Mỹ ráo riết tăng xuất khẩu LNG

03:33 | 20/11/2018

489 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Công ty Cheniere Energy của Mỹ đã đưa một nhà máy khí thiên nhiên hóa lỏng mới (LNG) và bến cảng xuất khẩu LNG Corpus Christi vào hoạt động ở bang Texas.

LNG đã bắt đầu được sản xuất tại nhà máy Corpus Christi vào ngày 18/11/2018.

Cảng xuất khẩu LNG Corpus Christi nằm bên Vịnh Mexico, cụ thể là trên kênh La Quinta ở phía đông bắc của Vịnh Corpus Christi ở quận San Patricio, phía nam của bang Texas.

Cảng xuất khẩu LNG đã được đặt ở đây từ trước, nhưng kể từ khi có sự bùng nổ dầu và khí đá phiến ở Hoa Kỳ, Cheniere Energy đã xem xét việc thực hiện một dự án sản xuất LNG ngay tại khu vực này.

Cheniere Energy đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng (OIR) vào tháng 5 năm 2015, khi công ty công bố bắt đầu xây dựng 2 dây chuyền sản xuất đầu tiên.

Theo kế hoạch của dự án, sẽ có tổng cộng 5 dây chuyền sản xuất LNG công suất 4,5 triệu tấn/năm được xây dựng. Như vậy, tổng công suất của nhà máy sẽ là 22,5 triệu tấn/năm LNG.

Công ty cũng đang xem xét việc xây dựng thêm 7 dây chuyền khác với công suất 1,4 triệu tấn/năm, nhằm nâng tổng công suất dự án lên 32,3 triệu tấn/năm LNG.

Tổng số tiều đầu tư vào dự án lên đến khoảng 15 tỷ USD.

my rao riet tang xuat khau lng
Tàu chuyên dụng chở LNG Golar Tundra của Cheniere Energy

Hiện tại, công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm LNG từ 2 dây chuyền đầu tiên và một phần từ dây chuyền thứ 3.

Công ty PGNiG của Ba Lan gần đây đã trở thành người mua LNG dài hạn từ nhà máy LNG Corpus Christi.

Năm 2019-2022 PGNiG sẽ nhận được từ nhà máy 0,52 triệu tấn LNG, và trong 2023-2042 là 29 triệu tấn.

Tức là bắt đầu từ năm 2023, mỗi năm PGNiG sẽ nhận được khoảng 1,45 triệu tấn LNG từ nhà máy Corpus Christi.

Cheniere Energy đang chuẩn bị xuất khẩu lô LNG đầu tiên từ ​​cảng Corpus Christi LNG.

170 nghìn m3 LNG sẽ được tải lên tàu chở khí chuyên dụng Golar Tundra.

Rất có thể, đích đến của lô hàng LNG này sẽ là Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc.

Corpus Christi đã trở thành một trong 3 cảng xuất khẩu LNG lớn nhất của Hoa Kỳ.

Hơn nữa, Cheniere Energy là nhà điều hành của 2 cảng trong số đó – cảng Corpus Christi ở bang Texas và cảng Sabine Pass ở bang Louisiana.

Được biết, nhà máy LNG Sabine Pass hiện có 4 dây chuyền công suất 4,5 triệu tấn/năm LNG (tổng công suất 18 triệu tấn/năm), một dây chuyền khác có cùng công suất đang được xây dựng; có nghĩa tổng công suất của nhà máy LNG này cũng sẽ là 22,5 triệu tấn/năm.

Một dự án khác là Cove Point LNG với công suất 5,25 triệu tấn/năm đã được thực hiện bởi Dominion Energy ở bang Maryland.

Trong khi đó, trong vòng 2 năm, Mỹ có kế hoạch tăng thêm 6 cảng xuất khẩu LNG.

Tổng công suất thông qua của 9 nhà máy LNG xuất khẩu đang hoặc đã được xây dựng ở Mỹ là hơn 140 tỷ m3/năm.

Đây là một phần trong kế hoạch của Hoa Kỳ trở thành nước xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, năm 2017, Hoa Kỳ lần đầu tiên kể từ năm 1957 trở thành nước xuất khẩu khí đốt, trong khi trước đó đã phải nhập khẩu trung bình 11,3 triệu m3/ngày.

Các nhà chức trách Mỹ hiện đang xem xét hơn 20 dự án xuất khẩu LNG, việc triển khai các dự án này dự kiến ​​được thực hiện trong vòng 10 năm tới.

my rao riet tang xuat khau lngNga quyết liệt phát triển chiến lược xuất khẩu LNG
my rao riet tang xuat khau lngNga tăng xuất khẩu LNG đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương
my rao riet tang xuat khau lngMỹ mở rộng hoạt động xuất khẩu LNG
my rao riet tang xuat khau lngQatar tăng xuất khẩu LNG

Bá Thủy

RT