Phương Tây mất đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ với Nga

19:09 | 08/08/2016

2,582 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Lãnh đạo các nước phương Tây luôn tích cực chủ động theo dõi các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính quân sự, và họ lo sợ rằng Ankara sẽ chọn hướng đi theo chính sách đối ngoại của Nga, báo Anh Financial Times viết.
tin nhap 20160808190457
Tổng thống Putin (trái) và Tổng thống Erdogan

Trong tuần này, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ thực hiện chuyến đi đầu tiên ra nước ngoài kể từ sau ngày âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ bị dập tắt, và bằng cách đó ông muốn gửi một thông điệp rõ ràng cho các đối tác phương Tây của mình, theo tác giả của bài báo trên Financial Times. Thay vì gặp gỡ với các đồng minh NATO, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn một cuộc họp với Vladimir Putin.

"Cả ở phương Tây lẫn ở Nga người ta đang tự hỏi rằng Erdogan chọn hướng đi nào sau cuộc đảo chính bất thành vừa qua, vì vậy cuộc họp sắp tới ở St Petersburg giữa hai vị tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có tầm quan trọng vô cùng lớn về phương diện địa chính trị" – bài báo nhấn mạnh.

Moscow và Ankara bắt đầu tái lập quan hệ vào cuối tháng Sáu đầu tháng Bảy, sau khi điện Kremlin chấp nhận lời xin lỗi của ông Erdogan về sự kiện máy bay chiến đấu Su-24 của Nga bị phi công Thổ bắn hạ và trước khi xảy ra cuộc đảo chính. Trong vòng một vài ngày sau khi thư xin lỗi của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được gửi tới điện Kremlin, các quan chức của cả hai nước đã bắt đầu đàm phán về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt mà Nga đã sử dụng chống lại Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi xảy ra vụ việc vừa nêu. Một trong những hạng mục quan trọng nhất mà cả hai bên cùng quan tâm là việc phục hồi dự án khí đốt Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, vốn được coi là mục tiêu chiến lược của cả hai nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại…

"Kể từ đó, các vấn đề rộng lớn đã kéo Moscow và Ankara xích lại gần nhau hơn, bao gồm cả mong muốn dạy cho phương Tây một bài học, cũng như lợi ích chung về an ninh khu vực. Ankara cũng hoan nghênh Nga đã chân thành hỗ trợ Ankara sau cuộc đảo chính bất thành của các lực lượng đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ" – báo Financial Times viết.

Điều này tương phản với những phản ứng được coi là gay gắt, cứng rắn của Ankara đối với các đồng minh phương Tây của mình. Erdogan đã nhiều lần chỉ trích phản ứng của Washington đối với âm mưu đảo chính, đặc biệt là về việc Mỹ từ chối dẫn độ nhà truyền giáo Gulen, người bị Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ tham gia tổ chức và giật dây cuộc đảo chính. Ngoài ra, ông Erdogan còn nói rằng kịch bản của cuộc đảo chính được viết ở bên ngoài Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo báo Financial Times, các nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ vẫn úp mở nói rằng Ankara và Washington vẫn duy trì mối quan hệ khá chặt chẽ nên Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không quyết lòng “dứt áo” với Mỹ. Tuy nhiên, tác giả viết tiếp, các quan chức Mỹ đang rất lo ngại rằng Erdogan có thể sử dụng Nga như là một đối trọng nặng ký trên đòn bẩy trong mối quan hệ giữa Ankara với phương Tây.

Đồng thời, Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng rằng Moscow sẽ đồng ý giảm bớt phần nào sự hỗ trợ của Nga dành cho người Kurd, mặc dù một số chuyên gia chính sách đối ngoại cho rằng bất kỳ phiên bản chiến lược nào ở Syria cũng sẽ gây rất nhiều "khó khăn" trong thực tế.

Được biết, cuộc hội kiến của Putin và Recep Tayyip Erdogan sẽ được tổ chức tại St Petersburg vào ngày 9 tháng Tám. Dư luận hai nước cũng như phương Tây và toàn thế giới đang hồi hộp theo dõi kết quả cuộc hội đàm này.

Nói gì thì nói, làm gì thì làm, phương Tây vẫn không thể ngăn cản quá trình xích lại gần nhau giữa Moscow và Ankara trong bối cảnh hiện nay.

Thiện Tâm

RIA

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc