Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Một nhiệm kỳ vượt qua thách thức thành công

09:00 | 03/08/2020

43,195 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - 2015-2020 là giai đoạn Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Đảng bộ Tập đoàn) thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ II, đồng thời thực hiện Chiến lược phát triển Tập đoàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 theo tinh thần Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trước những nhiệm vụ hết sức quan trọng đó, lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, người lao động Tập đoàn đã không ngừng nỗ lực duy trì nhịp độ sản xuất kinh doanh, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế đất nước, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.    

Những đóng góp quan trọng

5 năm qua là giai đoạn cực kỳ khó khăn, có thể nói là khó khăn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), với việc giá dầu thô liên tiếp giảm sâu và giữ ở mức thấp; phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, sai phạm còn tồn tại trong giai đoạn trước từ các vụ việc, dự án yếu kém đã ảnh hưởng đến tư tưởng người lao động, uy tín và thương hiệu PVN; tình hình Biển Đông phức tạp, cạnh tranh thương mại, biến đổi khí hậu, khủng hoảng do dịch Covid-19... tác động trực tiếp đến mọi mặt hoạt động của PVN.

mot nhiem ky vuot qua thach thuc thanh cong

PVN khai thác an toàn, hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí

Trong bối cảnh đầy thách thức đó, tập thể cán bộ, đảng viên, người lao động dầu khí đã luôn cầu thị, đoàn kết, nỗ lực bền bỉ, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các nhóm chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tập đoàn lần thứ II đề ra; ngày càng hoàn chỉnh và hiện đại hóa chuỗi công nghệ dầu khí, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác đến phát triển công nghiệp khí - công nghiệp điện, chế biến và dịch vụ dầu khí; tiếp tục có đóng góp lớn và giữ vai trò quan trọng bảo đảm cân đối ngân sách Nhà nước. Các sản phẩm của PVN là dầu thô, xăng dầu, khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, điện, đạm... đóng vai trò chủ lực với tỷ trọng lớn, góp phần rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước và bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia.

Những năm gần đây, PVN luôn đóng góp khoảng 10% ngân sách Nhà nước. Giai đoạn 2015-2020, nộp ngân sách Nhà nước toàn PVN ước đạt 614,3 nghìn tỉ đồng; tổng sản lượng khai thác dầu khí ước đạt 150,3 triệu tấn quy dầu; sản xuất điện ước đạt 128,84 tỉ kWh; sản xuất đạm ước đạt 9,72 triệu tấn; sản xuất xăng dầu ước đạt 52,74 triệu tấn...

PVN đã khai thác hiệu quả các mỏ hiện có, phát triển và đưa các mỏ dầu khí vào khai thác hợp lý; cung cấp khí để sản xuất 31-33% sản lượng điện, đáp ứng 70-75% nhu cầu đạm, nhập khẩu và phân phối khí LPG và CNG cho hộ công nghiệp và các hộ tiêu thụ dân sinh trong cả nước; phát điện lên lưới bình quân 21 tỉ kWh/năm, chiếm khoảng 10-12% tổng sản lượng điện thương phẩm toàn quốc; phát triển hợp lý hệ thống phân phối xăng dầu (thị phần trên 14%, đứng thứ hai trong cả nước), góp phần bảo đảm lưu thông và bình ổn thị trường xăng dầu; tăng cường các giải pháp gia tăng dự trữ về dầu thô và sản phẩm xăng dầu để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia... Các doanh nghiệp dịch vụ dầu khí trong PVN ngày càng khẳng định năng lực, kinh nghiệm, có khả năng cạnh tranh để thực hiện các dịch vụ dầu khí chất lượng cao cho các nhà thầu dầu khí tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài và tham gia thực hiện các công trình quốc phòng trên biển.

mot nhiem ky vuot qua thach thuc thanh cong

Toàn cảnh GPP Cà Mau

Bước sang năm 2020, đại dịch Covid-19 hoành hành, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu giảm sút mạnh trên toàn cầu gây ra cuộc khủng hoảng giá dầu chưa từng có tiền lệ. Trong tình hình đó, PVN lại rơi vào cuộc khủng hoảng kép khi vừa phải ứng phó với dịch bệnh (dẫn đến đình trệ chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, nhu cầu thị trường thấp, thu hẹp) vừa phải ứng phó với tình trạng suy giảm đột biến của giá dầu thô tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Giai đoạn 2015-2020, nộp ngân sách Nhà nước toàn PVN ước đạt 614,3 nghìn tỉ đồng; tổng sản lượng khai thác dầu khí ước đạt 150,3 triệu tấn quy dầu; sản xuất điện ước đạt 128,84 tỉ kWh; sản xuất đạm ước đạt 9,72 triệu tấn; sản xuất xăng dầu ước đạt 52,74 triệu tấn...

Tuy nhiên, trong khó khăn, năng lực vượt khủng hoảng của PVN một lần nữa được khẳng định. Trên cơ sở đưa ra các kịch bản dự báo về Covid-19 và các phương án giá dầu, cùng với phương châm “Quản trị các biến động, tối ưu giá trị, đẩy mạnh tiêu thụ, nỗ lực vượt khó, nắm bắt cơ hội, an toàn về đích”, PVN đã chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ gói giải pháp cấp bách để ứng phó với tác động kép và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong đại dịch Covid-19, tất cả các hoạt động của PVN đều an toàn, các đơn vị, nhà máy đều hoạt động ổn định, giữ vững được nhịp độ sản xuất kinh doanh. Trong 6 tháng đầu năm 2020, PVN nộp ngân sách Nhà nước đạt 32 nghìn tỉ đồng, tránh được tình trạng thua lỗ như nhiều tập đoàn, công ty dầu khí khác trên thế giới.

Không chỉ khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia, PVN còn khẳng định những đóng góp quan trọng trong bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia trên Biển Đông. Với vị trí và những công trình đặc thù gắn liền với biển đảo, hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN đã góp phần quan trọng bảo vệ an ninh, an toàn trên biển đảo và các vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng trên biển.

mot nhiem ky vuot qua thach thuc thanh cong

Với vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn, các lĩnh vực khí, điện, đạm, xăng dầu của PVN góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia

Song hành cùng hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác an sinh xã hội (ASXH) luôn được PVN chú trọng. Trong khó khăn, những giá trị tốt đẹp đó chưa bao giờ bị phai nhòa. Các chương trình ASXH được PVN và các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc triển khai sâu rộng trên khắp mọi miền Tổ quốc, mang lại kết quả to lớn. Trong 5 năm qua, kinh phí thực hiện công tác ASXH toàn PVN tới hơn 1.828,5 tỉ đồng thông qua việc xây dựng những mái ấm tình thương, những ngôi nhà đại đoàn kết, những công trình y tế, giáo dục, văn hóa thể thao cộng đồng, cùng với các chương trình đền ơn đáp nghĩa, hướng về biển đảo, sẻ chia với những cảnh đời khó khăn, bất hạnh... Những khoản tài chính dành cho công tác ASXH rất ấn tượng nhưng cũng chưa thể nói lên hết được tâm huyết của người lao động dầu khí trong các hoạt động vì cộng đồng. Còn đó rất nhiều các hoạt động bảo vệ môi trường, kêu gọi sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, chống biến đổi khí hậu, rất nhiều những hoạt động thiện nguyện thầm lặng khác, đã ghi dấu ấn tốt đẹp về một doanh nghiệp trách nhiệm với cộng đồng, nơi tính nhân văn luôn được đề cao.

Những kết quả đạt được đó là minh chứng rõ nét nhất trong thực hiện mục tiêu chiến lược đề ra của PVN là giữ vững vai trò là ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời ghi nhận sự nỗ lực, đồng lòng, cống hiến hết sức mình của tập thể cán bộ, đảng viên, người lao động toàn PVN trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tập đoàn lần thứ II đề ra, thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2035”.

Nền tảng vững chắc, hướng tới tương lai

Không chỉ quan tâm tới những mục tiêu ngắn hạn, để chuẩn bị hành trang cho những chặng đường tiếp theo, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, ban lãnh đạo PVN luôn chú trọng, triển khai các giải pháp nhằm củng cố, tăng cường nội lực, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, phục vụ cho mục tiêu chiến lược lâu dài.

Trong 5 năm qua, kinh phí thực hiện công tác ASXH toàn PVN tới hơn 1.828,5 tỉ đồng thông qua việc xây dựng những mái ấm tình thương, những ngôi nhà đại đoàn kết, những công trình y tế, giáo dục, văn hóa thể thao cộng đồng, cùng với các chương trình đền ơn đáp nghĩa, hướng về biển đảo, sẻ chia với những cảnh đời khó khăn, bất hạnh...

Giai đoạn 2015-2020, PVN tiếp tục phát triển hệ thống quản trị tiên tiến, đáp ứng các yêu cầu theo thông lệ quốc tế, minh bạch trong hoạt động. Quản trị doanh nghiệp được xác định là một trong những khâu đột phá để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN. PVN đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, áp dụng triệt để các tính năng phần mềm quản lý; sửa đổi, hoàn chỉnh, hệ thống hóa một cách khoa học các quy chế, quy định quản trị nội bộ, tạo điều kiện cho các hoạt động được thông suốt, phù hợp với những thay đổi về kinh tế, pháp luật, xu hướng công nghệ và quản trị doanh nghiệp.

Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp theo Quy định 69-QĐ/TW được PVN thực hiện với quyết tâm chính trị cao, bước đầu đã sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm đầu mối, giảm biên chế; tăng cường phân cấp, nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị, cùng với cơ chế giám sát chặt chẽ.

Lấy con người là then chốt, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được PVN hết sức coi trọng. Trong những năm qua, PVN đã xây dựng được nguồn nhân lực có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý, có khả năng làm chủ khoa học công nghệ (KHCN) và có trình độ văn hóa cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. PVN đã xây dựng và phê duyệt Chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2035, với mục tiêu chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển bền vững của PVN.

mot nhiem ky vuot qua thach thuc thanh cong

Trong thời đại CMCN 4.0 và tầm ảnh hưởng sâu rộng của KHCN đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, PVN xác định không thể cạnh tranh nếu lạc hậu về KHCN, nên việc ứng dụng KHCN, các thành tựu của CMCN 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh được PVN chú trọng triển khai ở tất cả các lĩnh vực hoạt động và bước đầu mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Hằng năm, PVN luôn đầu tư kinh phí xứng đáng cho công tác nghiên cứu khoa học để thực hiện các đề tài, nhiệm vụ KHCN; nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu định hướng để phục vụ cho mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đó được xem là những giải pháp đột phá và cũng là sự chuẩn bị hết sức đúng đắn để tạo nền tảng vững chắc, duy trì sự ổn định, làm bệ phóng cho sự phát triển bền vững của PVN trong tương lai.

Nhìn lại giai đoạn 2015-2020, có thể thấy đây là chặng đường đánh dấu rất nhiều thăng trầm, biến đổi của ngành Dầu khí, những rủi ro, thách thức phải đối mặt ngày càng nhiều, trong khi những thuận lợi ít đi. Song, không vì những khó khăn, thất bại mà nản lòng, tập thể cán bộ, người lao động dầu khí đã kiên định, kiên trì với mục tiêu phát triển, luôn cầu thị, thẳng thắn nhìn vào những khuyết điểm, hạn chế, yếu kém, rút ra bài học kinh nghiệm để vươn lên, khẳng định bản lĩnh, ý chí, vững vàng chèo lái con tàu dầu khí vượt qua những cơn sóng dữ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, tiếp tục tạo dựng nền tảng vững chắc để tiến bước đi lên trong giai đoạn phát triển mới.

Lấy con người là then chốt, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được PVN hết sức coi trọng. Trong những năm qua, PVN đã xây dựng được nguồn nhân lực có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý, có khả năng làm chủ khoa học công nghệ và có trình độ văn hóa cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Kiên quyết và kịp thời là yếu tố quyết định thành công
Sẵn sàng cho ngày hội lớn
Mục tiêu lớn cần giải pháp đúng
Bản lĩnh vượt qua thử thách
[E-Magazine] Bí quyết vượt "khủng hoảng kép" của PVN
Chuyện vượt bão kép của Lọc hóa dầu Bình Sơn
Cải tổ, làm mới “con thuyền dầu khí”

Mai Phương

DMCA.com Protection Status