khoi-to-giam-doc-msb-chi-nhanh-thanh-xuan-do-chiem-doat-338-ty-dong-708316.html Khởi tố Giám đốc MSB chi nhánh Thanh Xuân do chiếm đoạt 338 tỷ đồng Cơ quan chức năng khởi tố vụ án bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân do có dấu hiệu lừa đảo 8 bị hại với số tiền 338 tỷ đồng Thông tin được thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết tại họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I của UBND TP chiều 28/3.

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội thông tin tại buổi họp báo.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội thông tin về vụ việc.

Trước đó, bà Nguyễn Thị Lân (Hà Nội) một khách hàng của MSB phản ánh bị mất hơn 58 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng mở tại một chi nhánh Ngân hàng MSB. Cụ thể, bà Lân đến chi nhánh MSB tại Hà Nội yêu cầu được sao kê tài khoản từ khi mở (tháng 3/2021) và phát hiện ra trên tài khoản tiết kiệm hơn 58 tỷ đồng của mình chỉ còn lại 93.640 đồng. Đồng thời, trên bảng sao kê tài khoản thể hiện rất nhiều các giao dịch chuyển rút tiền không phải do vị khách này yêu cầu hoặc thực hiện.

Ngày 10/10/2023, Cơ quan an ninh điều tra, Công an Thành phố đã tiếp nhận tin báo của Ngân hàng MSB về việc phát hiện nhân viên ngân hàng trên có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tin báo trên tố cáo bà Bùi Thị Hoài Anh (sinh năm 1984, trú tại chung cư 390 Bồ Đề, Long Biên) - Giám đốc ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân - có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng với số tiền 165 tỷ đồng.

Căn cứ kết quả điều tra ngày 18/10/2023, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng cho biết, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh. Bước đầu xác định bà Bùi Thị Hoài Anh đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của 8 bị hại với số tiền 338 tỷ đồng. Hiện Công an đã áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản để trả cho bị hại. Bước đầu xác định không có đồng phạm và công an đang xác định tiếp.

Lãnh đạo Công an Hà Nội cũng kêu gọi trường hợp bị hại nào liên quan vụ việc trên có thể liên hệ cơ quan chức năng để được tiếp nhận, giải quyết đúng theo quy định.

]]>
https://petrotimes.vn/khoi-to-giam-doc-msb-chi-nhanh-thanh-xuan-do-chiem-doat-338-ty-dong-708316.html Quang Phú Fri, 29 Mar 2024 01:12:12 +0700
https://petrotimes.vn/gia-vang-hom-nay-293-thi-truong-the-gioi-tiep-tuc-tang-manh-708321.html Giá vàng hôm nay 29 3 Thị trường thế giới tiếp tục tăng mạnh Giá vàng thế giới hôm nay 29 3 tăng khi được thúc đẩy bởi kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Mỹ và nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn mạnh mẽ từ phía các nhà đầu tư Ảnh minh họa Ảnh minh họa

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 29/3, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 2233,1 USD/ounce, tăng 44,91 USD so với cùng thời điểm ngày 28/3.

Quy theo giá USD ngân hàng, chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới giao ngay có giá 64,22 triệu đồng/lượng, thấp hơn khoảng 14,78 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC trong nước.

Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 6/2024 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 2254,8 USD/ounce, tăng 42,1 USD trong phiên và tăng 45,5 USD so với cùng thời điểm ngày 28/3.

Giá vàng thế giới hôm nay (29/3) tăng khi được thúc đẩy bởi kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Mỹ và nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn mạnh mẽ từ phía các nhà đầu tư.

Chiến lược gia hàng hóa Daniel Ghali của TD Securities nhận định, các nhà giao dịch đang có vị thế tốt và dự báo vàng có thể tăng hơn nữa nếu thị trường bắt đầu kỳ vọng chu kỳ cắt giảm sâu lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chuyên gia phân tích thị trường Everett Millman của Gainesville Coins cho biết, vàng tiếp đà tăng mạnh là nhờ được thúc đẩy bởi lo ngại căng thẳng địa chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao Darin Newsom của Barchart cho rằng, đợt tăng của vàng vừa qua là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư lo ngại rằng Fed sẽ không thể kiểm soát lạm phát. Ông cho biết thêm: “vàng hiện đang được hỗ trợ tốt như một công cụ phòng ngừa rủi ro địa chính trị”.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE) của Mỹ sẽ công bố vào ngày hôm nay. Dữ liệu được kỳ vọng sẽ cung cấp cho thị trường thêm manh mối về thời điểm xoay trục chính sách tiền tệ của Mỹ.

Theo công cụ FedWatch của CME, các nhà giao dịch hiện đang định giá 64% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6.

Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 29/3, giá vàng SJC trong nước được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 79-81 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 100.000 đồng ở chiều mua và giữ nguyên ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 28/3.

Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 79 -81 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 200.000 đồng ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 28/3.

Trong khi tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 79-80,95 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 100.000 đồng ở chiều mua và tăng 150.000 đồng ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 28/3.

Giá vàng hôm nay (25/3): Tăng trong phiên giao dịch đầu tuầnGiá vàng hôm nay (25/3): Tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá vàng hôm nay (26/3): Đồng loạt giảmGiá vàng hôm nay (26/3): Đồng loạt giảm
Giá vàng hôm nay (27/3): Đồng loạt tăng nhẹGiá vàng hôm nay (27/3): Đồng loạt tăng nhẹ
Giá vàng hôm nay (28/3): Đồng loạt tăng mạnhGiá vàng hôm nay (28/3): Đồng loạt tăng mạnh
]]>
https://petrotimes.vn/gia-vang-hom-nay-293-thi-truong-the-gioi-tiep-tuc-tang-manh-708321.html Minh Đức Fri, 29 Mar 2024 01:08:29 +0700
https://petrotimes.vn/scb-de-nghi-ba-truong-my-lan-tra-760000-ty-dong-708326.html SCB đề nghị bà Trương Mỹ Lan trả 760 000 tỷ đồng Luật sư bảo vệ cho SCB đề nghị bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm khắc phục số tiền thiệt hại tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm là 760 000 tỷ đồng Chiều 28/3, phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm về các sai phạm tại Ngân hàng SCB tiếp tục phần tranh luận của bị hại, người liên quan trong vụ án.

Đề nghị không tịch thu tiền nhận hối lộ

Trong vụ án này, SCB được tòa triệu tập với cả hai tư cách bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Bảo vệ cho pháp nhân này, luật sư Nguyễn Minh Tâm đưa ra hàng loạt vấn đề liên quan tới thiệt hại trong vụ án.

SCB đề nghị bà Trương Mỹ Lan trả 760.000 tỷ đồng - 1
Bị cáo Trương Mỹ Lan (Ảnh: Trịnh Nguyễn).

Luật sư Tâm đề nghị HĐXX xác định bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo phải bồi thường cho SCB số tiền thiệt hại tính đến ngày 5/3 (xử sơ thẩm) là hơn 760.000 tỷ đồng (hơn 482.000 nợ gốc, 277.830 tỷ đồng lãi) và lãi phát sinh cho đến khi nào SCB thực nhận được tiền.

Đối với 1.166 mã tài sản đảm bảo cho gần 1.300 khoản vay của nhóm bà Lan và các công ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, luật sư đề nghị được toàn quyền khai thác, sử dụng quản lý mà không phụ thuộc vào việc có hay không đầy đủ pháp lý.

Với tài sản là vật chứng bị kê biên trong vụ án, có nguồn gốc từ việc các bị cáo phạm tội, rút từ SCB mà có, luật sư cũng đề nghị tòa tuyên cho ngân hàng toàn quyền quản lý.

Về số tiền 1.000 tỷ đồng ông Nguyễn Cao Trí chiếm đoạt của bà Trương Mỹ Lan và số tiền 5,2 triệu USD bị cáo Đỗ Thị Nhàn nhận hối lộ, luật sư cho rằng đây là số tiền có nguồn gốc từ SCB và do hành vi phạm tội của người khác chiếm đoạt nên cần thu hồi.

Cũng liên quan tới số tiền nhận hối lộ trên, luật sư Tâm đề nghị HĐXX không tuyên tịch thu sung công quỹ Nhà nước vì không phải tài sản riêng của bị cáo Trương Mỹ Lan. Người bảo vệ cho ngân hàng nói số tiền trên có nguồn gốc từ SCB, bị cáo Lan rút ra để thực hiện hành vi phạm tội.

SCB đề nghị bà Trương Mỹ Lan trả 760.000 tỷ đồng - 2
Luật sư đề nghị HĐXX không tịch thu số tiền 5,2 triệu USD bị cáo Đỗ Thị Nhàn đã nhận (Ảnh: Trịnh Nguyễn).

Bên cạnh đó, luật sư Tâm cho rằng trong quá trình xét xử có nhiều bị cáo đã nộp tiền khắc phục hậu quả của vụ án. Từ đó, người bảo vệ cho bị hại đề nghị giao số tiền này cho SCB định đoạt. Trong vụ án này có tới 46 bị cáo từng công tác tại SCB, theo luật sư, đây là mất mát to lớn đối với ngân hàng nên mong HĐXX khi lượng hình phân hóa vai trò của từng người để có mức án nhẹ.

Cuối cùng, luật sư Tâm kiến nghị cơ quan chức năng tiếp tục truy tìm các tài sản có liên quan tới hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm.

Phó Chánh thanh tra kiểm toán Nhà nước xin miễn trách nhiệm hình sự

Cũng trong buổi chiều hôm nay, một số bị cáo còn lại trong vụ án tự bào chữa cho mình.

Phần lớn các bị cáo cho rằng mình làm theo chỉ đạo, có vai trò thứ yếu nên đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt. Đáng chú ý có bị cáo Lê Thanh Hà xin miễn trách nhiệm hình sự.

SCB đề nghị bà Trương Mỹ Lan trả 760.000 tỷ đồng - 3
Các bị cáo tại tòa (Ảnh: Trịnh Nguyễn).

Theo cáo buộc, ông Lê Thanh Hà (Phó Chánh thanh tra kiểm toán Nhà nước) là Tổ trưởng cả 2 giai đoạn thanh tra SCB đã có hành vi đồng ý thu hẹp phạm vi, thời kỳ thanh tra đối với khoản vay nhóm 71 khách hàng địa chỉ số 4 Nguyễn Thị Minh Khai.

Kết quả thanh tra phát hiện các sai phạm của các khoản vay khách hàng địa chỉ số 4 Nguyễn Thị Minh Khai và đã kiên quyết kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng điều tra xử lý và yêu cầu làm rõ nguồn tiền tất toán để làm rõ việc có cho vay mới để trả nợ cũ hay không.

Tuy nhiên, quá trình tham gia ý kiến dự thảo kết luận thanh tra, ông Hà không bảo lưu ý kiến và đồng ý không chuyển hồ sơ sai phạm cho cơ quan chức năng, điều tra xử lý. Hành vi trên của bị cáo này bị cáo buộc gây thiệt hại số tiền 514.102 tỷ đồng.

Trong phần luận tội, đại diện VKS cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và đề nghị HĐXX tuyên phạt ông này mức án 3-4 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ông Hà cho rằng mình đã thực hiện đúng theo quy định nhưng vì một số khách quan từ phía SCB nên ảnh hưởng tới kết quả thanh tra. Bị cáo này nói đã liên tục báo cáo, kiến nghị tiến độ thanh tra tại SCB lên cấp trên.

Người này cảm ơn đại diện VKS đã ghi nhận cho mình 6 tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, bị cáo Hà còn tiếp tục đề nghị HĐXX xem xét ghi nhận thêm cho bị cáo tình tiết tự thú, phối hợp cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án.

Theo Dân trí

Tài sản của bà Trương Mỹ Lan

Tài sản của bà Trương Mỹ Lan "khủng" như thế nào?

Quá trình điều tra, nhà chức trách thu giữ lượng lớn tiền, phong tỏa tài khoản của bà Lan. Tại tòa, bị cáo khai nhiều tòa nhà, khách sạn nổi tiếng cả nước thuộc sở hữu của bà và gia đình.

]]>
https://petrotimes.vn/scb-de-nghi-ba-truong-my-lan-tra-760000-ty-dong-708326.html Fri, 29 Mar 2024 01:07:53 +0700
https://petrotimes.vn/big-oil-quay-dau-voi-chuyen-doi-nang-luong-708312.html Big Oil quay đầu với chuyển đổi năng lượng Cho đến gần đây các công ty dầu mỏ lớn có xu hướng giữ im lặng khi chính phủ và các nhà hoạt động kêu gọi họ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ sản phẩm của mình sang các nguồn năng lượng thay thế và điều này giờ đây đang thay đổi hoàn toàn IEA cần làm gì để thành công trong quá trình chuyển đổi năng lượng?IEA cần làm gì để thành công trong quá trình chuyển đổi năng lượng? G7 xây dựng Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng ở châu PhiG7 xây dựng Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng ở châu Phi
Big Oil quay đầu với chuyển đổi năng lượng?
Ảnh minh họa (Nguồn: Financial Times)

Tại hội nghị CERAWeek gần đây ở Houston, sự thay đổi này đặc biệt rõ ràng, với một số giám đốc điều hành hàng đầu công khai kêu gọi suy nghĩ lại về quá trình chuyển đổi và thận trọng trong việc vội vàng từ bỏ dầu khí - điều khó có thể xảy ra một sớm một chiều.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi ông Amin Nasser của Aramco đặc biệt thẳng thắn khi nói rằng: “Chúng ta nên từ bỏ ảo tưởng loại bỏ dần dầu khí và thay vào đó đầu tư vào chúng một cách thỏa đáng”, Reuters trích dẫn. Ông còn nói thêm rằng gió và mặt trời vẫn chưa chứng tỏ được mình là sự thay thế phù hợp cho dầu và khí đốt về mặt chi phí.

Ông Nasser thẳng thắn chỉ ra rằng nhu cầu dầu mỏ, vốn đã được dự đoán nhiều lần về việc sụp đổ, sẽ một lần nữa đạt kỷ lục trong năm nay bất chấp những dự đoán đó. Thật vậy, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cơ quan nổi bật nhất đưa ra các dự đoán về sự sụp đổ này, hiện đã thường xuyên phải điều chỉnh lại dự báo nhu cầu dầu của mình hầu như mỗi tháng trong vài năm qua.

Big Oil quay đầu với chuyển đổi năng lượng?
Ảnh minh họa (Nguồn: The New York Times)

Có vẻ như nhu cầu dầu cũng có thể tiếp tục tăng với tốc độ tương tự trong những năm tới. Trên thực tế, một giám đốc điều hành dầu mỏ khác vừa cảnh báo rằng nhu cầu năng lượng trên toàn cầu sẽ tăng nhanh hơn mức tăng trưởng dân số, có nghĩa là nhu cầu dầu sẽ khó đạt đỉnh vào năm 2030.

"Dân số thế giới sẽ tăng khoảng 25% từ nay đến năm 2050, nhưng nhu cầu năng lượng sẽ tăng nhanh hơn thế", ông Sheikh Nawaf al-Sabah, giám đốc điều hành của Tập đoàn Dầu khí Kuwait, cho biết tại CERAWeek.

Big Oil quay đầu với chuyển đổi năng lượng?
Nhà máy lọc dầu Shuaiba phía nam thành phố Kuwait (Nguồn: Middle East Online)

Ông Al-Sabah nói thêm rằng "Miền nam bán cầu sẽ chiếm một phần lớn nhu cầu năng lượng trong tương lai. Và thật công bằng khi có những quốc gia nghèo năng lượng có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách sạch và hiệu quả."

Bình luận này lặp lại tuyên bố của các nhà lãnh đạo châu Phi, những người đã chỉ trích phương Tây vì ngăn cản các quốc gia của họ khai thác tài nguyên năng lượng bằng cách giữ lại nguồn tài chính từ các tổ chức cho vay quốc tế như IMF và Ngân hàng Thế giới.

Các ngân hàng tư nhân ở châu Âu và Bắc Mỹ cũng không muốn tài trợ cho các dự án dầu khí ở châu Phi, nhưng họ không để lại khoảng trống. Các nhà băng Trung Quốc đang vui vẻ can thiệp để tài trợ cho hoạt động sản xuất dầu khí ở các nước trên châu lục này.

Big Oil quay đầu với chuyển đổi năng lượng?
Hoạt động khai thác dầu của Total Energies tại Nigeria (Nguồn: Total Energies)

Vấn đề tài nguyên của châu Phi có vẻ như sẽ tiếp tục thu hút được sự chú ý ngày càng tăng. Châu Phi chứa đựng phần lớn tài nguyên dầu khí chưa được khai thác của thế giới, và thật khó để tranh luận với lời nhận xét rằng phương Tây không có quyền đòi các nước châu Phi bỏ qua giai đoạn dầu khí để chuyển thẳng sang năng lượng gió và mặt trời, vốn là hai nguồn tài nguyên không phù hợp với công nghiệp hóa.

Việc phản đối một quá trình chuyển đổi vội vã cũng vậy. Các nhà điều hành tại CERAWeek hiện đang công khai cảnh báo không nên di chuyển quá nhanh và áp dụng một số thận trọng trong việc chuyển đổi mong muốn từ dầu khí sang điện khí hóa hoàn toàn.

Big Oil quay đầu với chuyển đổi năng lượng?
Bà Meg O'Neill, giám đốc điều hành Woodside

Một nhận xét rất chính xác đến từ bà Meg O'Neill của Woodside Energy, người đã nói, theo trích dẫn của Reuters, rằng "Nó đã dần mang tính cảm xúc. Và khi mọi thứ đều mang tính cảm xúc, việc có một cuộc trò chuyện thực tế sẽ trở nên khó khăn hơn."

Quả thực, có rất nhiều cảm xúc trong các cuộc trò chuyện về quá trình chuyển đổi và điều này không mang lại hiệu quả. Chính vì sự tập trung vào cảm xúc – nỗi lo sợ về một tương lai tận thế sắp đến gần – mà một số vấn đề lớn về gió và mặt trời đã bị bỏ qua trong một thời gian khá dài, và chỉ mới nổi lên gần đây và ám ảnh các ngành công nghiệp.

Big Oil quay đầu với chuyển đổi năng lượng?
Một tuabin gió đang được lắp đặt tại Đức (Nguồn: CNBC)

Hãy lấy cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán của điện gió từ năm ngoái khi thông tin nổi lên rằng năng lượng gió không thực sự rẻ như quảng cáo và nó không thể rẻ như đã quảng cáo vì các nhà phát triển sẽ không kiếm được tiền từ mức giá đó. Sau đó, việc sử dụng năng lượng mặt trời đang chậm lại khi một số chính phủ bắt đầu loại bỏ dần các khoản trợ cấp, cho thấy rằng nó có thể không rẻ như quảng cáo.

Đương nhiên, không có tuyên bố nào trong số này sẽ được xem xét nghiêm túc bởi các chính trị gia đã tuyên bố hoàn toàn ủng hộ quá trình chuyển đổi. Phản ứng của Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Jennifer Granholm trước những tuyên bố trên là một minh họa rõ ràng.

“Đó là một ý kiến,” bà Granholm nói trong bình luận về dự báo của Aramco về nhu cầu dầu.

“Đã có những nghiên cứu khác cho thấy điều ngược lại rằng nhu cầu dầu khí và nhu cầu hóa thạch sẽ đạt đỉnh vào năm 2030,” bà nói.

Big Oil quay đầu với chuyển đổi năng lượng?
Ảnh minh họa

Những nghiên cứu khác đó là báo cáo của IEA mà ông Nasser đã đề cập ban đầu, vốn nhấn mạnh dự đoán rằng nhu cầu đạt đỉnh sẽ tập trung vào các quốc gia phương Tây trong khi động lực lớn thúc đẩy nhu cầu sẽ đến từ các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, ngay cả đối với các quốc gia phương Tây, thật khó để tưởng tượng nhu cầu dầu mỏ sẽ đạt đỉnh trong vòng chưa đầy 10 năm nữa. Mức tiêu thụ dầu bình quân đầu người ở Mỹ là 22 thùng mỗi năm, so với mức dưới 2 thùng mỗi năm ở các nước đang phát triển. Việc từ bỏ nguồn năng lượng dồi dào như vậy sẽ khá khó khăn và gió, năng lượng mặt trời và xe điện không thể cung cấp được điều đó.

]]>
https://petrotimes.vn/big-oil-quay-dau-voi-chuyen-doi-nang-luong-708312.html Đỗ Khánh Fri, 29 Mar 2024 01:00:58 +0700
https://petrotimes.vn/an-toan-lao-dong-la-quan-tam-hang-dau-cua-chung-toi-708233.html An toàn lao động là quan tâm hàng đầu của chúng tôi Thấu hiểu nỗi đau của các doanh nghiệp nhà quản lý Lê DươngTech xây dựng giải pháp có thể quản lý nhân sự của tất cả các nhà thầu trên công trường trong nhà máy hoàn toàn tự động theo thời gian thực Đồng thời có thể phát hiện các sự cố tai nạn lao động và thực hiện ứng cứu trong một thời gian ngắn nhất Founder kiêm Giám đốc Lê DươngTech Lê Đình Tuyến.

Phóng viên: Xin ông cho biết ý tưởng thành lập Lê DươngTech và HSAFE?

Kỹ sư Lê Đình Tuyến: Lê DươngTechnology được xây dựng với ý tưởng cung cấp và phát triển các giải pháp kỹ thuật hữu ích cho các lĩnh vực về Sản xuất, Giám sát, Môi trường và Năng lượng - xuất phát từ sứ mệnh góp phần xây dựng một nền kinh tế bền vững, thân thiện môi trường và đề cao nhân sinh.

Xin phép được kể một câu chuyện “ngoài lề” một chút. Khoảng thời gian năm 2018 tôi là kỹ sư tham gia một số dự án xây dựng, vận hành nhà máy ở một số tỉnh thành phía Bắc như Hải Dương, Hải Phòng… Ekip đều là mấy thanh niên trẻ, vừa ra trường được một thời gian. Anh em làm việc và sinh hoạt với nhau hoà đồng, vui vẻ, rất yêu quý nhau.

Chừng vài tháng sau, một số đồng nghiệp chuyển sang một công ty khác (chuyên về lĩnh vực khí). Bất ngờ đầu năm 2019 tôi nghe tin có ba kỹ sư, công nhân tử vong do ngạt khí gas bị rò rỉ trong quá trình lắp đặt đường ống dẫn khí tại một khu công nghiệp ở Thái Bình. Rất buồn họ chính là những đồng nghiệp cũ của tôi.

“Đêm hôm ấy tôi cứ nghĩ về những người bạn cũ. Rồi lại miên man nghĩ về người mẹ, người vợ, người con… của họ sẽ đối diện với tình huống này như thế nào. Phải có cách gì đó để hạn chế thấp nhất những tai nạn lao động kiểu này chứ".

Từ đó tôi cùng đội ngũ của mình ngày đêm trăn trở về một giải pháp có thể “giám sát", hay đúng hơn là quản lý được vị trí, công việc, tình trạng sức khoẻ… của từng kỹ sư, cán bộ, công nhân trên công trường, hoặc nhà xưởng…

Sau hơn một năm trăn trở, nghiên cứu, phát triển… đội ngũ LêDươngTech đã tạo ra HSAFE.

Hệ thống HSAFE đang được ứng dụng tại Công trình nhà máy điện sinh khối Hậu Giang.

Phóng viên: Ông có thể giới thiệu kỹ hơn về giải pháp này?

Kỹ sư Lê Đình Tuyến: HSAFE có thể hiểu đơn giản là một hệ thống giám sát ATLĐ theo thời gian thực.

Đây là một sản phẩm công nghệ đột phá trong lĩnh vực an toàn lao động. Với việc tích hợp các cảm biến và công nghệ IoT (Internet of Things), HSAFE giúp bảo vệ và quản lý lực lượng lao động từ xa, phát hiện sớm các dấu hiệu sinh học của người lao động đang gặp vấn đề nguy hiểm tính mạng.

HSAFE có thể xác định vị trí đi lại, làm việc của công nhân; Dễ dàng giám sát hành vi trên diện rộng như trong công trường; Ghi nhớ lịch sử vị trí những nơi công nhân từng đi qua; Kiểm tra được công nhân đã ở vị trí nào trong bao lâu.

Bên cạnh đó, thiết bị cảm biến trên mũ bảo hộ sẽ đo các chỉ số sau: nhịp tim, nhiệt độ, mức độ vận động, tư thế làm việc… Từ đó biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của công nhân. Đồng thời phát hiện bất thường thông qua dữ liệu thu được (ngừng vận động, nhịp tim yếu, đi vào khu vực cấm...), lập tức báo hiệu khẩn cấp tới người giám sát.

Ngoài ra hệ thống còn phát tín hiệu (âm thanh, đèn báo động) khi cần trợ giúp; Phát tín hiệu khi cần tìm kiếm hoặc có bất thường. Việc chấm công và kiểm soát ra vào cũng trở nên đơn giản, thuận tiện cùng rất nhiều giải pháp hữu ích khác…

Phóng viên: Giải pháp này sẽ mang lại những ích lợi cụ thể nào, thưa ông?

Kỹ sư Lê Đình Tuyến: Khi ứng dụng vào thực tế HSAFE sẽ giúp BGĐ/ Công ty nhìn tổng quan được nhân sự tại công trường. Có dữ liệu quản lý chính xác & cập nhật nên có điều chỉnh kịp thời.

Đối với Công nhân: được cảnh báo khi gặp nguy hiểm và ứng cứu kịp thời; ược giám sát sức khỏe thường xuyên.

Đối với Quản lý an toàn: Phát hiện các khu vực có nồng độ CO2, bụi...cao. Phản ứng nhanh chóng, kịp thời với tai nạn lao động.

Đối với Quản lý dự án: Quản lý rủi ro hiệu quả, quản lý hiệu suất và tiến trình tốt hơn.

Đối với Quản lý lao động: Giám sát nhân công và chấm công chính xác; Biết rõ số lượng nhân công tại mỗi hệ thống, khu vực

Đối với Khách hàng: Giảm số lượng nhân viên giám sát, Dễ dàng đánh giá nhà thầu.

Hệ thống HSAFE mang lại lợi ích nhiều mặt cho các dự án, công trình...

Phóng viên: Giải pháp này đã được ứng dụng thực tế chưa, thưa ông?

Kỹ sư Lê Đình Tuyến: Giải pháp của chúng tôi đã được triển khai tại Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang từ đầu năm 2023.

Với vai trò là nhà thầu phụ, phụ trách mảng quản lý ra vào tại công trường, giám sát an toàn và vị trí của công nhân trên công trường… các kỹ sư Công ty TNHH Giải Pháp Kỹ Thuật Lê Dương cũng đã có mặt tại công trường tại những ngày đầu, tiến hành triển khai xây dựng, lắp đặt hệ thống HSAFE.

Hàng loạt công việc được triển khai một cách khẩn trương, như: Khảo sát vị trí lắp đặt trụ Anchor giám sát, Tiến hành lắp đặt Anchor, Lắp đặt phòng giám sát và Tripod Barrier (Cổng quay 3 chân), Lắp đặt hệ thống camera, Lắp đặt hệ thống treo và sạc mũ BHLĐ, Test hệ thống, Bắt đầu thời gian vận hành demo chạy thử, Theo dõi và đánh giá quá trình chạy thử theo tuần/tháng, Hoàn thành quá trình chạy thử, Triển khai và cung cấp tổng số lượng 550 mũ BHLĐ kèm thiết bị giám sát sức khoẻ và an toàn lao động...

Kết quả cho thấy Hệ thống quản lý an toàn tiên tiến dựa trên nền tảng IoT đã và đang vận hành rất thuận lợi. HSAFE hỗ trợ các công tác quản lý ra vào tại công trường, giám sát an toàn và vị trí của toàn bộ nhân công tại trạm một cách hiệu quả, trực quan. Chỉ với một chiếc smartphone, các nhà quản lý, chủ đầu tư có thể quản lý nhân sự của tất cả các nhà thầu trên công trường - nhà máy hoàn toàn tự động, theo thời gian thực.

Phóng viên: Ngoài HSAFE ra, công ty có những giải pháp nào khác, về IoT?

Kỹ sư Lê Đình Tuyến: Một trong những giải pháp đột phá khác của Công ty là FireNext. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc giúp Hỗ trợ và bảo vệ các cấp Quản lý công trình khi có sự cố an toàn về cháy nổ xảy ra, dựa trên nền tảng giám sát dữ liệu thời gian thực, trực quan, rõ ràng.

Rút kinh nghiệm từ sự cố cháy nổ tại chung cư Carina (tháng 8/2018 tại TP HCM), giải pháp FireNext sẽ giúp người đứng đầu cơ sở có đầy đủ dữ liệu trực quan để giám sát quá trình duy tu bảo dưỡng hệ thống PCCC, đảm bảo hệ luôn sẵn sàng hoạt động, kiểm tra hệ thống định kỳ, kịp thời chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo an toàn PCCC theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn PCCC. Những dữ liệu giám sát được thu thập như: trạm bơm chữa cháy, hệ thống báo cháy, hệ thống thông gió hút khói, áp suất hành lang thoát nạn... là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ người đứng đầu trước các rủi ro pháp lý liên quan.

Phóng viên: Được biết công ty đã và đang hợp tác với nhiều đối tác lớn trong ngành Năng lượng, Xây dựng?

Kỹ sư Lê Đình Tuyến:Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm mới có tính đột phá trên, Lê Dương còn là đơn vị đi đầu trong việc tham gia Thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu với cơ quan quản lý nhà nước các hệ thống PCCC tiên tiến cho các công trình năng lượng mới như LNG Terminal, Điện khí LNG, Điện sinh khối, Điện tái tạo…

Trải qua gần 5 năm hoạt động, Lê Dương đã có cơ hội được hợp tác và triển khai công việc trong dự án của các doanh nghiệp về Năng lượng- Xây dựng hàng đầu Việt Nam và thế giới như: PVGAS, Hai Linh LNG Terminal, Hiep Phuoc Power Plant, Long An LNG Power Plant, Krohne (Malaysia), Sivec (Singapore), Klever (Canada), Cảng Baria Serece, Unicons, PECC2, Thủy điện Trị An (EVN)...

Trân trọng cảm ơn ông về buổi trò chuyện thú vị này!

Link giới thiệu về hệ thống HSAFE: https://www.youtube.com/watch?v=l-swCXozuA8

Minh Tiến (thực hiện)

]]>
https://petrotimes.vn/an-toan-lao-dong-la-quan-tam-hang-dau-cua-chung-toi-708233.html Fri, 29 Mar 2024 00:00:07 +0700
https://petrotimes.vn/tin-tuc-kinh-te-ngay-283-gan-74000-doanh-nghiep-rut-khoi-thi-truong-trong-quy-i-708294.html Tin tức kinh tế ngày 28 3 Gần 74 000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong quý I Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ Gần 74 000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong quý I 2024 3 tháng đầu năm xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng gần 22 là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 28 3 Tin tức kinh tế ngày 28/3: Gần 74.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong quý I/2024 (Ảnh minh họa).

Giá vàng đồng loạt tăng mạnh

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 28/3, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 2188,19 USD/ounce, tăng 9,53 USD so với cùng thời điểm ngày 27/3.

Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 28/3, giá vàng SJC trong nước được niêm yết tại TP HCM ở mức 78,9-80,9 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 600.000 đồng ở chiều mua và giữ nguyên ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 27/3.

Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 78,8 -80,8 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 700.000 đồng ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 27/3.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ

Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay (28/3).

Theo đó, giá xăng E5 tăng 410 đồng/lít, giá bán là 23.620 đồng/lít. Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít. Trái lại, giá dầu diesel được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán là 20.690 đồng/lít.

Tại kỳ điều hành hôm nay, liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập và cũng không chi Quỹ bình ổn đối với hầu hết các loại xăng dầu, trừ trích lập với dầu mazut 300 đồng/lít.

3 tháng đầu năm, xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng gần 22%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 3 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%. Đóng góp vào kết quả này có: Nông sản 7,46 tỷ USD, tăng 31,1%; lâm sản 3,61 tỷ USD, tăng 18,8%; thủy sản 1,86 tỷ USD, tăng 1,9%; chăn nuôi 113 triệu USD, tăng 4,8%; đầu vào sản xuất 481 triệu USD, tăng 8,3%.

Đã có 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm: Gỗ 2,32 tỷ USD (tăng 26,8%); rau quả 1,23 tỷ USD (tăng 25,8%); gạo 1,37 tỷ USD (tăng 40% với lượng 2,07 triệu tấn, tăng 12%); cà phê 1,9 tỷ USD (tăng 54,2% với lượng 799 nghìn tấn, tăng 44,4%).

Hà Nội: Thu ngân sách 3 tháng đầu năm đạt 36% dự toán

Tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2024 chiều 28/3, đại diện Văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết, 3 tháng đầu năm nay, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đạt 146.877 tỷ đồng, đạt 36% dự toán, tăng 3,9% so với cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương thực hiện 03 tháng đầu năm là 31.595 tỷ đồng, đạt 14,7% dự toán.

GRDP quý I/2024 của Hà Nội tăng 5,5%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (GRDP quý I/2023 tăng 5,81%). Trong đó, hầu hết các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, tuy nhiên mức tăng ngành dịch vụ quý I/2024 thấp hơn cùng kỳ.

Gần 74.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong quý I/2024

Theo số liệu từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 3 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đạt 59.848 doanh nghiệp, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong số này, doanh nghiệp thành lập mới trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 36.244 doanh nghiệp, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023 và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 23.604 doanh nghiệp, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Ở chiều ngược lại, con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 3 tháng đầu năm 2024 đã tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2023, lên 73.978 doanh nghiệp. Trong đó, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 53.365 doanh nghiệp, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin tức kinh tế ngày 27/3: Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI trong 3 tháng đầu năm

Tin tức kinh tế ngày 27/3: Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI trong 3 tháng đầu năm

Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI trong 3 tháng đầu năm; Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ Indonesia; Giá ca cao toàn cầu đạt mức kỷ lục trong 60 năm… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 27/3.

]]>
https://petrotimes.vn/tin-tuc-kinh-te-ngay-283-gan-74000-doanh-nghiep-rut-khoi-thi-truong-trong-quy-i-708294.html P.V (t/h) Thu, 28 Mar 2024 13:47:41 +0700
https://petrotimes.vn/phe-duyet-14-ngan-hang-quan-trong-nhat-he-thong-nam-2024-708298.html Phê duyệt 14 ngân hàng quan trọng nhất hệ thống năm 2024 strong Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHNN vừa ban hành Quyết định 538 QĐ NHNN phê duyệt Nhóm các tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống năm 2024 strong Ngân hàng Nhà nước tập trung 5 định hướng, giải pháp trọng tâm năm 2024Ngân hàng Nhà nước tập trung 5 định hướng, giải pháp trọng tâm năm 2024 Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ độc quyền vàng miếngNgân hàng Nhà nước đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng
Phê duyệt 14 ngân hàng quan trọng nhất hệ thống năm 2024
Vietcombank nằm trong danh sách 14 ngân hàng quan trọng nhất hệ thống năm 2024/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Cụ thể, 14 ngân hàng thuộc Nhóm các tổ chức tín dụng có tầm quan trọng hệ thống năm 2024 gồm: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank); Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB); Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt (LPBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB); Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB); Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB); Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Bên cạnh đó, NHNN cũng yêu cầu Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động của 14 tổ chức tín dụng nêu trên để ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

]]>
https://petrotimes.vn/phe-duyet-14-ngan-hang-quan-trong-nhat-he-thong-nam-2024-708298.html Huy Tùng Thu, 28 Mar 2024 13:11:19 +0700
https://petrotimes.vn/de-xuat-quoc-hoi-cho-phep-thi-hanh-luat-dat-dai-tu-ngay-172024-708290.html Đề xuất Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai từ ngày 1 7 2024 Ngày 26 3 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Văn bản số 202 TTg NN về việc triển khai thi hành Luật Đất đai số 31 2024 QH15 Đây là cơ sở để Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực kể từ ngày 1 7 2024 Ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai 2024Ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo công văn, Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan trình Chính phủ dự thảo tờ trình của Chính phủ (kèm dự thảo nghị quyết của Quốc hội) trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Bộ trưởng Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ Nghị định quy định về quỹ phát triển đất; Nghị định quy định về thu tiền sử dụng tiền thuê đất...

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ nghị định, quyết định, thông tư liên quan.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật Đất đai 2024.

Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm có 16 chương, 260 điều, có hiệu lực từ ngày 1/2/2025. Trong đó, điều 190 (hoạt động lấn biển) và điều 248 (đất lâm nghiệp) có hiệu lực sớm hơn (kể từ ngày 1/1/2024).

Tại hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai 2024, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, hiện nay, các địa phương rất mong chờ Luật Đất đai có hiệu lực sớm và tin tưởng rằng Luật khi có hiệu lực sẽ quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, gắn với giải quyết các vướng mắc, tồn tại trên thực tế.

Cũng theo Bộ trưởng Khánh, theo Quyết định 222/QĐ-TTg, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao xây dựng trình Chính phủ 6 Nghị định, ban hành theo thẩm quyền 4 Thông tư. Hiện nay Bộ đang khẩn trương xây dựng các Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành và lấy ý kiến các địa phương để hoàn thiện.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

]]>
https://petrotimes.vn/de-xuat-quoc-hoi-cho-phep-thi-hanh-luat-dat-dai-tu-ngay-172024-708290.html Huy Tùng Thu, 28 Mar 2024 08:51:47 +0700
https://petrotimes.vn/nha-bao-nguyen-van-minh-duoc-bo-nhiem-lam-tong-bien-tap-bao-cong-thuong-708282.html Nhà báo Nguyễn Văn Minh được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Báo Công Thương strong Ngày 28 3 Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương strong Tham dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, đồng chí Lê Quốc Minh - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - Tổng Biên tập Báo Nhân dân, đồng chí Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Báo chí, cùng đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ trong Bộ Công Thương.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Báo Công Thương cho nhà báo Nguyễn Văn Minh.

Tại hội nghị, sau khi nghe Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Công Thương công bố Quyết định số 679/QĐ-BCT ngày 27/03/2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương đối với ông Nguyễn Văn Minh.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chúc mừng đồng chí Nguyễn Văn Minh đã được Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ tin tưởng giao trọng trách và Báo Công Thương đã kiện toàn chức danh Tổng Biên tập.

Bộ trưởng đã lần lượt điểm qua các quá trình học tập và công tác của tân Tổng biên tập Báo Công Thương. Ông cho rằng chính quá trình này và đặc biệt là trong môi trường quân đội đã tôi rèn nên Tổng Biên tập Báo Công Thương ngày hôm nay. Ngoài ra, khi được phân công nhiệm vụ phụ trách Báo, đồng chí Nguyễn Văn Minh đã cùng tập thể Báo Công Thương nỗ lực hết sức, thành quả là báo đã có sự thay đổi rất rõ nét.

“Tất cả các ấn phẩm của Báo với nhiều nội dung đa dạng đã được bạn đọc trong và ngoài nước đón nhận. Đây là nỗ lực không phải chỉ cá nhân đồng chí Nguyễn Văn Minh, mà đó là thành quả của cả một tập thể” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ghi nhận, đồng thời nhấn mạnh: “Tập thể báo phải biết tận dụng cả sức mạnh nội lực và ngoại lực trong thực hiện nhiệm vụ. Trên cương vị mới, chủ chốt chính thức của Báo, tôi rất mong những thành tích, kinh nghiệm trong quãng thời gian vừa rồi sẽ được phát huy và khắc phục những mặt hạn chế”.

Lãnh đạo Bộ Công Thương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Cục Báo chí chúc mừng tân Tổng biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh.

Tại buổi trao quyết định, Bộ trưởng Bộ Công Thương đặc biệt căn dặn tập thể Báo, là tờ báo của ngành, cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương, mong rằng Báo thực sự là cơ quan ngôn luận của Bộ phục vụ công tác quản lý Nhà nước của Bộ và thực hiện, hoạt động báo chí đúng nghĩa. Những người làm báo tại Báo Công Thương cần phát huy kinh nghiệm của những bậc tiền bối về phương châm: Bút sắc - lòng trong - mắt sáng để những người cầm bút ở cơ quan phấn đấu ngày một tốt hơn.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, Báo cần phải phát huy được sức mạnh của tập thể, sức mạnh của sự đoàn kết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thúc đẩy Báo Công Thương ngày càng phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tin tưởng, với sự lãnh đạo của tân Tổng Biên tập Nguyễn Văn Minh, Báo Công Thương sẽ ngày càng khẳng định vị thế, vai trò trong nền báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và ngành Công Thương nói riêng.

Nhà báo Nguyễn Văn Minh phát biểu nhận nhiệm vụ.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh bày tỏ sự xúc động và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí trong Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương, trực tiếp là đồng chí Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã luôn quan tâm tới công tác truyền thông nói chung và tới Báo Công Thương nói riêng.“Trước sự kiện này, một lần nữa tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với tập thể Đảng ủy, lãnh đạo Báo Công Thương và tập thể những người làm Báo Công Thương trong 2 năm tôi về công tác tại đây, đã luôn đoàn kết, đồng hành giúp cá nhân tôi hoàn thành nhiệm vụ và giúp tờ báo phát triển” – tân Tổng Biên tập Báo Công Thương bày tỏ.

Đồng chí Nguyễn Văn Minh khẳng định: “Tôi xin lĩnh hội những ý kiến chỉ đạo hết sức sâu sắc của đồng Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và xin hứa sẽ đoàn kết, gắn bó với tập thể lãnh đạo và người làm báo nhằm nỗ lực hơn nữa, hiện thực hoá những chỉ đạo, mong muốn của Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ”.

Xác định đây là niềm tự hào nhưng cũng là trọng trách lớn lao, tân Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh cho rằng, trước một Bộ Công Thương luôn hành động, đổi mới, vì người dân và doanh nghiệp thì Báo Công Thương cũng không nằm ngoài dòng chảy đó, cũng phải hành động, đổi mới, vì dân và vì độc giả.

Với những nhiệm vụ được lãnh đạo Bộ Công Thương giao phó, tân Tổng Biên tập Nguyễn Văn Minh cũng mong muốn được học hỏi, kế thừa những thành quả, kinh nghiệm quý báu của thế hệ đi trước; nguyện đem hết khả năng, trí tuệ và tâm huyết của mình, chung sức, đồng lòng cùng tập thể cán bộ, phóng viên, người lao động Báo Công Thương, nêu cao ý thức trách nhiệm, tiếp tục nâng cao năng lực, thống nhất nhận thức và hành động, quyết tâm cao với một tinh thần đổi mới, kiên quyết khắc phục những hạn chế, yếu kém, giữ vững truyền thống tốt đẹp, chung tay xây dựng, nâng tầm hoạt động của Báo Công Thương, đáp ứng được kỳ vọng của lãnh đạo Bộ Công Thương trong thời gian tới.

Nhà báo Nguyễn Văn Minh (quê Thái Bình), tốt nghiệp Học viện Chính trị quân sự chuyên ngành Xây dựng Đảng; Học viện Hành chính Quốc gia; Cao cấp quân sự cấp chiến dịch, chiến lược Học viện Quốc phòng; Cử nhân Luật, cử nhân Báo chí.

Ông từng là Đại tá, Trưởng phòng Báo Quân đội nhân dân điện tử từ tháng 2/2020. Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng biên tập Báo Công Thương từ đầu tháng 3/2022. Trong suốt những năm tháng cầm bút, ông Nguyễn Văn Minh đã hơn 10 lần đạt giải A, B tại các giải báo chí lớn như: Giải Báo chí quốc gia, Giải Búa liềm vàng… Từ năm 2022, ông đã chỉ đạo tập thể Báo Công Thương đoạt hơn 30 giải chí cấp Trung ương, Bộ, ngành, địa phương.

Thành Công

Thúc đẩy liên kết, hợp tác phát triển ngành Công ThươngThúc đẩy liên kết, hợp tác phát triển ngành Công Thương
Giá xăng RON 95 có thể tăng chạm ngưỡng 25 nghìn đồng/lít trong kỳ điều hành 28/3/2024Giá xăng RON 95 có thể tăng chạm ngưỡng 25 nghìn đồng/lít trong kỳ điều hành 28/3/2024
]]>
https://petrotimes.vn/nha-bao-nguyen-van-minh-duoc-bo-nhiem-lam-tong-bien-tap-bao-cong-thuong-708282.html Thu, 28 Mar 2024 08:47:59 +0700
https://petrotimes.vn/gia-cac-mat-hang-xang-dau-dong-loat-tang-nhe-708285.html Giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu cho biết các mặt hàng xăng dầu thông dụng được điều chỉnh tăng đồng loạt từ 46 532 đồng lít riêng dầu hỏa lại giảm 387 đồng lít Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 21/3/2024 - 27/3/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: nhiều cơ sở hạ tầng lọc hóa dầu của Nga phải giảm công suất hoạt động do ảnh hưởng bởi các hoạt động quân sự của Ucraina nhắm vào các cơ sở hạ tầng này, Chính phủ Nga yêu cầu các công ty năng lượng trong nước cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô như đã cam kết với OPEC+, tình hình căng thẳng tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng, giảm đan xen tùy từng mặt hàng.

het-quy-ii2020-quy-binh-on-gia-xang-dau-du-gan-10000-ty
Các mặt hàng xăng dầu lại đồng loạt tăng giá.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 21/3/2024 và kỳ điều hành ngày 28/3/2024 là: 100,484 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 2,144 USD/thùng, tương đương tăng 2,18%); 105,018 USD/thùng xăng RON95 (tăng 2,618 USD/thùng, tương đương tăng 2,56%);

102,292 USD/thùng dầu hỏa (giảm 2,466 USD/thùng, tương đương giảm 2,35%); 102,620 USD/thùng dầu điêzen 0,05S (giảm 2,070 USD/thùng, tương đương giảm 1,98%); 488,122 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (tăng 0,782 USD/tấn, tương đương tăng 0,16%).

Kỳ điều hành này, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới nêu trên, biến động tỷ giá VND/USD và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định phương án điều hành giá xăng dầu nhằm bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước cơ bản phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Tại kỳ điều hành giá xăng dầu hôm nay (28/3/2024), liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với dầu madút ở mức 300 đồng/kg, không trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu điêzen và dầu hỏa. ĐỒng thời không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút.

Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92: không cao hơn 23.625 đồng/lít (tăng 406 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.191 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 24.816 đồng/lít (tăng 532 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);

Giá dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 20.693 đồng/lít (giảm 321 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 20.879 đồng/lít (giảm 387 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 17.145 đồng/kg (tăng 46 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).

Theo thống kê của Bộ Công Thương trong quý I/2024, giá xăng dầu trong nước có chiều hướng tăng nhẹ và liên tục.

Thành Công

Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu xăng dầu từ MalaysiaViệt Nam tăng mạnh nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầuThủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Giá xăng RON 95 có thể tăng chạm ngưỡng 25 nghìn đồng/lít trong kỳ điều hành 28/3/2024Giá xăng RON 95 có thể tăng chạm ngưỡng 25 nghìn đồng/lít trong kỳ điều hành 28/3/2024
]]>
https://petrotimes.vn/gia-cac-mat-hang-xang-dau-dong-loat-tang-nhe-708285.html Thu, 28 Mar 2024 08:43:47 +0700