Nhiều doanh nghiệp kiểm toán đang... "điếc không sợ súng"

10:45 | 13/08/2018

263 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Cách mạng công nghệ 4.0 đang và sẽ tác động lớn đối với ngành nghề kế toán, kiểm toán trong tương lai không xa, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong ngành này đang "điếc không sợ súng".
nhieu doanh nghiep kiem toan dang diec khong so sung
Cách mạng công nghệ 4.0 vừa đặt ra thách thức nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội đối với ngành nghề kế toán, kiểm toán, tài chính

Thách thức không nhỏ

Mặc dù các KTV, doanh nghiệp kiểm toán nhìn thấy các cơ hội và thách thức của CMCN 4.0 đối với ngành nghề, tuy nhiên, qua khảo sát có thể thấy, các KTV và doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam hiện nay còn thờ ơ và chỉ mới bắt đầu tìm hiểu ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, máy học, blockchain vào trong ngành nghề của mình để thích nghi và ứng phó với sự phát triển của CMCN 4.0.

Qua kết khảo sát đánh giá ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0 đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính và đặc biệt là ảnh hưởng đối với các kiểm toán viên (KTV) và doanh nghiệp kiểm toán cho thấy, mặc dù thông tin truyền thông rất nhiều nhưng thực tế chỉ có hơn một nửa có sự quan tâm cao và chỉ hơn 10% KTV là có sự quan tâm đặc biệt. Trong khi đó điều đáng cảnh báo là có đến 5% số người được khảo sát không và ít quan tâm đến CMCN 4.0 là gì. Đồng thời 1/3 KTV được khảo sát cho rằng CMCN 4.0 là vấn đề bình thường như mọi việc khác.

Về cơ bản các doanh nghiệp kiểm toán, KTV cho rằng CMCN 4.0 đang và sẽ tác động lớn đối với ngành nghề kế toán, kiểm toán (67%) và một số ít (5%) nhận thức được CMCN 4.0 sẽ tác động làm biến đổi sâu sắc, toàn diện ngành nghề trong tương lai không xa. Tuy nhiên, số liệu còn thể hiện điều khiến chúng ta phải quan tâm đó là có đến 25% các doanh nghiệp kiểm toán, KTV cho rằng CMCN 4.0 chỉ tác động bình thường như các yếu tố khác hiện đang tác động đến công việc của họ (như cạnh tranh giá phí, các kỹ thuật kế toán - kiểm toán truyền thống, tuân thủ chuẩn mực, chính sách chế độ…); và có đến 3% cho rằng CMCN 4.0 rất ít tác động đến công việc mà họ đang thực hiện, cung cấp cho khách hàng.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, hầu hết KTV, doanh nghiệp kiểm toán đánh giá CMCN 4.0 tạo ra “cơ hội lớn” đối với KTV và DNKiT. Cụ thể cơ hội lớn nhất là giúp các KTV, doanh nghiệp kiểm toán khai thác dữ liệu mà họ thường xuyên thu thập trong quá trình cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán của khách hàng (74%) và nâng cao chất lượng dữ liệu chính xác hơn và chi tiết hơn (70%). Trong khi đó vẫn còn 1/3 số lượng KTV, doanh nghiệp kiểm toán còn bàng quan, thậm chí từ 1%-9% cho rằng CMCN 4.0 rất ít, thậm chí không mang lại cơ hội gì cho ngành nghề kế toán, kiểm toán, tài chính.

Bên cạnh đánh giá CMCN 4.0 tạo ra “Cơ hội lớn” thì kết quả khảo sát cho thấy các KTV, doanh nghiệp kiểm toán đánh giá CMCN 4.0 tạo ra sự “Thách thức lớn”. Một số vị trí công việc truyền thống sẽ biến mất, ngành nghề bị mai một dần; hoặc một số chuyên gia hoài nghi rằng các dịch vụ kế toán và kiểm toán sẽ không cần người lao động do áp dụng công nghệ số hóa.

Sự “Thách thức lớn” được các KTV, doanh nghiệp kiểm toán đánh giá nhiều nhất đó là yêu cầu về lao động có hiểu biết, cập nhật về lĩnh vực công nghệ thông tin do khách hàng ứng dụng nhiều công nghệ vào hoạt động kinh doanh (62%).

Ngoài ra, các KTV và doanh nghiệp kiểm toán nhận thức rằng họ đang thiếu kiểm soát về các dữ liệu kế toán hơn trước kia. Đồng thời họ còn nhận thấy về mặt kế toán ghi sổ, nhập liệu sẽ thay thế bằng máy móc, nhập liệu tự động, hệ thống tự tích hợp, đồng bộ sẽ làm giảm việc làm. Về mặt kiểm toán, sự phức tạp của cuộc cách mạng có thể khiến các KTV không còn là KTV mà trở thành các kỹ sư tin học. Do đó, ảnh hưởng của CMCN4.0 sẽ đòi hỏi các KTV phải bồi dưỡng thật vững kiến thức về công nghệ thông tin để có để hiểu được các giao dịch phức tạp (ví dụ Blockchain), các thủ thuật, xây dựng các phần mềm để có thể chứa được dữ liệu, thủ thuật phát hiện việc biến đổi, thao túng các số liệu dựa trên môi trường tự động hóa...

Điều đặc biệt, các KTV, doanh nghiệp kiểm toán (27%) thấy quan ngại sâu sắc đến việc CMCN 4.0 sẽ đặt ra thách thức phải xem xét đến các vấn đề thuộc phạm trù đạo đức nghề nghiệp sẽ bị thay đổi. Các dữ liệu lớn thu thập trong quá trình cung cấp dịch vụ tư vấn, kế toán, tài chính, kiểm toán cho khách hàng sẽ được sử dụng, phân tích như thế nào; vấn đề về tính cạnh tranh độc quyền của các doanh nghiệp kiểm toán lớn; vấn đề về lao động số. Liên quan đến vấn đề đạo đức này còn nổi lên nội dung thách thức mới cho các cơ quan quản lý Nhà nước là do các doanh nghiệp kiểm toán cũng như khách hàng của các doanh nghiệp kiểm toán lớn đang tiến rất nhanh trong công nghệ, trong khi các cơ quan quản lý không có đủ nguồn lực để bắt kịp với những gì mà các doanh nghiệp lớn này đang làm. Đồng thời, các doanh nghiệp kiểm toán lớn (ví dụ như Big 4) đang tập trung nguồn lực lớn để phát triển công nghệ thì điều này sẽ trở thành rào cản cho các doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ vì các Big 4 sẽ kiểm soát thị trường nhiều hơn nữa (có thể là độc quyền) khi họ đạt được các tiến bộ công nghệ nhanh chóng.

Phần đông (khoảng hơn 1/2) các KTV, doanh nghiệp kiểm toán đều cho rằng CMCN 4.0 đem đến thách thức lớn và sâu sắc trong tương lai về các loại hình dịch vụ, phương pháp và cách thức cung cấp dịch vụ, sự cạnh tranh trong ngành nghề. Trong khi đó vẫn còn gần 50% KTV, doanh nghiệp kiểm toán còn cho rằng là đây là câu chuyện bình thường, thậm chí từ 1%-15% cho rằng CMCN 4.0 rất ít, thậm chí không đem đến thách thức gì đối với ngành nghề kế toán, tài chính, kiểm toán.

Về mức độ triển khai của các KTV, doanh nghiệp kiểm toán để thích nghi với CMCN 4.0, mặc dù các KTV, doanh nghiệp kiểm toán nhìn thấy các cơ hội và thách thức của CMCN 4.0 đối với ngành nghề. Tuy nhiên, hiện tại các KTV và doanh nghiệp kiểm toán chủ yếu chỉ đang dừng ở mức độ “tìm hiểu” (66%), một số KTV và doanh nghiệp kiểm toán thì “đã có kế hoạch” (12%), số ít các doanh nghiệp kiểm toán “đang triển khai” (5%), rất ít các doanh nghiệp kiểm toán “đã triển khai và áp dụng một phần” (3%), còn lại thì đến 14% các KTV và doanh nghiệp kiểm toán “chưa làm gì” để thích nghi và ứng phó với sự phát triển của CMCN 4.0. Do vậy, có thể nói rằng các KTV và doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam hiện nay còn đang thờ ơ và chỉ mới bắt đầu tìm hiểu ứng dụng các vấn đề về trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, máy học, blockchain vào trong ngành nghề của mình.

Doanh nghiệp làm gì để thích nghi

nhieu doanh nghiep kiem toan dang diec khong so sung
Các doanh nghiệp kiểm toán mong muốn được hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật trong việc phát triển ứng dụng kiểm toán, kế toán…

Để thích nghi với CMCN 4.0, các KTV và doanh nghiệp kiểm toán đang “quan tâm” đến các giải pháp trong đó lớn nhất là xây dựng và ứng dụng các công cụ hỗ trợ, đặc biệt là công cụ phân tích dữ liệu (82%), và thiết lập môi trường làm việc ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp với (79%)...

Để có thể nắm vững và tận dụng được cơ hội từ CMCN 4.0 thì các KTV và doanh nghiệp kiểm toán nên nhận thức rằng họ cần có sự nhận thức tốt về CMCN 4.0 và sẵn sàng tìm kiếm những cơ hội mà nó mang lại. Đồng thời, các kế toán viên, KTV, chuyên gia tài chính vận hành trong cuộc CMCN 4.0 cần phải nhận thức rằng họ đang thiếu kiểm soát về các dữ liệu kế toán hơn trước kia. Các kế toán viên, KTV, chuyên gia tài chính đang trở thành các chuyên gia tư vấn ở các mảng đan xen lẫn nhau. Ví dụ, kế toán môi trường bị ảnh hưởng rất lớn bởi những thông tin vật chất cụ thể chủ yếu là nằm trong tay các kỹ sư. Nếu khả năng kết nối tăng nhanh hơn thì các thông tin kế toán sẽ không còn là dữ liệu của riêng các kế toán viên, kiểm toán viên và chuyên gia tài chính.

Về cơ bản các KTV, doanh nghiệp kiểm toán có mức độ “mong muốn lớn” và “sâu sắc, mạnh mẽ” nhận được hỗ trợ từ VACPA và Bộ Tài chính. Cụ thể, đó là được hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật trong việc phát triển ứng dụng kiểm toán, kế toán, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ công nghệ thông tin để phục vụ công việc...

Đối với các trường đại học, các yêu cầu xã hội hiện nay đang tạo áp lực lên việc thay đổi chương trình đào tạo theo hướng thực hành. Đồng thời, với sự thay đổi và tác động của CMCN 4.0 thì một lần nữa đặt thêm sức nặng yêu cầu thay đổi lớn giáo trình, phương pháp đào tạo. Cụ thể với hai chuyên ngành kế toán và kiểm toán trong các trường đại học, cần đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán theo hướng có các ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin để sinh viên có thể thích nghi với điều kiện và môi trường làm việc 4.0 khi ra trường. Các trường đại học có thể đầu tư vào công nghệ để sinh viên có thể thực hành để có kinh nghiệm thực tế trong các bối cảnh CMCN 4.0, có được các kiến thức về những tác động xã hội tiềm ẩn của hệ thống tự động hóa và hệ thống thông minh và cách thức giải quyết các vấn đề này.

Đặc biệt, các hội nghề nghiệp (như VACPA, ACCA) có thể phối hợp với các công ty và cơ sở đào tạo để tổ chức những khóa học phù hợp. Các khóa học có thể bao gồm những nội dung như mã hóa, quản lý thông tin ở những nền tảng chia sẻ được như điện toán đám mây và đánh giá những nhu cầu về kế toán theo thời gian thực của những các đối tượng khác nhau từ nhà quản trị doanh nghiêp, các cổ đông, người lao động, các cơ quan phi chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và các bên có lợi ích liên quan khác.

TS. Trần Khánh Lâm – Tổng Thư ký và các cán bộ chuyên môn Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

nhieu doanh nghiep kiem toan dang diec khong so sung Chống chuyển giá: Cần quy định rõ hơn về kiểm toán bắt buộc
nhieu doanh nghiep kiem toan dang diec khong so sung Kiểm toán Nhà nước "soi" sai phạm, tham nhũng trong quản lý tài sản công tại TPHCM
nhieu doanh nghiep kiem toan dang diec khong so sung Kiểm toán Nhà nước “soi” nhiều dự án bất động sản

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,700 ▼100K 83,800 ▼300K
AVPL/SJC HCM 81,700 ▼100K 84,000 ▼100K
AVPL/SJC ĐN 81,700 ▼100K 84,000 ▼100K
Nguyên liệu 9999 - HN 74,600 ▼400K 75,800 ▼400K
Nguyên liệu 999 - HN 74,500 ▼400K 75,700 ▼400K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,700 ▼100K 83,800 ▼300K
Cập nhật: 16/04/2024 18:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 ▲100K 76.800 ▲200K
TPHCM - SJC 81.700 ▼100K 83.700 ▼400K
Hà Nội - PNJ 74.800 ▲100K 76.800 ▲200K
Hà Nội - SJC 81.700 ▼100K 83.700 ▼400K
Đà Nẵng - PNJ 74.800 ▲100K 76.800 ▲200K
Đà Nẵng - SJC 81.700 ▼100K 83.700 ▼400K
Miền Tây - PNJ 74.800 ▲100K 76.800 ▲200K
Miền Tây - SJC 81.700 ▼400K 83.700 ▼500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 ▲100K 76.800 ▲200K
Giá vàng nữ trang - SJC 81.700 ▼100K 83.700 ▼400K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800 ▲100K
Giá vàng nữ trang - SJC 81.700 ▼100K 83.700 ▼400K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800 ▲100K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 ▲100K 75.500 ▲100K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 ▲80K 56.780 ▲80K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 ▲60K 44.320 ▲60K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 ▲40K 31.560 ▲40K
Cập nhật: 16/04/2024 18:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,455 7,670
Trang sức 99.9 7,445 7,660
NL 99.99 7,450
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,430
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,520 7,700
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,520 7,700
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,520 7,700
Miếng SJC Thái Bình 8,170 ▼40K 8,380 ▼30K
Miếng SJC Nghệ An 8,170 ▼40K 8,380 ▼30K
Miếng SJC Hà Nội 8,170 ▼40K 8,380 ▼30K
Cập nhật: 16/04/2024 18:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,700 ▼400K 83,700 ▼400K
SJC 5c 81,700 ▼400K 83,720 ▼400K
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,700 ▼400K 83,730 ▼400K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74,700 ▲100K 76,600 ▲100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 74,700 ▲100K 76,700 ▲100K
Nữ Trang 99.99% 74,600 ▲100K 75,900 ▲100K
Nữ Trang 99% 73,149 ▲99K 75,149 ▲99K
Nữ Trang 68% 49,267 ▲68K 51,767 ▲68K
Nữ Trang 41.7% 29,303 ▲41K 31,803 ▲41K
Cập nhật: 16/04/2024 18:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,749.34 15,908.42 16,418.96
CAD 17,802.06 17,981.88 18,558.97
CHF 26,930.33 27,202.35 28,075.34
CNY 3,412.63 3,447.11 3,558.27
DKK - 3,520.85 3,655.72
EUR 26,070.32 26,333.66 27,500.10
GBP 30,532.92 30,841.34 31,831.11
HKD 3,138.80 3,170.50 3,272.25
INR - 301.01 313.05
JPY 158.47 160.07 167.73
KRW 15.60 17.33 18.90
KWD - 81,601.88 84,865.15
MYR - 5,211.05 5,324.76
NOK - 2,251.43 2,347.05
RUB - 256.70 284.17
SAR - 6,704.80 6,972.92
SEK - 2,263.23 2,359.35
SGD 17,996.27 18,178.05 18,761.43
THB 604.42 671.58 697.30
USD 24,978.00 25,008.00 25,348.00
Cập nhật: 16/04/2024 18:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,891 15,911 16,511
CAD 18,012 18,022 18,722
CHF 27,174 27,194 28,144
CNY - 3,423 3,563
DKK - 3,511 3,681
EUR #26,005 26,215 27,505
GBP 30,905 30,915 32,085
HKD 3,099 3,109 3,304
JPY 159.4 159.55 169.1
KRW 15.94 16.14 19.94
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,218 2,338
NZD 14,610 14,620 15,200
SEK - 2,233 2,368
SGD 17,967 17,977 18,777
THB 636.91 676.91 704.91
USD #25,015 25,015 25,348
Cập nhật: 16/04/2024 18:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,030.00 25,048.00 25,348.00
EUR 26,214.00 26,319.00 27,471.00
GBP 30,655.00 30,840.00 31,767.00
HKD 3,156.00 3,169.00 3,269.00
CHF 27,071.00 27,180.00 27,992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15,862.00 15,926.00 16,400.00
SGD 18,109.00 18,182.00 18,699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17,920.00 17,992.00 18,500.00
NZD 14,570.00 15,049.00
KRW 17.26 18.81
Cập nhật: 16/04/2024 18:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25080 25130 25330
AUD 16020 16070 16482
CAD 18121 18171 18573
CHF 27468 27518 27930
CNY 0 3457.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26597 26647 27150
GBP 31246 31296 31763
HKD 0 3115 0
JPY 161.58 162.08 166.64
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 18.4 0
LAK 0 1.0323 0
MYR 0 5400 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14680 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18372 18372 18728
THB 0 649.6 0
TWD 0 777 0
XAU 8150000 8150000 8320000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 16/04/2024 18:00