Năm 2018: Thiên tai làm 218 người chết và mất tích

18:08 | 21/12/2018

112 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2018, mặc dù thiên tai không quá khốc liệt so với năm 2017 nhưng lũ, lũ quét, sạt lở đất… đã làm 218 người chết và mất tích, gây thiệt hại kinh tế 20 nghìn tỷ đồng.  
nam 2018 thien tai lam 218 nguoi chet va mat tichCông điện của Thủ tướng: Tập trung ứng phó với bão số 9 và mưa lũ
nam 2018 thien tai lam 218 nguoi chet va mat tichCảnh báo lũ và sạt lở đất ở vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
nam 2018 thien tai lam 218 nguoi chet va mat tichPV GAS ủng hộ 800 triệu đồng hỗ trợ nhân dân Yên Bái khắc phục lũ lụt

Đây là thống kê được công bố tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai năm 2019 của Tổng cục phòng chống thiên tai diễn ra sáng nay tại Hà Nội. Theo số liệu của Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), năm 2018, mặc dù thiên tai không khốc liệt như năm 2017 nhưng đã xảy ra trên khắp thế giới với cường độ và tần suất vượt nhiều mốc lịch sử, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, hủy hoại môi trường sinh thái.

nam 2018 thien tai lam 218 nguoi chet va mat tich
Thiên tai làm ngập lụt đường phố gây khó khăn cho người dân trong giao thông

Tại Việt Nam, thiên tai xảy ra liên tiếp trên các vùng miền cả nước với trên 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, 212 trận dông, lốc sét; 14 trận lũ quét, sạt lở đất, 9 đợt gió mạnh trên biển; lũ lớn tại thượng nguồn sông Cửu Long sau 7 năm kể từ 2011, triều cường vượt mốc lịch sử tại các tỉnh Nam Bộ, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển nghiêm trọng tại miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long,…gây thiệt hại về kinh tế, ước tính 20 nghìn tỷ đồng, làm 218 người chết và mất tích.

Bộ trưởng – Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, trong năm 2019, phải phối hợp với quốc tế để nâng cao công tác dự báo, cảnh báo, tiếp thu những tiến bộ của thế giới, không thể chủ quan trong công tác phòng chống thiên tai. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, khâu ứng phó, đặc biệt là ứng dụng phương châm “4 tại chỗ” cần làm rõ về các vấn đề lực lượng, khâu kịch bản, chuẩn bị,…để triển khai nhịp nhàng trong công tác phối hợp.

Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: Trong năm 2019 và những năm tiếp theo, với sự cố gắng, hy vọng chất lượng bản tin dự báo sẽ được nâng cao hơn và công tác phối hợp chặt chẽ hơn nhằm giảm thiểu thiệt hại về thiên tai.

Trước những ảnh hưởng của loại hình thiên tai này, theo ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai: Tổng cục đang xây dựng chương trình toàn diện cho phòng chống thiên tai ở khu vực miền núi phía Bắc, trong đó, có vấn đề phòng chống lũ, lũ quét, sạt lở đất, để từ đó đưa ra công tác dự báo, hướng dẫn người dân phòng chống đến phục vụ cho thông tin, truyền thông.

Nguyễn Hưng

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc