Người "vô hình" ở Hà Nội, sống 30 năm chưa từng được… khai sinh
![]() |
Anh Lê Quốc Dũng cảm thấy mình như một người sống ngoài lề xã hội vì chưa có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào. |
Người "sống ngoài lề xã hội"
Đó là trường hợp của người đàn ông có tên thường gọi là Lê Quốc Dũng (hiện ở phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).
Kể từ khi trưởng thành cho đến thời điểm hiện tại, để có thể làm những công việc phù hợp với bản thân, Dũng phải phụ thuộc vào sự thương cảm, tin tưởng của người khác. Bởi lẽ, dù hoàn toàn khỏe mạnh và bình thường nhưng bản thân Dũng không có bất cứ một giấy tờ tùy thân nào.
"Tôi là trẻ bị bỏ rơi trên phố Cửa Bắc, phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) vào ngày 17/11/1991 khi vừa được 1 ngày tuổi. Sau đó, tôi được gia đình bà K.T.M. đưa về nuôi dưỡng nhưng ở thời điểm đó, tôi không được làm giấy khai sinh" - Dũng kể lại.
Theo lời người đàn ông này, trong suốt mấy chục năm sống ở nhà bà M., bản thân chỉ được đi học dự thính hết lớp 5. Sau khi bà M. mất, năm 2014, anh rời đi và không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào.
Năm 20 tuổi, Dũng bắt đầu hiểu giấy tờ tùy thân quan trọng như thế nào trong cuộc sống. Không giấy khai sinh, không hộ khẩu, không chứng minh thư nhân dân…, chẳng có bất cứ công ty, tổ chức nào dám nhận Dũng vào làm việc.
Mãi cho đến lúc đã 25 tuổi, Dũng mới có được một công việc, làm ra tiền để nuôi sống bản thân. Lúc này, một người đàn ông làm trưởng ban bảo vệ tòa chung cư thấy thương cảm cho hoàn cảnh bi đát của Dũng đã nhận anh vào làm việc.
"Ở hoàn cảnh như thế này, tôi cảm thấy rất buồn. Không biết tương lai mình sẽ thế nào? Công việc hiện tại cũng bấp bênh với mức thu nhập 3 triệu đồng/1 tháng. Nhiều lúc tôi thấy cuộc sống của mình rất cùng quẫn. Không có giấy tờ về nhân thân khiến tôi cảm thấy mình như một người đang sống bên ngoài lề xã hội" - Dũng trải lòng.
![]() |
Nhiều năm qua, Dũng đã liên hệ các cơ quan để được cấp giấy tờ tùy thân nhưng không có kết quả. |
Khác gì người "vô hình"?
Chia sẻ về hành trình tự khai sinh cho chính mình, Dũng cho biết, trong 6 năm qua (2014 - 2020), bản thân luôn tìm mọi cách, gặp nhiều cơ quan chức năng để xin cấp giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên, mọi thứ đều không có kết quả.
Theo thông báo của UBND phường Trúc Bạch, trong sổ gốc đăng ký khai sinh từ ngày 1/1 đến 31/12/1991 không có trường hợp nào tên là Lê Quốc Dũng, sinh năm 1991 ở Cửa Bắc (phường Trúc Bạch).
Bên cạnh đó, vào cuối tháng 12/2020, UBND phường Bồ Đề ra thông báo cho biết, sau khi thẩm tra, thẩm định, xác minh và đối chiếu các quy định, cơ quan này không xác định được nguồn gốc sinh ra và lớn lên của Dũng. Vì vậy, hồ sơ đề nghị đăng ký khai sinh của Dũng không đủ điều kiện để giải quyết.
Đón nhận thông tin này, Dũng cảm thấy buồn bã, chán nản. Đã có lúc, Dũng muốn buông xuôi việc làm giấy tờ tùy thân, muốn phó mặc số phận.
"Nỗi khổ tâm về việc là một con người bình thường nhưng không có giấy tờ tùy thân thì nhiều lắm. Việc không làm được giấy khai sinh giống như mình chưa từng sinh ra thì khi mất đi khác gì một người vô hình" - Dũng tâm sự.
Với khát khao được sống như một công dân bình thường, Dũng cho biết vừa có đơn xin giúp đỡ được cấp giấy tờ tùy thân gửi Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp và UBND thành phố Hà Nội.
"Tôi không biết kết quả sẽ thế nào và mong ước được khai sinh có thành sự thật hay không. Chỉ mong các cơ quan có thẩm quyền cao hơn quan tâm, có hướng giải quyết để tôi thực sự trở thành một con người trong xã hội này" - Dũng kỳ vọng vào tương lai phía trước.
Theo Dân trí
-
Hà Nội sẽ giảm hơn 200.000 dân ở 4 quận nội thành
-
Từ vụ tai nạn tại chung cư số 60B Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân: Cảnh báo an toàn nhà chung cư
-
Cần hệ thống camera bao quát giao thông toàn thành phố
-
Giải bài toán thiếu bãi đỗ xe: Sớm cởi trói trong thực hiện quy hoạch
-
Hà Nội: Vi phạm phòng, chống dịch Covid-19, hàng trăm trường hợp bị xử phạt
-
Hà Nội đã xét nghiệm cho 34.600 người về từ Hải Dương và các vùng dịch khác âm tính với SARS-CoV-2
- Doanh nghiệp có yếu tố dịch tễ phải dừng ngay hoạt động sản xuất
- Xây dựng bãi đỗ xe theo quy hoạch: Cần thêm cơ chế đặc thù
- Nông dân gấp rút "vét" rau củ thu hồi vốn sau khi TP Chí Linh gỡ phong tỏa
- Nhân viên đường sắt trả lại hơn 30 triệu đồng cho người đánh rơi
- Nam giới và trẻ em trai tham gia thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực giới
- Bệnh nhân ung thư có tiêm được vắc xin Covid-19 không?
-
Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen người cứu cháu bé ngã từ tầng 12
-
Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ – Điểm sáng của ngành y tế khu vực Trung du miền núi phía Bắc
-
Dự kiến có thêm 3 tỉnh là thành phố trực thuộc Trung ương
-
"Người hùng" đỡ bé gái rơi từ tầng 12A: "Cả đêm qua tôi không ngủ được"
-
Cháu bé rơi từ tầng 12A: Lan can cao 1,5m, không hiểu sao bé trèo được