Ngành học nào “hot” trong mùa tuyển sinh 2018?

10:10 | 31/03/2018

1,943 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong mùa tuyển sinh 2018, thí sinh đã và đang thay đổi dần xu hướng lựa chọn ngành học nhằm bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.  

Logistics

Năm 2018 là năm đầu tiên trường Đại học (ĐH) Ngoại thương tuyển sinh ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế với 100 chỉ tiêu.

Trường cũng công bố phương án tuyển sinh 2018. Có hai điểm mới đáng chú ý trong phương án tuyển sinh của trường, đó là tuyển sinh bằng hai phương thức: xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển kết hợp.

Ngoài ĐH Ngoại thương, ĐH Công nghệ giao thông vận tải hiện đang đào tạo ngành Logistics và Vận tải đa phương thức. Lãnh đạo nhà trường cho biết ngành này hiện đang không có sinh viên để cung cấp cho các công ty của Nhật Bản và các công ty quốc tế.

nganh hoc nao hot trong mua tuyen sinh 2018
Thí sinh tham gia tuyển sinh đại học

Công nghệ thông tin

Theo dự báo của Vietnamworks, trong năm 2017 và 2018 có gần 80.000 nhân lực CNTT sẽ ra trường nhưng so với nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực ngành này.

ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, năm nay trường sẽ tăng chỉ tiêu ngành CNTT lên khoảng vài trăm. Đặc biệt là các chuyên ngành CNTT đang hot như an toàn thông tin – an ninh mạng, truyền thông dữ liệu và mạng máy tính, khoa học máy tính...

Actuary (Actuarial Science - Định phí bảo hiểm - Thẩm Định rủi ro)

Năm 2018, ĐH Kinh tế Quốc dân mở ngành học này hướng đến việc cung cấp nhân lực chất lượng cao cho thị trường tài chính - ngân hàng - bảo hiểm Việt Nam và Đông Nam Á. Đây cũng là ngành học mới nhất trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Công việc của các chuyên gia Actuary thực hiện bao gồm: lập kế hoạch và định phí bảo hiểm, theo dõi khả năng sinh lời, tính toán đảm bảo nguồn dự phòng an toàn cho công ty bảo hiểm, tham mưu chiến lược, tư vấn đầu tư tài chính…

Các chuyên gia Actuary giữ vai trò quan trọng trong các công ty Bảo hiểm - Tài chính - Ngân hàng. Chính vì thế, Actuary cũng là một trong những ngành khát nhân lực, có lương cao trên thế giới và Việt Nam.

Tài chính - Ngân hàng, Kế toán

Theo Tổng cục Thống kê, khối ngành kinh tế chiếm 40% tổng nhu cầu tuyển dụng trong năm 2017. Vượt qua giai đoạn “đóng băng”, tài chính ngân hàng vẫn là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng hàng đầu Việt Nam những năm gần đây.

Theo số liệu của Trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, trong giai đoạn 2016-2025, chỉ tính riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ cần thêm gần 200.000 chỉ tiêu làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm… hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm với chế độ đãi ngộ hấp dẫn.

Danh mục 37 ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu do Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội công bố

Lĩnh vực Nghệ thuật:

- Nhóm ngành Mỹ thuật trình độ trung cấp (TC) có nghề Kỹ thuật điêu khắc gỗ, Điêu khắc; trình độ cao đẳng (CĐ) có ngành Kỹ thuật điêu khắc gỗ.

- Nhóm ngành Nghệ thuật trình diễn trình độ TC có nghề Nghệ thuật biểu diễn ca kịch Huế, Nghệ thuật biểu diễn dân ca, Nghệ thuật biểu diễn chèo, Nghệ thuật biểu diễn tuồng, Nghệ thuật biểu diễn cải lương, Nghệ thuật biểu diễn múa dân gia dân tộc, Nghệ thuật biểu diễn dân ca quan họ, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Đờn ca nhạc tài tử Nam Bộ, Nhạc công kịch hát dân tộc, Nhạc công truyền thống Huế; trình độ TC có nghề Diễn viên múa, Biên đạo múa.

- Nhóm ngành Mỹ thuật ứng dụng trình độ TC và CĐ đều có nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai.

Lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật

- Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí có nghề Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển (trình độ TC và CĐ).

- Nhóm ngành Công nghệ sản xuất, trình độ TC và CĐ có nghề Công nghệ sản xuất sản phẩm từ cao su, Chế biến mủ cao su.

- Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa, trình độ TC có nghề Công nghệ kỹ thuật địa chất.

- Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật mỏ, trình độ TC có nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên; trình độ CĐ có nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, Khoan đào đường hầm.

Lĩnh vực Kỹ thuật

- Nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật, trình độ TC có nghề Gia công và lắp dựng kết cấu thép; Rèn, dập; Sửa chữa vận hành tàu cuốc; Vận hành máy đóng cọc và khoan cọc nhồi. Cùng nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật, trình độ CĐ có nghề Gia công và lắp dựng kết cấu thép.

- Nhóm ngành Kỹ thuật hoá học, vật liệu, luyện kim và môi trường, trình độ TC và CĐ đều có nghề Xử lý nước thải công nghiệp; Cấp, thoát nước.

Lĩnh vực Kiến trúc và xây dựng

Nhóm ngành Xây dựng, trình độ TC có 4 nghề: Xây dựng cầu đường, Cốp pha - giàn giáo, Cốt thép - hàn, Nề - hoàn thiện.

Lĩnh vực Nông - lâm nghiệp và thủy sản

Ngành Lâm nghiệp trình độ TC và CĐ có nghề Kiểm lâm; ngành Thủy sản có nghề Kiểm ngư.

Lĩnh vực Môi trường và bảo vệ môi trường

Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường có nghề Bảo vệ môi trường công nghiệp, Xử lý rác thải.

Nhã Anh (tổng hợp)

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

(PetroTimes) - Đợt khảo sát tháng 3/2024, đoàn thám hiểm hang động Anh - Việt đã ghi nhận thêm 22 hang động mới và 3 hang động khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.