Phản ứng của các nước trước khuyến nghị ngừng khai thác dầu khí của IEA

18:38 | 16/06/2021

|
(PetroTimes) - Nhiên liệu hóa thạch đóng một vai trò quan trọng trong sự nóng lên toàn cầu. Chúng là nguồn thải ra 70% lượng khí CO2. IEA khuyến nghị ngừng đầu tư vào những nguồn năng lượng này. OPEC cáo buộc đây là một lựa chọn kinh tế không bền vững.
Phản ứng của các nước trước khuyến nghị ngừng khai thác dầu khí của IEA

Theo Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), lộ trình năm 2050 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) sẽ làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu.

IEA khuyến nghị các nước nên nhanh chóng từ bỏ dầu và khí đốt để đạt được mức độ trung hòa cacbon vào năm 2050. Một lựa chọn kinh tế tồi và là một mục tiêu không thực tế đối với các nước khai thác dầu mỏ lớn.

Saad Sherida Al Kaabi, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar cho biết: “Khi bạn tước đi khoản đầu tư bổ sung của công ty, bạn sẽ có những đợt tăng giá lớn. Các nước thành viên OPEC cho biết giá dầu sẽ chạm mức gần 200 USD. “Giá khí đốt sẽ tăng vọt”, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cảnh báo.

Các bộ trưởng năng lượng của Qatar và Saudi Arabia đã tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục phát triển các cơ sở dầu khí của mình. Theo họ, việc mất khả năng thanh khoản của ngành sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Các quan chức cấp cao của các nhà xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất thế giới muốn ngành tiếp tục đầu tư trong vài năm nữa. Saad Sherida Al Kaabi đã thông báo rằng Qatar sẽ tiếp tục với dự án mở rộng khí đốt tự nhiên hóa lỏng trị giá 29 tỷ USD.

Na Uy gần đây cũng thông báo sẽ tiếp tục đầu tư vào dầu khí.

Chủ tịch tập đoàn TotalEnergies của Pháp nói việc kêu gọi chấm dứt khai thác nhiên liệu hóa thạch phục vụ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là “đạo đức giả”.

IEA bị chỉ trích, thế giới có đồng lòng ngừng khai thác dầu khí để đạt trung hòa carbon?IEA bị chỉ trích, thế giới có đồng lòng ngừng khai thác dầu khí để đạt trung hòa carbon?
IEA khuyến nghị cần chấm dứt ngay lập tức mọi hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạchIEA khuyến nghị cần chấm dứt ngay lập tức mọi hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch

Nh.Thạch

AFP