Ngân hàng thương mại nhà nước đang... khát vốn (bài 1)

12:21 | 13/06/2016

1,016 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành ngân hàng mà trọng tâm là các ngân hàng thương mại nhà nước đang đứng trước những áp lực, thách thức phát triển, mở rộng hệ thống… và đặc biệt là nâng cao năng lực tài chính rất lớn.
ngan hang thuong mai nha nuoc dang khat von bai 1
Khách hàng giao dịch tại BIDV.

Kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, thị trường tài chính - ngân hàng chính là công cụ điều hành nền kinh tế quan trọng bậc nhất của Chính phủ, là kênh huy động vốn cho các dự án, cho các chương trình, mục tiêu kinh tế và thực thi chính sách tiền tệ. Việc Việt Nam từ một trong những nước nghèo, khó khăn nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình (thu nhập bình quân đầu người từ dưới 100 USD tăng lên 2.100 USD năm 2015); tăng trưởng GDP thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới… vì thế có những đóng góp rất lớn của ngành ngân hàng.

Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thì trong 30 năm đổi mới, ngành Ngân hàng là một trong những ngành tiên phong trong công cuộc đổi mới, thực hiện tốt vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng. Đặc biệt trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính thế giới (2008 đến nay), vai trò ngành ngân hàng trong nền kinh tế càng được khẳng định. Trong từng thời kỳ, trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế, căn cứ định hướng mục tiêu điều hành của Chính Phủ, ngành Ngân hàng đã áp dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ để phục vụ các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước.

Đó là giai đoạn 2009-2010, khi nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra, ngành Ngân hàng đã áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt theo hướng nới lỏng, áp dụng quy định về trần lãi suất cho vay, thực hiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất...

Là giai đoạn 2011-2012, nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức mà điển hình là lạm phát tăng cao, hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, dự trữ ngoại hối mỏng, lãi suất cho vay cao (18-21%), thanh khoản trong hệ thống ngân hàng căng thẳng, nợ xấu tăng cao, thị trường vàng bất ổn, tỷ giá biến động… Trên tinh thần định hướng, chỉ đạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng trong giai đoạn này phát triển theo hướng chặt chẽ, thận trọng với những đặc điểm như tăng trưởng tín dụng được kiểm soát ở mức dưới 20%; chính sách tiền tệ thắt chặt với tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15%-16%; các loại lãi suất được điều chỉnh để bảo đảm kiềm chế lạm phát...

Đáng chú ý, từ giữa năm 2012 đến nay, khi kinh tế vĩ mô dần ổn định với mức tăng CPI giảm dần về mức kiểm soát nhưng tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn, sức cầu nền kinh tế giảm sút, hàng tồn kho cao, doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, ngành Ngân hàng đã đặt mục tiêu phát triển theo hướng linh hoạt ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng với một loạt các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Điển hình nhất là việc ngành ngân hàng quyết liệt trong thực hiện giảm mặt bằng lãi suất nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc thực hiện giảm lãi suất, ngành ngân hàng đã triển khai hiệu quả hàng loạt các chương trình, chính sách tín dụng góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Và sau 30 năm cùng đất nước đổi mới, hội nhập, hệ thống các ngân hàng thương mại hiện đã có những bước phát triển mạnh mẽ với quy mô không ngừng được mở rộng, trở thành kênh dẫn vốn chủ chốt trong nền kinh tế.

Trong thành công chung của ngành, khối Ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trò trọng yếu bằng việc đi đầu, dẫn dắt toàn ngành trong thực hiện chủ trương chính sách của Chính phủ và ngành. Đến cuối năm 2015, khối Ngân hàng thương mại nhà nước gồm 4 ngân hàng (Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank) chiếm 45% tổng tài sản, 50,2% tổng dư nợ tín dụng và 46,3% nguồn vốn huy động của toàn hệ thống tính. Trong giai đoạn 2011-2015, khối Ngân hàng thương mại nhà nước đã đóng góp chính vào tăng trưởng toàn ngành với mức tăng trưởng tổng tài sản bình quân ở mức 13,8%/năm cao hơn mức 10,3%/năm của toàn hệ thống, tăng trưởng tín dụng ở mức 17,1%/năm so với mức 13,5%/năm toàn ngành.

Đặc biệt, vai trò của các Ngân hàng thương mại nhà nước được thể hiện rõ nét trong giai đoạn tái cơ cấu các tổ chức tín dụng vừa qua. Theo đó, các Ngân hàng thương mại nhà nước không những hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân mà còn tích cực tham gia định hướng, dẫn dắt thị trường, đi đầu trong thực hiện các biện pháp chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Điển hình nhất có thể kể đến là đã tham gia tích cực, hiệu quả trong tái cơ cấu, tiếp quản, nhận sáp nhập các ngân hàng TMCP yếu kém; đề xuất, thực hiện và triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ và ngân hàng nhà nước; đi đầu trong thực hiện các chủ trương chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đặc biệt trong giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay và góp phần quyết định hình thành mặt bằng lãi suất trên thị trường theo đúng định hướng của ngành trong từng thời kỳ; Ngân hàng thương mại nhà nước là lực lượng chính trong phát triển các dự án, chương trình kinh tế lớn có vốn lan tỏa của đất nước…

Ngành Ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng như vậy đã có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế. Nhưng trong quá trình thực hiện vai trò là công cụ điều hành kinh tế của Đảng, Chính phủ, huy động vốn cho nền kinh tế, việc đảm bảo năng lực tài chính được thể hiện qua hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng thương mại nhà nước đã suy giảm nghiêm trọng. Và theo Trung tâm nghiên cứu BIDV, trong giai đoạn 2011 – 2015, tài sản có rủi ro của khối ngân hàng thương mại nhà nước tăng trưởng trung bình ở mức 19,4%/năm, cao hơn mức tăng 15,43%/năm của vốn tự có, dẫn đến CAR của khối giảm từ mức 10,8% năm 2011 xuống mức 9,4% hiện nay – gần chạm ngưỡng tối thiểu 9% theo quy định của NHNN, thấp hơn mức bình quân của ASEAN là 10,3% (đồng thời  tiêu chuẩn tính của Việt Nam thấp hơn).

Tình trạng vốn tự có tăng không đủ bù đắp mức tăng tài sản có rủi ro của khối ngân hàng thương mại nhà nước làm suy giảm CAR chủ yếu do 2 nguyên nhân: Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại nhà nước bị co do đi đầu trong  triển khai các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính Phủ (lãi suất cho vay thấp khoảng 7% trong khi lãi suất huy động theo giá thị trường 4-5%, đồng thời trung bình dư nợ các chương trình trong tổng dư nợ cũng ở mức cao như BIDV lên đến…) ; Trong giai đoạn ngành ngân hàng Việt Nam triển khai nhiều biện pháp để áp dụng các chuẩn mực thông lệ quốc tế theo Basel trong tính toán CAR nên vừa làm giảm tốc độ tăng Vốn tự có và vừa làm tăng tốc độ tăng tài sản có rủi to so với trước đây, từ đó tác động tiêu cực đến CAR.

Nhu cầu tăng vốn để đảm bảo hệ số CAR vì thế đang trở thành vấn đề cấp bách đối với các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng. Điều này theo Trung tâm nghiên cứu BIDV không chỉ là đòi hỏi của sự phát triển, mở rộng quy mô của các ngân hàng mà còn đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng của nền kinh tế, của cộng đồng doanh nghiệp...

Xét trong tổng thể hệ thống tài chính Việt Nam, tính đến hết năm 2015, khu vực ngân hàng đang chiếm tỷ trọng rất lớn với tổng tài sản chiếm tới 75% tổng tài sản hệ thống tài chính, trong đó, tổng dư nợ tín dụng hệ thống cung cấp cho nền kinh tế lên tới 4.656 nghìn tỷ, bằng 111% GDP. Với quy mô lớn như vậy, nguồn tín dụng ngân hàng đang đóng vai trò là kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế với tỷ trọng chiếm khoảng 40-45% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
ngan hang thuong mai nha nuoc dang khat von bai 1 “Bóng ma” tội phạm tài chính - ngân hàng (Kỳ cuối)
ngan hang thuong mai nha nuoc dang khat von bai 1 "Bóng ma" tội phạm tài chính - ngân hàng (Kỳ 2)
ngan hang thuong mai nha nuoc dang khat von bai 1 “Bóng ma” tội phạm tài chính - ngân hàng (Kỳ 1)

 

Minh Ngọc

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,000 84,000
AVPL/SJC HCM 82,000 84,000
AVPL/SJC ĐN 82,000 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 74,400 ▼400K 75,600 ▼300K
Nguyên liệu 999 - HN 74,300 ▼400K 75,500 ▼300K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,000 84,000
Cập nhật: 18/04/2024 16:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 76.800
TPHCM - SJC 82.100 84.100
Hà Nội - PNJ 74.800 76.800
Hà Nội - SJC 82.100 84.100
Đà Nẵng - PNJ 74.800 76.800
Đà Nẵng - SJC 82.100 84.100
Miền Tây - PNJ 74.800 76.800
Miền Tây - SJC 82.100 84.100
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 76.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.100 84.100
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.100 84.100
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 75.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 56.780
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 44.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 31.560
Cập nhật: 18/04/2024 16:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,435 ▼20K 7,650 ▼15K
Trang sức 99.9 7,425 ▼20K 7,640 ▼15K
NL 99.99 7,430 ▼20K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,410 ▼20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,500 ▼20K 7,680 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,500 ▼20K 7,680 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,500 ▼20K 7,680 ▼15K
Miếng SJC Thái Bình 8,210 ▼20K 8,400 ▼10K
Miếng SJC Nghệ An 8,210 ▼20K 8,400 ▼10K
Miếng SJC Hà Nội 8,210 ▼20K 8,400 ▼10K
Cập nhật: 18/04/2024 16:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,100 84,100
SJC 5c 82,100 84,120
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,100 84,130
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74,700 76,600
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 74,700 76,700
Nữ Trang 99.99% 74,600 75,900
Nữ Trang 99% 73,149 75,149
Nữ Trang 68% 49,267 51,767
Nữ Trang 41.7% 29,303 31,803
Cập nhật: 18/04/2024 16:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,802.74 15,962.37 16,474.59
CAD 17,830.93 18,011.04 18,589.00
CHF 27,037.08 27,310.18 28,186.55
CNY 3,419.83 3,454.37 3,565.76
DKK - 3,534.07 3,669.44
EUR 26,168.83 26,433.16 27,603.92
GBP 30,667.37 30,977.14 31,971.18
HKD 3,144.63 3,176.39 3,278.32
INR - 301.14 313.19
JPY 158.53 160.13 167.79
KRW 15.77 17.53 19.12
KWD - 81,790.33 85,060.87
MYR - 5,219.21 5,333.08
NOK - 2,258.10 2,353.99
RUB - 254.56 281.80
SAR - 6,718.10 6,986.74
SEK - 2,263.43 2,359.55
SGD 18,067.70 18,250.20 18,835.84
THB 606.11 673.46 699.26
USD 25,100.00 25,130.00 25,440.00
Cập nhật: 18/04/2024 16:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,077 16,097 16,697
CAD 18,174 18,184 18,884
CHF 27,453 27,473 28,423
CNY - 3,442 3,582
DKK - 3,548 3,718
EUR #26,284 26,494 27,784
GBP 31,148 31,158 32,328
HKD 3,117 3,127 3,322
JPY 160.55 160.7 170.25
KRW 16.3 16.5 20.3
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,231 2,351
NZD 14,813 14,823 15,403
SEK - 2,259 2,394
SGD 18,145 18,155 18,955
THB 638.65 678.65 706.65
USD #25,145 25,145 25,440
Cập nhật: 18/04/2024 16:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,100.00 25,120.00 25,440.00
EUR 26,325.00 26,431.00 27,607.00
GBP 30,757.00 30,943.00 31,897.00
HKD 3,164.00 3,177.00 3,280.00
CHF 27,183.00 27,292.00 28,129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15,911.00 15,975.00 16,463.00
SGD 18,186.00 18,259.00 18,792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17,956.00 18,028.00 18,551.00
NZD 14,666.00 15,158.00
KRW 17.43 19.02
Cập nhật: 18/04/2024 16:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25225 25275 25442
AUD 16138 16188 16591
CAD 18211 18261 18666
CHF 27736 27786 28199
CNY 0 3479.7 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26808 26858 27368
GBP 31508 31558 32018
HKD 0 3115 0
JPY 162.51 163.01 167.54
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.3 0
LAK 0 1.0372 0
MYR 0 5400 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14819 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18515 18515 18872
THB 0 651.3 0
TWD 0 777 0
XAU 8220000 8220000 8390000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 18/04/2024 16:45