Lô và phân lô, việc đặt tên cho mỏ dầu khí trên Biển Đông, hợp đồng dầu khí Việt Nam và trên thế giới

07:49 | 18/11/2014

|
Để quản lý được hoạt động dầu khí (tìm kiếm thăm dò, khai thác…) triển khai trên biển cả mênh mông, trải rộng toàn thềm lục địa Việt Nam với diện tích khoảng 1triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền) thì phải phân chia thành các lô và mã hóa tên cho chúng.

1. Lô và phân lô

Để xây dựng một khu đô thị mới như Mỹ Đình, Yên Hòa, Nhân Chính (ở Hà Nội) hoặc Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm (ở TP Hồ Chí Minh)… trước hết người ta phải chia khu đất đó ra thành nhiều lô theo một ý tưởng quy hoạch. Kích thước diện tích của lô đất và hướng địa lý, phụ thuộc vào công năng sử dụng. Như vậy, việc phân chia diện tích một khu lớn thành những diện tích nhỏ hơn gọi là “phân lô hoặc chia lô”. Việc phân lô này là rất cần thiết, phục vụ thuận lợi cho công tác quản lý.

Tương tự như công tác xây dựng nói trên, để quản lý được hoạt động dầu khí (tìm kiếm thăm dò, khai thác…) triển khai trên biển cả mênh mông, trải rộng toàn thềm lục địa Việt Nam với diện tích khoảng 1triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền) thì phải phân chia thành các lô và mã hóa tên cho chúng. Vì vậy, Petrovietnam đã làm công việc phân chia thềm lục địa Việt Nam thành những lô nhỏ. Diện tích mỗi lô khoảng 4.000km2 - 6.000km2, giới hạn bởi các đường kinh tuyến và vĩ tuyến.

Hiện nay chúng ta mới hoạt động trên 160 lô của thềm lục địa. Sau khi phân lô, ta đặt tên cho chúng bằng cách đánh số thứ tự để mã hóa. Như vậy, ta có lần lượt lô số 01 đến lô 160. Mỗi lô mang tên số và tọa độ (kinh độ-vĩ độ) 4 góc của lô.

lo va phan lo viec dat ten cho mo dau khi tren bien dong hop dong dau khi viet nam va tren the gioi

Phân lô thềm lục địa phía Nam

Những nước mà hoạt động dầu khí tiến hành trên đất liền (đồng bằng, đồi núi hoặc sa mạc) người ta cũng phân lô dựa trên cùng một nguyên tắc là các lô bị giới hạn bởi các đường kinh tuyến và vĩ tuyến.

(Còn tiếp)

Ths kinh tế dầu khí, Ks: Đỗ Văn Hà