Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Đừng hiểu tự chủ là bị nhà nước bỏ rơi!'

18:42 | 22/10/2015

1,132 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Xác định tự chủ là xu thế của thời đại mới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: “Vừa qua cũng đã qua rất nhiều tranh luận về vấn đề tự chủ thế nào cho đúng. Hiện nay, chúng ta đã thí điểm tự chủ được 12 trường. Tới đây sẽ tiếp tục rà soát, việc này ngành Giáo dục không lui…”

Hôm nay (22/10) Bộ GD & ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2014 – 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm học mới 2015 – 2016 trực tuyến tại 6 đầu cầu trực tuyến trên cả nước. Tới dự Hội nghị Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có những ý kiến đánh giá, ghi nhận những cố gắng của toàn ngành giáo dục trong năm vừa qua.

Có thể thấy năm học 2014 – 2015 là năm của ngành giáo dục khi có nhiều đổi mới mang tính đột phá. Nhưng cũng chính từ những đột phá này mà nhiệm vụ trước mắt của ngành giáo dục đang còn rất ngổn ngang. Điều này cũng khiến chính Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lo lắng.

pho thu tuong vu duc dam dung hieu tu chu la bi nha nuoc bo roi
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị

Một trong những vấn đề được Phó Thủ tướng đặc biệt quan tâm là vấn đề trao quyền tự chủ cho các trường Đại học.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: Vừa qua cũng đã qua rất nhiều tranh luận về vấn đề tự chủ thế nào cho đúng. Tự chủ có thể là tự trị, có thể là tự túc như nhiều ý kiến đã nêu, nhưng phải khẳng định tự chủ đại học đã trở thành xu thế. 

Hiện nay, chúng ta đã thí điểm tự chủ ở 12 trường ĐH. Tới đây sẽ tiếp tục rà soát, nhưng về việc này thì ngành giáo dục không lui được mà phải tìm ra phương hướng.

Theo Phó thủ tướng: Nói tự chủ nhưng không có nghĩa là nhà nước không đầu tư gì cho đại học nữa. Nhà nước vẫn có thể quan tâm như vẫn có cơ chế cấp học bổng cho đối tượng theo ngành, nghề tùy theo địa bàn và thời gian. Chính phủ sẽ có cơ chế đầu tư để tăng cường cơ sở nghiên cứu khoa học – kĩ thuật theo các chương trình phát triển khoa học công nghệ.

Chúng ta phải xác định được: Tự chủ đại học không chỉ là tự chủ về tài chính mà còn ở tổ chức, ở nhân sự, ở học thuật. Đương nhiên tất cả việc này phải theo đúng quy định pháp luật. Vì vậy, Chính phủ mới có quyết định cho 12 trường đại học tự chủ thí điểm. Các trường tiếp theo muốn tự chủ phải xây dựng đề án cụ thể. 

Chúng ta cũng không nghĩ cực đoan rằng, tự chủ là tự mình làm hết rồi nhà nước buông, điều đó là không đúng. Đây là quyền lợi của các trường. Tôi đề nghị chúng ta phải có hội nghị bàn sâu về vấn đề này để hiểu sâu về bản chất của vấn đề.

Trước nhiều ý kiến băn khoăn về việc trao quyền tự chủ cho các trường đặc thù như trường thuộc ngành kỹ thuật cao, văn hóa – nghệ thuật, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: Thay vì các trường đại học, cao đẳng đề nghị cần “có lộ trình phù hợp” thì hãy đề nghị “tự chủ nhưng mà có cơ chế đặc thù phù hợp cho từng loại trường, từng đối tượng”.

Câu chuyện phân tầng, xếp hạng đại học cũng được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề cập: Đúng là giáo dục chúng ta có những đặc thù nhưng không thể lấy đặc thù làm cái chính, mà phải lấy xu thế thế giới làm chính. 

Một trong những vấn đề chính là kỳ thi THPT Quốc gia, Phó Thủ tướng cũng nhận định: Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Bộ GD & ĐT đã có những thành công nhất định, tách riêng phần tuyển sinh cũng một phần do lỗi kỹ thuật thì kỳ thi vừa qua cũng giảm được những áp lực nhất định cho thí sinh và phụ huynh.

Tất cả các công tác thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng trong năm tới theo Phó Thủ tướng thì Bộ GD&ĐT chưa nên ấn định điều gì vội, mà chỉ khẳng định với nhân dân rằng nhất định kỳ thi năm tới ngành giáo dục sẽ kế thừa những cái được năm nay, khắc phục những cái chưa được để có một kỳ thi công bằng và nghiêm túc.

Rút kinh nghiệm từ kỳ thi này, ông đề nghị: Tuyển sinh đại học phải trên tinh thần tự chủ đại học. Các đại học phải nâng cao quyền tự chủ của mình. Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra những quy định tối cần thiết, không nên đi quá vào chi tiết, chỉ cần làm sao đảm bảo công bằng cho học sinh, tôn trọng quyền tự chủ của các trường.

Năm học 2014 - 2015 là năm học mà cả ngành giáo dục nói chung, đặc biệt khối đại học, cao đẳng đã thực hiện được rất nhiều điều theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29 và cũng đã có những việc mang lại kết quả rõ rệt. Điều này khẳng định chúng ta đã nỗ lực, đã đi đúng hướng nhưng cần phải tiếp tục đi sâu, đi sát hơn từng vấn đề.

“Tôi nghĩ rằng, tới đây chúng ta cần có những cuộc làm việc rất nghiêm túc để bàn từng vấn đề một. Ví như nói về thi cử hay tự chủ đại học, cũng như phân tầng và xếp hạng, nên có những cuộc bàn gồm các cơ quan quản lí nhà nước, các bộ, ban ngành có liên quan, một số địa phương và các tổ chức nghề nghiệp như hiệp hội… cùng tham gia”- Phó Thủ tướng đề nghị.

Trước hết Bộ GD&ĐT cần khẩn trương làm các thủ tục cần thiết để trình Thủ tướng ban hành hệ thống giáo dục quốc dân. Sau đó cần ban hành khung trình độ. Hiện, Bộ GD&ĐT đang xây dựng đề án, nhưng đề án quan trọng nhất là quyết định của Thủ tướng để ban hành khung thì mới xây dựng.

Phó Thủ tướng đề nghị các hiệu trưởng đại học, cao đẳng cùng với bộ, cũng không cần đợi phải hoàn thiện tới mức cuối cùng, mà có thể gửi ngay bây giờ để đóng góp. Vấn đề này đương nhiên chúng ta phải theo xu thế quốc tế.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định giáo dục đại học Việt Nam cần phân tầng đánh giá xếp hạng, theo nấc thang đánh giá chuẩn quốc tế. Còn tiêu chí đặc thù của Việt Nam có thể bổ sung, như vậy mới biết mình đang đứng ở đâu trong khu vực và trên thế giới.

 

Huyền Anh

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.