Liệu thị trường dầu lửa có ủng hộ Tổng thống Putin trong cuộc bỏ phiếu toàn quốc sắp tới

19:00 | 04/06/2020

|
(PetroTimes) - Trưng cầu dân ý toàn quốc về những thay đổi Hiến pháp của Nga sẽ được tổ chức vào ngày 1 tháng 7 tới. Vào ngày này người Nga sẽ bỏ phiếu sửa đổi hiến pháp, nếu được thông qua, hiến pháp mới sẽ cho phép Tổng thống Nga Putin có khả năng duy trì quyền lực cho đến năm 2036, Russia Today thông báo.    
lieu thi truong dau lua co ung ho tong thong putin trong cuoc bau cu toan quoc sap toiBản tin Dầu khí sáng 4/6: Ả Rập Xê Út và Nga đạt thỏa thuận sơ bộ cắt giảm sản lượng thêm 1 tháng
lieu thi truong dau lua co ung ho tong thong putin trong cuoc bau cu toan quoc sap toiTrung Quốc tăng cường mua dầu Urals của Nga bất chấp giá cao kỷ lục
lieu thi truong dau lua co ung ho tong thong putin trong cuoc bau cu toan quoc sap toi
Tổng thống Nga Putin

Thông báo được đưa ra trong bối cảnh nước Nga đang là điểm nóng coronavirus với số lượng ca lây nhiễm lớn thứ ba thế giới, gần 415.000 ca. Năng lượng, vốn là át chủ bài của Tổng thống Nga Putin trong suốt những năm qua, giúp ông đưa nước Nga trở lại vị thế của một cường quốc và giữ vững vị thế này dựa vào doanh thu xuất khẩu dầu và khí, đang lâm vào cuộc khủng hoảng chưa từng có từ trước tới nay.

Giá dầu lửa trên thị trường thế giới trong những ngày vừa qua đã giảm thê thảm vừa nhanh lại vừa nhiều như chưa từng thấy kể từ năm 1991 đến nay. Cùng lúc đó Nga rơi vào cuộc chiến giá dầu với Arab Saudi. Arab Saudi đã tăng khối lượng xuất khẩu dầu lửa và tăng mức chiết khấu giá bán dầu lửa là biện pháp hiện được Saudi Arabia quyết định áp dụng sau khi không đạt được thoả thuận với Nga. Saudi Arabia coi đấy là cú đòn hiểm nhằm vào Nga bởi giá dầu càng giảm thì nguồn thu của Nga bị ảnh hưởng càng thêm tiêu cực.

Sự phụ thuộc nặng nề của Kremlin vào xuất khẩu hydrocarbon đã làm suy yếu vị thế địa chính trị của Nga ở trên thế giới và ngay trong chính nước Nga. Mặc dù Nga tuyên bố có thể duy trì giá dầu ở mức 25 USD/ thùng trong 3 đến 5 năm, Chính phủ Nga đã phải đối mặt với thâm hụt ngân sách gia tăng vào năm 2020 trong khi các tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước đang chịu những tổn thất tài chính lớn.

Tháng Tư năm 2020 Nga đã phải nhượng bộ với OPEC +, giảm sản lượng dầu theo quyết định của OPEC, điều mà trước đó Nga cố gắng chống lại.

Trong nỗ lực tiếp tục kiểm soát thiệt hại thị trường năng lượng, trước sức ép của cấm vận Mỹ, Tập đoàn dầu lửa quốc gia Rosneft đã phải tuyên bố rút khỏi Venezuela, đồng minh chiến lược của Nga ở châu Mỹ và nơi Rosneft đã đầu tư khoảng 9 tỷ USD.

Châu Âu - thị trường truyền thống cốt lõi cho xuất khẩu dầu khí của Nga đang có chuyển biến sâu sắc trong bối cảnh dịch bệnh và khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, đặc biệt là Đức, đã áp dụng chiến lược hướng tới việc tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo thay thế nhiên liệu hydrocarbon truyền thống.

Giá gas ở châu Âu đang giảm nhanh do nhu cầu yếu, nguồn cung LNG từ Qatar lại tăng. Giá của hợp đồng giao ngay ngày 22 tháng 5 đã giảm xuống mức thấp lịch sử mới ở mức dưới 26,4 đô la trên 1000 mét khối (tcm), giảm 70% chỉ trong hai tháng.

Trong thập kỷ trước, nhiều quốc gia ở Tây Âu đã tăng đáng kể nhu cầu về khí đốt tự nhiên hóa lỏng khi nguồn cung của Hà Lan suy giảm. Hầu hết nhu cầu đó được đáp ứng bởi hàng nhập khẩu từ Qatar và Hoa Kỳ, với hai nước cung cấp gần một nửa tổng lượng nhập khẩu LNG của EU.

Trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu sụt giảm do dịch bệnh, Nga phải đương đầu với cạnh tranh sống còn. Saudi, Qatar và Mỹ chạy đua trong cuộc chiến giành thị trường châu Âu với Nga. Qatar Oil không những không cắt giảm xuất khẩu LNG sang châu Âu mà còn tiếp tục các dự án mở rộng North Field, dự kiến ​​sẽ nâng công suất sản xuất LNG của Qatar từ 77 triệu lên 110 triệu tấn mỗi năm vào năm 2025.

Hiệp hội lưu trữ khí châu Âu cho thấy rằng thường các kho trữ của châu Âu đã được lấp đầy vào cuối mùa hè và trống trong suốt mùa đông. Việc lấp đầy khí đốt trong các kho vào tháng Tư và tháng Năm vừa qua có thể khiến giá của các hợp đồng tương lai đối với khí bị ép giá, giống như giá dầu.

Sản xuất LNG của Mỹ đã được dự đoán tăng 30% cho năm nay, cùng với mức tăng thêm 18% cho năm 2021. Cơ quan Năng lượng Quốc tế trước đó cho rằng Hoa Kỳ sẽ tuyên bố danh hiệu của Nhà sản xuất LNG số một thế giới ngay sau năm 2022.

lieu thi truong dau lua co ung ho tong thong putin trong cuoc bau cu toan quoc sap toi
Sơ đồ đường ống Nord Stream 2

Đường ống Nord Stream 2, với công suất hàng năm là 55 tỷ mét khối (bcm), đang được xây dựng để vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga trực tiếp đến Đức. Nếu hoàn thành Nord Stream II không chỉ tăng khối lượng khí xuất khẩu từ Nga sang Châu Âu mà còn khiến các nước châu Âu ngày càng lệ thuộc vào Nga về năng lượng. Từ cuối năm 2019, Nord Stream II đã rơi vào cấm vận của Mỹ và không thể hoàn thành trước năm 2021.

Đường ống Nord Stream II của Gazprom gây nhiều tranh cãi bởi vi phạm các quy tắc giải quyết năng lượng của Liên minh châu Âu đòi hỏi các công ty điều hành riêng biệt để sản xuất, vận chuyển và phân phối năng lượng. Mặc dù phán quyết của cơ quan quản lý sẽ không ảnh hưởng đến việc xây dựng đường ống đang diễn ra, nhưng chắc chắn nó sẽ thêm vào những thách thức vận hành. Thêm vào đó, Hoa Kỳ bắt đầu soạn thảo một vòng trừng phạt khác đối với các công ty liên quan đến việc xây dựng đường ống Nord Stream.

Bức tranh tương lai của Tổng thống Putin đang sáng dần lên khi giá dầu hiện tại neo ở mức xấp xỉ $40 và dự kiến ​​sẽ tăng dần trong nửa cuối năm 2020 với sự phục hồi kinh tế trên toàn thế giới, kéo theo giá khí đốt tự nhiên mặc dù giá khí có thể đi theo chiều hướng khác.

Arab Saudi và Nga đã đi đến hòa hoãn sau cuộc chiến giá dầu và hiện đang thảo luận để mở rộng cắt giảm sản lượng vào tháng 8, tháng 9 và thậm chí tháng 10 mặc dù kế hoạch ban đầu sẽ bắt đầu giảm dần vào tháng Bảy. Sự sẵn sàng đàm phán của Putin chứng tỏ rằng việc cắt giảm nguồn cung 9,7 triệu thùng/ngày đã được thỏa thuận trong tháng 4 là không đủ để đưa giá lên đến mức cần thiết.

Tổng thống Nga Putin luôn có những bất ngờ, và thế giới đang chờ xem điều gì sẽ đến sau ngày 1 tháng Bảy lịch sử này.

Ngọc Linh

Theo: Russian Today và Forbes