Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh

"Phải xác định rõ sứ mệnh của giáo dục"

09:11 | 20/11/2018

2,567 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nghề giáo trong tâm thức của mỗi người Việt Nam luôn là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Sự nghiệp giáo dục cũng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, trở thành quốc sách hàng đầu. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trò chuyện với TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về nghề giáo và thực trạng của nền giáo dục Việt Nam hôm nay.  

PV: Hiện nay, có nhiều cách đánh giá khác nhau về thực trạng của nền giáo dục Việt Nam. Vốn là một người làm việc, tâm huyết và luôn quan tâm tới sự nghiệp giáo dục, ông có nhận xét gì về thực trạng nền giáo dục của chúng ta hiện nay?

phai xac dinh ro su menh cua giao duc

TS Hoàng Ngọc Vinh: Nhìn bức tranh toàn cảnh về giáo dục phổ thông hiện nay, tôi nghĩ cũng khá tốt, nhưng chương trình đào tạo thì đang thiếu các phần thuộc về kỹ năng mềm cho người học. Đó là tư duy phản biện, sáng tạo, tự chủ, thái độ làm việc hợp tác, kể cả những kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh còn rất yếu.

Chính vì những điều đang còn thiếu đó mà công tác đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu về nhân lực trong thời đại mới. Và, hậu quả nhãn tiền mà chúng ta thường thấy trong giao tiếp đơn giản là vẫn có hiện tượng học sinh đánh nhau, chửi bới, quay video, clip xấu lên mạng… Đó là những hành vi thiếu văn hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục.

Còn về đội ngũ giáo viên, tôi nghĩ rằng chưa có thù lao xứng đáng cho các thầy, cô giáo. Nhiều thầy, cô giáo vẫn còn vất vả, nhất là các thầy, cô ở vùng sâu, vùng xa. Điều kiện để các thầy, cô giáo học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng, năng lực thực sự… đang còn nhiều hạn chế.

Môi trường giáo dục đáng lẽ phải được trong sạch thì vẫn có những hiện tượng giáo viên phải bỏ tiền ra để chạy biên chế…, rồi có tình trạng những giáo viên thực tài, có tâm huyết nhưng không thể lên vị trí lãnh đạo… Đương nhiên, những việc này trách nhiệm không chỉ riêng của ngành giáo dục mà cần sự vào cuộc của cả cơ quan, ban, ngành cấp địa phương...

PV: Đó là những điều mà nhiều người quan tâm đến giáo dục cũng đã chỉ ra và tồn tại nhiều năm nay nhưng vẫn không được khắc phục. Vậy, nguyên nhân sâu xa ở đây là gì, thưa ông?

TS Hoàng Ngọc Vinh: Chúng ta phải thừa nhận nguồn lực đầu tư cho giáo dục của nước ta nói chung là khá lớn, nhưng so với các quốc gia phát triển thì vẫn còn nhỏ.

phai xac dinh ro su menh cua giao duc
80-90% thầy, cô chọn nghề vì yêu nghề!
Nền tảng văn hóa của chúng ta còn ảnh hưởng bởi những tư duy xưa cũ, ngại đổi mới, sợ đổi mới, gò bó về khung sáng tạo. Một môi trường mà người thầy không sáng tạo thì trò làm sao mà sáng tạo được? Các căn bệnh đã trở thành trầm kha như thành tích thi đua, thi cử… rất lãng phí thời gian, tiền bạc không cần thiết.

Chưa kể, nền tảng văn hóa của chúng ta còn ảnh hưởng bởi những tư duy xưa cũ, ngại đổi mới, sợ đổi mới, gò bó về khung sáng tạo. Một môi trường mà người thầy không sáng tạo thì trò làm sao mà sáng tạo được? Các căn bệnh đã trở thành trầm kha như thành tích thi đua, thi cử… rất lãng phí thời gian, tiền bạc không cần thiết.

Tôi nghĩ, chính sách giáo dục, mọi hoạt động quản lý giáo dục nên tập trung vào thế hệ người học thì tốt hơn. Không nên chỉ tập trung vào người quản lý, bởi nhiều khi có tình trạng không quản được thì cấm, rất khó. Suy cho cùng, kết quả cuối cùng để quyết định chất lượng giáo dục vẫn là sản phẩm, ở đây là người học.

Nguyên nhân thứ hai khiến chúng ta vẫn chưa khắc phục được những tồn tại là chưa tập trung được sức mạnh của Đảng. Vì sao? Đảng đã có những chủ trương, quyết sách đúng đắn để giáo dục phát triển căn bản, toàn diện, thế nhưng khi triển khai đến địa phương như cấp xã, cấp thôn… lại không thực hiện thật tốt. Đó là do những người thực hiện là những người thiếu trách nhiệm, những người đứng đầu các cấp ủy địa phương quan tâm đến những vấn đề khác như kinh tế, y tế… nhiều hơn là giáo dục, an sinh.

phai xac dinh ro su menh cua giao duc
Mô hình giáo dục VNEN

PV: Ông vừa nhắc đến vấn đề cải cách, đổi mới. Thực tế, những năm gần đây ngành giáo dục liên tục đổi mới, cải cách, nhưng hiệu ứng nhiều khi ngược lại. Vì sao vậy, thưa ông?

TS Hoàng Ngọc Vinh: Trung ương có vẻ chuyển động mạnh hơn, nhưng các chủ trương từ Trung ương chuyển đến cơ sở thì khó đi vào cuộc sống. Đó là bởi hiện nay là có tình trạng áp đặt ý muốn chủ quan mà thiếu tính thực tế cũng như thiếu tính kế thừa. Thực hiện một cái gì đó mới cần có lộ trình, nhưng chúng ta hiện nay lại thực hiện theo tư duy nhiệm kỳ. Nghĩa là ông sau lên thì ít kế thừa những gì mà ông trước để lại. Nên tôi mới nói, chính sách cần đặt vào một người lãnh đạo tài năng, có tầm nhìn dài hơi để kiên định con đường đi của mình.

Hiện nay vẫn còn tình trạng áp dụng ý muốn chủ quan, nghiên cứu không kỹ lưỡng, thiếu tính phản biện… Đơn cử, rất nhiều những mô hình giáo dục mới được đưa ra, rõ ràng áp dụng từ những nước có nền giáo dục tiên tiến nhưng khi đưa vào Việt Nam lại gặp phải sự phản ứng mạnh từ dư luận. Là bởi, chúng ta kế thừa nhưng không biết “đi tắt đón đầu”, tiếp nhận những cái mới nhưng vẫn phải phù hợp thực tiễn Việt Nam, đó mới là điều cốt lõi.

Ví dụ, mô hình trường học mới (VNEN) trước đây vì sao bị phản ứng? Bởi vì không thể bê nguyên mô hình từ một đất nước khác để áp đặt vào Việt Nam trong khi môi trường sống, văn hóa hoàn toàn khác. Để rồi, khi chúng ta chưa nghiên cứu kỹ, bị dư luận phản ứng thì lại không có cơ sở để mà… “đỡ”. Vậy mới nói, thiếu tư duy kế thừa, thiếu cái tâm, cái tầm và thiếu sự nghiên cứu kỹ lưỡng là những bước đi vội vàng của giáo dục thời gian qua.

Các chuyên gia của nước ngoài không phải ai cũng giỏi, chúng ta không thể mang nguyên mô hình của Chile để áp dụng vào Việt Nam, rồi mong tất cả học sinh đều giỏi. Người ta áp dụng VNEN dần dần thì sẽ thành công. Nhưng chúng ta áp dụng “chộp giật” theo kiểu để giải ngân thì tất sẽ… thất bại.

Thế mới nói, kỹ năng quản lý, quản trị của người lãnh đạo rất quan trọng.

phai xac dinh ro su menh cua giao duc
Hình ảnh thầy, cô giáo cắm bản là những hình ảnh đẹp

PV: Nhưng có ý kiến lại cho rằng, chúng ta chưa có một triết lý giáo dục đúng đắn nên mọi thứ trở nên mông lung. Vậy theo ông, triết lý giáo dục của Việt Nam hiện nay là gì?

TS Hoàng Ngọc Vinh: Triết lý giáo dục là vấn đề phức tạp, trước đây Bộ GD&ĐT đã rất nhiều lần đề cập. Triết lý giáo dục phải trả lời được câu hỏi: Tại sao và mục tiêu của nền giáo dục hướng tới là gì?

Trong một xã hội hết sức đa dạng về văn hóa, về các giai tầng thì để có một câu trả lời thống nhất về triết lý quả là khó có sự đồng thuận. Thứ nữa, tìm được câu trả lời thì phải có tầm nhìn dự báo tương lai. Tương lai là sắp tới đây sẽ như thế nào? Nhân lực phát triển đất nước ra sao? Câu trả lời hiện nay đang quá khó với chúng ta. Thành ra cứ càng nói triết lý càng lúng túng.

Cứ hiểu đơn giản thế này, nền giáo dục của Israel hướng mỗi đứa trẻ trở thành một “research” (nhà nghiên cứu - PV) thì phải dạy cho những đứa trẻ về trí tuệ, về tư duy độc lập, tư duy nghiên cứu, đam mê khoa học… Đó là một trong những triết lý giáo dục. Còn ở Việt Nam cũng có từng giai đoạn có những triết lý như: Giáo dục toàn diện, vừa hồng, vừa chuyên…

Về triết lý giáo dục, để nói trong một vài ba câu thì thực khó. Nhưng tựu chung lại, chúng ta phải trả lời được câu hỏi: Trong những năm tới, nền giáo dục đi đến đâu? Dù thế giới này đi đến đâu thì cái cuối cùng của một nền giáo dục giá trị vẫn là khả năng về làm người, nó bao gồm cả khả năng tồn tại. Sứ mệnh của giáo dục phải là tạo nên sản phẩm - con người có trí tuệ và đức hạnh. Nhưng từ triết lý để đến hành động không hề đơn giản, ví như ông thầy vì một lỗi nhỏ của học sinh mà cho lên loa thông báo trên toàn trường thì ở khía cạnh nào đó, triết lý giáo dục đã bị mất đi.

phai xac dinh ro su menh cua giao duc

PV:Ví dụ của ông làm tôi nhớ đến trường hợp học sinh ở Thanh Hóa bị phạt vì nói xấu thầy, cô giáo trên trang cá nhân bị kỷ luật. Hiện địa phương này đã gỡ bỏ quy định xử phạt, nhưng điều còn lại ở đây là gì, thưa ông?

TS Hoàng Ngọc Vinh: Đó là trường hợp điển hình vi phạm quyền riêng tư của trẻ. Giáo dục số 1 vẫn phải là dân chủ, tôn trọng. Giáo dục nhắc người ta dạy một đứa trẻ biết tôn trọng. Chỉ có thể phê phán một ý tưởng thôi, chứ không nên phê phán một con người. Trong lớp học, thầy, cô giáo không dân chủ với trò thì cũng khiến trẻ mất đi sự sáng tạo.

PV: Ai cũng luôn khẳng định rằng, nghề giáo là nghề cao quý, là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp trồng người. Nhưng hiện nay, “chữ thầy” không còn được như trước khi yếu tố thị trường đang len lỏi vào môi trường giáo dục. Ông có nhận xét gì về vấn đề này?

TS Hoàng Ngọc Vinh: Ngày nay, cơ chế thị trường tác động khá mạnh tới nghề giáo, nhưng tôi nghĩ nghề giáo vẫn là một nghề cao quý và được trọng dụng. Sở dĩ vẫn tồn tại những bất cập như hiện nay là do cung nhiều hơn cầu, nên dẫn tới những việc làm méo mó các quan hệ giữa thầy và trò. Những việc như giáo viên muốn được tuyển dụng thì phải có tiền như báo chí vẫn đưa nhan nhản, rồi từ đó phát sinh những hệ lụy khác, thành thử làm hư hỏng hệ thống giáo dục. Dĩ nhiên, như tôi đã nói, lỗi này không chỉ riêng của hệ thống giáo dục mà còn của ngành liên quan, địa phương.

Phải xác định rõ sứ mệnh của giáo dục là sự nghiệp trồng người. Mỗi thầy, cô giáo hãy luôn biết làm gương, liên tục trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, phải liên tục học, muốn sáng tạo thì phải học, trải nghiệm mới sáng tạo được. Đã mang sứ mệnh “trồng người” là phải cho ra những sản phẩm có giá trị, đó là những con người có tài nhưng phải có đức hạnh.

Thêm nữa, trước đây chúng ta sống trong thời bao cấp, ai cũng như nhau, nhưng giờ đây khác rồi, khi cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ mà lương giáo viên không đủ sống thì họ cũng phải xoay tính. Nhưng nói gì thì nói, tôi vẫn tin 80-90% người thầy khi đã chọn làm nghề giáo là người ta chấp nhận nghèo, hơn tất cả là họ yêu nghề thực sự.

PV: Gạt vấn đề kinh tế sang một bên, có một vấn đề mà các thầy, cô giáo có vẻ phải chịu áp lực hơn trước khi mà những yếu tố tác động đến chuyên môn nhiều hơn trước. Đơn cử, câu “Yêu cho roi, cho vọt” không còn đúng nữa?

TS Hoàng Ngọc Vinh: Việc hình thành nhân cách của trẻ không phải tác động một phía từ thầy, cô giáo. Nó có thể tại bạn bè, tại bố mẹ… Ở môi trường gia đình, đứa trẻ thường xuyên phải chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau hay hàng xóm đánh lộn thì đương nhiên nó tác động đến tiềm thức của đứa bé. Đó là hậu quả xã hội bên ngoài tác động đến trẻ và đứa trẻ đó đến lớp thì những đứa trẻ khác và thầy, cô lại phải gánh chịu. Ngày xưa, cũng có những trường hợp như vậy, nhưng ngày nay, các yếu tố tác động đến nhân cách một đứa trẻ nhiều hơn. Đó là những vấn đề mà những người thầy hiện nay phải đối mặt, phải có phương pháp làm sao để rèn luyện nhân cách đúng đắn cho trẻ.

Vai trò, tài năng của một nhà giáo dục là ở chỗ đó, nếu chỉ giải quyết bằng sự nóng giận và xung đột thì rất dễ, đâu cần đến những người thầy. Vậy nên, tôi khuyên người thầy hãy làm nghề bằng cái “tâm” của mình, hãy đối xử với học trò, kể cả những học trò cá biệt, như con em ruột thịt của mình, thì sẽ rất khác. Tôi tin, đại đa số các thầy, cô giáo đang dạy học trò của mình bằng sự đại lượng.

PV: Vậy, theo ông, “kim chỉ nam” cho những người hoạt động trong ngành giáo dục là gì?

TS Hoàng Ngọc Vinh: Là phải xác định rõ sứ mệnh của giáo dục là sự nghiệp trồng người. Mỗi thầy, cô giáo hãy luôn biết làm gương, liên tục trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, phải liên tục học, muốn sáng tạo thì phải học, trải nghiệm mới sáng tạo được. Đã mang sứ mệnh “trồng người” là phải cho ra những sản phẩm có giá trị, đó là những con người có tài nhưng phải có đức hạnh. Tôi biết, cuộc sống khó khăn khiến người ra phải đối mặt với những bài toán khó, nhưng với những thầy, cô giáo có “tâm”, có “tầm” thì gia tài họ có là vô kể.

PV: Với những khó khăn đặc thù trong nghề giáo như vậy, ông có những kiến nghị gì?

TS Hoàng Ngọc Vinh: Hãy đối xử với thầy, cô giáo như với nhân lực của những ngành như công an hay quân đội. Họ được đào tạo, được trang bị đầy đủ, đi học thì được miễn giảm học phí, ra trường được tạo việc làm ổn định... Tôi nghĩ, ngành giáo dục cũng phải tạo điều kiện như vậy với các thầy, cô giáo, đó mới gọi là quốc sách.

PV: Việc cần làm ngay của lãnh đạo ngành giáo dục là gì, thưa ông?

TS Hoàng Ngọc Vinh: Con người là cốt lõi nên việc làm ngay của Bộ GD&ĐT là cần ổn định về nhân sự và phải có bộ phận tham mưu giỏi để giúp Bộ trưởng đưa ra được những đường lối đúng đắn. Nhân sự trong Bộ GD&ĐT cần có điều chỉnh. Thứ hai là phải có đội ngũ quản lý các cấp mạnh. Kinh nghiệm cho thấy, lãnh đạo mà giỏi, hiệu trưởng tốt thì đội ngũ giáo viên cũng sẽ đoàn kết, học sinh cũng sẽ vượt trội.

Còn đường lối giáo dục, chúng ta chỉ cần kiên định tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013. 9 giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết đều đúng, đều là đổi mới về cơ cấu hệ thống giáo dục, tăng cường năng lực quản lý, bảo đảm chất lượng, đối với cở sở vật chất, hợp tác quốc tế, đo lường đánh giá… Duy có điều, đừng lấy đo lường đánh giá là bước đột phá. Con người vẫn là nhân tố quyết định.

Huyền Anh

phai xac dinh ro su menh cua giao ducNghĩ về lòng tự trọng trong nghề giáo thời nay
phai xac dinh ro su menh cua giao ducThầy Hải nhân đạo
phai xac dinh ro su menh cua giao ducNgười chèo đò vĩ đại nhất trên bến sông đời
phai xac dinh ro su menh cua giao duc'Nghề giáo cần có tâm, nhiệt huyết và biết yêu thương"

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.