Những cú huých hâm nóng chứng khoán

10:06 | 09/02/2012

409 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau tiềng cồng đầy ý nghĩa đầu năm của Bộ trưởng Tài chính, sau sự ra đời của VN30, hệ thống ngân hàng ổn định... các nhà đầu tư tiếp tục đón nhận biện pháp mới tăng tính thanh khoản

Hơn nữa, lộ trình tái cấu trúc một loạt ngân hàng (5-8 ngân hàng hợp nhất trong những tháng đầu năm 2012) và kế hoạch "đại phẫu" các CTCK theo Đề án Tái cấu trúc các CTCK (phê duyệt ngày 10/1/2012 vừa qua) được đánh giá sẽ có tác động rất tiêu cực tới TTCK.

Sau tiếng cồng đầy ý nghĩa đầu năm của Bộ trưởng Tài chính, sau sự ra đời của VN30, hệ thống ngân hàng ổn định… các nhà đầu tư tiếp tục đón nhận biện pháp mới tăng tính thanh khoản. Nhưng dù có thêm tý sôi động nhưng vẫn còn sự thận trọng và hoài nghi vẫn còn.

Không kịp T+2, chuyển sang thêm giờ

Như những đợt sóng gối đầu nhau, trong khi tác động của VN30 đang yếu dần đi, giới đầu tư ngay lập tức nhận được thông tin UBCK đã thông qua phương án triển giao dịch thêm buổi chiều.

Cuối ngày 7/2 của CTCK TP HCM (HSC) cho biết HOSE đã chính thức xác định thời điểm triển khai kéo dài thời gian giao dịch, sau khi được Ủy ban Chứng khoán thông qua.

Cụ thể, từ ngày 20/2/2012 hoạt động giao dịch sẽ được kéo dài sang buổi chiều. Thời gian giao dịch buổi chiều sẽ kéo dài 1,5 giờ đồng hồ từ 13h đến 14h30; trong đó giao dịch khớp lệnh liên tục diễn ra trong 1 giờ, 15 phút giao dịch ATC và 15 phút giao dịch thỏa thuận.

Đây là một diễn biến tăng tốc khá nhanh và bất ngờ bởi kế hoạch kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều đã được xem xét và cân nhắc suốt từ năm 2007.

Mặc dù không được như mong đợi là áp dụng T+2, nhưng kéo dài thời gian giao dịch được đánh giá cũng là một biện pháp giúp dần nâng cao tính thanh khoản.

Trước đó, giới đầu tư liên tiếp nhận được những thông tin và tín hiệu tốt lành từ các cơ quan chức năng.

Đầu tiên phải kể đến những cam kết và động viên của Bộ trưởng Tài Chính Vương Đình Huệ trong ngày khai xuân cho thị trường chứng khoán với tinh thần: "Chính phủ sẽ có biện pháp phục hồi chứng khoán” như Thủ tướng phát biểu trước Quốc hội hồi tháng 11/2011.

Sự ra đời của chỉ số VN30 cũng đánh dấu sự mở đường cho một xu hướng đầu tư mới, bao gồm cả các quỹ lẫn cho các nhà đầu tư cá lẻ, theo hình thức đầu tư chỉ số, nhắm vào các cổ phiếu đầu ngành.

Thông tin thanh khoản ngân hàng được cải thiện rất nhiều (sau Tết Nguyên đán) là khá bất ngờ đối với thị trường nhưng nó được phát đi từ chính NHNN và đây là cơ sở và kỳ vọng về việc hạ lãi suất.

Tình thế chuyển đổi?

Trái với dự đoán của nhiều chuyên gia và các nhà đầu tư lão luyện, TTCK tiếp tục vượt qua những hoài nghi với chuỗi tăng điểm ngày càng được kéo dài.

Với nhiều người, hai trụ cột của nền kinh tế là doanh nghiệp và ngân hàng vẫn chưa có gì thay đổi.

Doanh nghiệp thì vẫn đang thiếu vốn và đang gồng mình chịu lãi suất quá sức, khoảng 20%. Trong khi đó, ngân hàng chưa thể sớm thoát khỏi tình trạng kém thanh khoản do tình trạng mất cân bằng trong cơ cấu huy động và cho vay vốn (vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn) và tăng trưởng tín dụng quá cao đã kéo dài trong cả 10 năm qua.

Mặc dù vậy, dường như diễn biến thực tế đã khác xa với những lo ngại của nhiều người.

Với những biện pháp dù chưa phải gốc rễ nhưng tình hình đang thay đổi. Nhiều khả năng nếu thị trường tiếp tục khởi sắc thì vấn đề tái cấu trúc CTCK và hệ thống ngân hàng sẽ diễn ra suôn sẻ hơn. Điều này cũng dễ hiểu bởi để có thể tiến hành "đại phẫu” thì vấn đề đầu tiên là phải có tiền, mà hiện tại Chính phủ cũng đang chắt chiu từng đồng, không sẵn có để chi trả cho các kế hoạch này.

Vấn đề cải tổ tới nơi tới chốn TTCK, đặc biệt là loại bớt CTCK yếu kém, rút ngắn T+, nghiêm khắc với các doanh nghiệp không thực hiện đúng chế độ báo cáo tài chính, và rồi vấn đề hạ lãi suất thực sự để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp – nòng cốt của TTCK… sẽ được làm dần dần, từng bước.

Trong một phát biểu gần đây, đại diện UBCKNN cho biết việc rút ngắn thời gian thanh toán chứng khoán xuống T+2 còn nhiều vướng mắc do dòng tiền thị trường yếu nên việc đầu tư công nghệ của CTCK sẽ hạn chế và khó khăn trong xử lý khi thiếu hụt chứng khoán.

Cho tới nay, gần giữa quý I/2012, UBCKNN vẫn chưa thể có công bố chính thức cuối cùng về giải pháp này cho dù đây là đòi hỏi của thị trường trong 11 năm qua.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam